Những nghịch lý và sai lầm về tài chính ai cũng mắc
Ai cũng có thể đi làm và kiếm ra tiền, đó là điều rất bình thường trong cuộc sống nhưng có bao giờ bạn thắc mắc là tại sao có người đi làm mãi vẫn nghèo, còn có người sau vài năm đã trở nên giàu có. Đã khi nào bạn tìm hiểu là tại sao lại như vậy?
Đừng lo, bài viết này sẽ trả lời giúp bạn, cố gắng đọc kỹ nhé, rất hay đấy.
- Nghịch lý thứ nhất: Ai cũng muốn giàu có nhưng không ai chịu học về tiền bạc
Nếu bây giờ chúng ta hỏi ngẫu nhiên 100 người bất kỳ rằng:
Bạn có muốn trở nên giàu có không?
Cá là 100 người sẽ có 99 người trả lời là rất muốn, 1 người còn lại thì giàu sẵn rồi nên không cần nữa hoặc bị khùng :D
Sau đó chúng ta lại hỏi tiếp:
Vậy bạn có chịu bỏ ra 10 năm khổ luyện để học về tài chính rồi sau đó nhất định sẽ trở nên giàu có hay không?
Nhiều người sẽ phân vân, đắn đo, và trả lời một cách mơ hồ, không rõ ràng, với họ 1, 2 tuần đã là quá lâu chứ nói gì đến mười năm.
Đây là một nghịch lý rất dễ nhìn thấy trong xã hội, hầu hết mọi người đều mong muốn trở nên giàu có nhưng có rất ít người chịu học về tiền bạc, về quản trị tài chính. Điều này chẳng khác nào một người tuy không biết lái xe nhưng cứ nằng nặc đòi làm tài xế vậy. Tôi nhớ có một câu nói thế này, không nhớ rõ tác giả là ai:
Vấn đề lớn nhất của con người là họ đều biết mình phải làm gì nhưng họ không làm.
Rất đúng, thực sự là rất đúng. Vấn đề của chúng ta không phải là chúng ta không biết mà là chúng ta biết nhưng không chịu làm. Vì sao, vì nó không mang lại cho chúng ta hiệu quả ngay tức thì, vì chúng ta không vượt qua được những cám dỗ của cuộc đời, hay sự lười biếng của chính mình. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình mà.
Việc học về tài chính không đảm bảo sẽ giúp bạn trở nên giàu có nhưng ít nhất cũng sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm ngớ ngẩn về tiền bạc mà bạn mắc phải rất thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, như những nghịch lý trong bài viết này chẳng hạn.
Hơn nữa bạn hãy nhìn qua danh sách những vị tỷ phú trên thế giới mà xem, có người nào có tài sản hàng tỷ đô lại chẳng biết gì về tài chính hay không? Thôi đừng mất công, vì chẳng có ai như vậy đâu.
Nếu bạn muốn trở nên giàu có thì lời khuyên tốt nhất là hãy bắt đầu học về tài chính ngay từ ngày hôm nay, làm sao bạn có thể kiếm được tiền khi mà ngay cả khái niệm tiền là gì bạn cũng không biết, và khi bạn kiếm được thì phải làm thế nào để giữ được và quản trị được nó.
Bạn biết thống kê về những người trúng sổ xố rồi đấy, phần lớn đều trở nên nghèo khó sau một vài năm, thậm chí là bất hạnh, họ có được rất nhiều tiền nhưng lại không biết cách giữ tiền, họ không biết cách quản lý số tiền rất lớn mà mình vừa nhận được như thế nào, cuối cùng họ bị đồng tiền huỷ hoại cuộc sống và mất đi rất nhiều thứ quý giá trong cuộc đời.
Ngày nay, bạn có thể tiếp cận rất nhiều thứ vô cùng dễ dàng, và kiến thức về tài chính cũng vậy. Bạn có thể tham gia các khoá học, đọc tài liệu trên internet hoặc tự mình mua sách về đọc, hãy tìm ra cách nào đó phù hợp với bạn chứ không nên bắt chước theo người khác, riêng với cá nhân tôi thì mua sách về tự đọc là tốt hơn cả.
- Nghịch lý thứ 2: Đợi có tiền rồi mới đầu tư
Khi tôi khuyên ai đó đầu tư thì câu đầu tiên mà họ nói, rất quen thuộc đó là: Tôi làm gì có tiền mà đầu tư.
Dù đã nghe điều này rất nhiều lần nhưng cá nhân tôi vẫn không hiểu được là tại sao mọi người lại có suy nghĩ đó, ai cũng cho rằng đầu tư thì phải cần đến nhiều tiền, ít tiền thì sao mà đầu tư được.
Tại sao lại như vậy? Do nền giáo dục của chúng ta, do văn hóa, xã hội hay do ai, thế lực nào đã tiêm nhiễm vào đầu chúng ta những suy nghĩ sai lầm đến mức ngớ ngẩn ấy, tôi cần một lời giải thích thỏa đáng.
Thực ra đầu tư không cần đến nhiều tiền, chỉ cần 100k cũng đầu tư cổ phiếu được rồi, chẳng nhẽ 100k cũng là nhiều? Vậy 50k thì sao, mua được hơn chục cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai rồi đấy nhé, vì thị giá tại thời điểm này chỉ là hơn 4 ngàn mà thôi - lúc tôi đang viết bài nhé.
Trong rất nhiều nghịch lý thì việc đợi có tiền rồi mới đầu tư có lẽ là sai lầm kinh điển nhất. Đợi đến khi tôi tiền, nhưng vấn đề khi ấy là khi nào? Và có tiền là có bao nhiêu, 100 triệu, 200 triệu hay 1 tỷ, 10 tỷ?
Việc bạn có tiền không hề đảm bảo bạn sẽ đầu tư thành công, và điều quan trọng là nếu không đầu tư thì bạn lấy đâu ra tiền?
- Nghịch lý thứ 3: Người giàu là xấu
Đây là quan điểm, một suy nghĩ vô cùng sai lầm. Thực ra người giàu là những người rất tốt, đúng hơn phải là rất rất tốt.
Xã hội phát triển mở ra rất nhiều cơ hội để bạn làm giàu, tôi không biết các bạn đã được tiếp xúc với người giàu nhiều chưa nhưng cá nhân tôi đang làm việc ở Hà Nội thì được tiếp xúc khá nhiều, và tôi nhận thấy người giàu thực sự là những người tốt, họ không xấu như xưa nay người ta vẫn nghĩ, mà các bạn nghĩ thôi chứ từ nhỏ tôi đã rất ngưỡng mộ và yêu mến những người giàu rồi, hihi.
Tất nhiên người giàu thì cũng có nhiều kiểu người khác nhau nhưng người giàu mà tôi muốn nói đến ở đây là những người trong sạch, họ làm giàu bằng chính khả năng của mình chứ không phải là do tham nhũng, hay phạm pháp, làm những việc thất đức hay trúng Vietlot gì đó đâu nhé, cái đó không tính.
Quan điểm người giàu là xấu đến từ nhiều nguyên nhân, một phần là do xã hội ngày trước phân chia giai cấp quá bất công, tầng lớp quan lại, địa chủ sở hữu phần lớn của cải trong thiên hạ, từ đó những câu chuyện cổ tích hay dân gian đều có xu hướng nói xấu người giàu, xây dựng hình ảnh người giàu là xấu xa, tham lam và độc ác.
Một nguyên nhân nữa cũng khá phổ biến đó là do sự ghen ghét và đố kỵ của con người, do thấy mình không tài giỏi và giàu có bằng nên sinh ra nói xấu, nói những điều không hay, không tốt về người giàu.
Bạn bè chơi với nhau tất nhiên không quá phân biệt chuyện giàu nghèo nhưng quả thật tôi thấy chơi với người giàu kiểu gì cũng lợi hơn so với người nghèo.
- Thứ nhất là về khoản tiền bạc họ rất sòng phẳng, hào phóng, chơi rất sướng, thì dĩ nhiên, họ giàu mà.
- Thứ hai, không phải ngẫu nhiên mà họ giàu, họ cũng phải làm việc bục mặt ra ấy chứ, giàu có nó không nằm ở tiền bạc hay hành động mà nó nằm ở tư duy. Bạn phải có tư duy triệu phú trước rồi sau đó bạn mới thành triệu phú được, Chơi với người giàu dĩ nhiên ta học được khá nhiều thứ, cả về chuyên môn lẫn tư duy về tiền bạc, lợi đủ đường còn gì.
- Thứ ba: Suy nghĩ tích cực, đó là điều mà tôi nhận thấy khi chơi cùng với những người giàu có. Còn người nghèo thì cái méo gì cũng sợ, cái méo gì cũng chê, cái méo gì cũng xấu, nói chung những người như vậy chỉ cần nhìn thấy thôi là tôi tránh xa cả ngàn cây số, đừng bao giờ bảo tôi chơi cùng.
Bạn có thể chơi với bất cứ ai bạn muốn, nhưng có câu: giàu vì bạn, sang vì vợ, bạn mà cứ chơi với người nghèo thì bạn khó mà có giàu được, thậm chí là không thể, trừ khi bạn giàu sẵn rồi thì tôi không nói.
Mà thường thì người giàu rồi đến lúc nào đó, họ cũng sẽ chơi với người giàu mà thôi, chẳng ở bên người bạn nghèo khó mãi được đâu.
- Nghịch lý thứ 4: Tiết kiệm thì mới giàu
Tiết kiệm là đức tính tốt, nó rất quan trọng và rất cần thiết nhưng phần lớn mọi người đang tiết kiệm sai cách, thậm chí chẳng hiểu tiết kiệm là gì. Thông thường theo như những gì tôi quan sát thì nó sẽ diễn ra như thế này:
Có hai người A và B. Người A thì mỗi tháng đều dành 2 triệu cho tiền ăn chơi mua sắm các thứ mình thích, không tiết kiệm gì hết. Người B thì cho rằng tiêu như vậy là quá lãng phí, mỗi tháng người B tiêu rất ít và để dành được 2 triệu, mục tiêu là để cuối năm mua một được chiếc điện thoại mới. Một năm sau, người A vẫn giữ thói quen chi tiêu như vậy và không mua được thứ gì mới cho bản thân mình, còn người B mua được chiếc điện thoại mà mình yêu thích với giá 24 triệu, vô cùng vui sướng và cho rằng mình thật thông minh, chứ đâu như người A, làm được bao nhiêu lại tiêu hết bấy nhiêu. Hãy thử dừng lại một chút, chúng ta sẽ cùng bàn luận xem ai mới là người thực sự thông minh trong chuyện này. Xét về mặt tiền bạc đơn thuần thì rõ ràng số tiền mà hai người mất đi đều như nhau, đều là 24 triệu sau 1 năm và rõ ràng đây không phải là một khoản đầu tư nên nó không mang về cho hai người đó bất cứ lợi nhuận nào sau đó. Còn về mặt tinh thần, người A được hưởng niềm vui mỗi tháng còn người B thì phải thắt lưng buộc bụng mỗi tháng để hưởng được niềm vui vào cuối năm, vậy ai mới là người hạnh phúc hơn, thật khó để so sánh được. Hai ví dụ trên là cách tiết kiệm tiêu biểu mà mọi người trong xã hội đang làm, nhưng đó thực sự có phải là tiết kiệm hay không? Đáng tiếc, đó lại là sai lầm lớn nhất mà mọi người thường hay mắc phải, tiết kiệm để rồi tiêu sạch.
Tôi xin khẳng định thêm một lần nữa đó không phải là tiết kiệm. Tiết kiệm là để cho tài sản tăng lên theo thời gian nhưng việc tăng lên đó có ý nghĩ gì khi mà đến cuối cùng chúng ta lại tiêu hết sạch số tiền đó, và phải chịu đựng việc sống nghèo khó trong một thời gian dài?
Tôi tự hỏi liệu điều này thực sự có xứng đáng hay không? Nếu đây là cách tiết kiệm thực sự đúng đắn thì tại sao người giàu vẫn luôn giàu, còn người nghèo thì vẫn luôn nghèo. Tôi không muốn đến năm 70 tuổi mới có thể trở nên giàu có, đến khi ấy giàu để làm gì, tôi có thể hưởng thụ được gì, tôi muốn mình trở nên giàu có sớm hơn, và nếu muốn làm được điều đó tôi buộc phải làm khác so với mọi người chính xác hơn phải là làm khác với cách mà người nghèo hay làm.
Tôi bắt đầu tìm kiếm và trong hàng trăm ngàn cách tiết kiệm tiền thì cách tiết kiệm tốt nhất mà tôi tìm được đó chính là kiếm tiền. Người giàu có sẽ tiết kiệm bằng cách đầu tư một khoản thu nhập mỗi tháng của họ một cách đều đặn trong nhiều năm cho đến khi tổng tài sản của họ tăng lên cao hơn so với mức chi tiêu hàng tháng. Để làm được điều này không dễ, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn trong nhiều năm và phải thật sư sáng suốt nữa, vì nếu ngu ngốc bạn có thể mất hết số tiền đã đầu tư.
Tiết kiệm thông thường chỉ làm cho số tiền chúng ta tăng lên một cách chậm rãi để rồi sau đó chúng ta tiêu sạch vào một tiêu sản nào đó, còn kiếm tiền sẽ giúp tài sản của bạn tăng lên hơn rất nhiều lần, và sau một thời gian, nó vẫn sẽ dư thừa sau khi mua những thứ bạn yêu thích, đó mới là cách tiết kiệm đúng đắn.
Dù muốn hay không bạn cũng phải thừa nhận một điều: Người giàu tiêu tiền rất nhiều nhưng họ vẫn ngày càng giàu có hơn, người nghèo dù có tiết kiệm đến thế nào chăng nữa cũng mãi không thể nào giàu lên được, cùng lắm thì cũng chỉ có thể gia nhập được tầng lớp trung lưu, nhưng khi đó thì cũng đã già con mẹ nó rồi, cái giá phải trả là quá lớn.
Chúng ta đang lãng phí quá nhiều thời gian cho việc tiết kiệm sai lầm, tại sao bạn không dành thời gian khoảng 10 đến 20p mỗi ngày thôi để học về đầu tư, ôi đầu tư dễ ơi là dễ luôn, tôi nói thật đấy, hay là bạn không muốn giàu, có thằng ngu mới tin điều đó thôi.
Bạn đừng cho rằng tôi là người không biết tiết kiệm, ngược lại tôi đặt việc tiết kiệm tiền, giữ tiền làm trung tâm trong mọi hành động đầu tư của mình, và tất nhiên tôi chọn cách tốt nhất để làm theo, đó chính là kiếm tiền.
Và bạn biết điều tuyệt vời nhất của điều này là gì không, đó là sau này số tiền của bạn sẽ tăng lên nhiều đến mức bạn tiêu xài xả láng mà vẫn không hết.
- Nghịch lý thứ 5: Cứ nghĩ đầu tư là sẽ có lãi
Nếu may mắn hơn, không bị mọi người từ chối bằng câu: Đợi có tiền tôi mới đầu tư thì tôi sẽ gặp phải những câu hỏi như thế này:
- Đầu tư cái đấy lãi có nhiều không, bao nhiêu một tháng? Mà đầu tư cái này có rủi ro không?
Cả hai câu hỏi trên đều là những câu hỏi ngớ ngẩn và tôi nghe xong là muốn điên con mẹ nó luôn.
- Thứ nhất tại sao mọi người lại cứ nghĩ là đầu tư thì sẽ có lãi? Dựa vào yếu tố nào mà mọi người lại có suy nghĩ như vậy?
- Thứ hai rủi ro là nguồn gốc của lợi nhuận, không có rủi ro thì lấy méo đâu ra lợi nhuận, đến là bực. Thật sự là lúc đó tôi chỉ muốn hét vào mặt mấy người cho bõ tức mà thôi.
Trong bất cứ trường hợp nào thì một thương vụ đầu tư sẽ luôn cho ra 3 kết quả đó là lỗ, hòa vốn và có lãi. Việc chúng ta nghĩ hay gán việc đầu tư có lãi chỉ là kỳ vọng của chúng ta mà thôi chứ không phải là sự thật, chúng ta phải biết phân biệt giữa kỳ vọng của bản thân với sự thật sẽ diễn ra.
Những nhà đầu tư nghiệp dư do mặc định đầu tư là sẽ có lãi nên họ thường không có kế hoạch gì cho việc thua lỗ, họ chỉ quan tâm đến lãi bao nhiêu mà thôi, chính vì điều này mà khi bị thua lỗ họ lúng túng, lo sợ, không biết phải làm sao, đến khi mất hết tiền thì lại đổ lỗi cho đủ thứ, chửi bới lung tung v à cho rằng đầu tư chả mang lại được giá trị gì, điều này thật ngớ ngẩn và nực cười.
Một tổ chức hay một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì tất nhiên sẽ khác, họ hiểu rằng thua lỗ là một phần của đầu tư, cũng giống như cái cái chết, nó không tách biệt mà là một phần của sự sống vậy. Khi quyết định đầu tư một thương vụ nào đó thì chúng ta luôn phải có phương án xử lý cho cả ba khả năng có thể xảy ra đó là:
- Nếu thua lỗ thì sao, nguyên nhân nào khiến chúng ta thua lỗ? Nếu là do nguyên nhân A thì chúng ta sẽ giữ nguyên, nếu là do nguyên nhân B thì sau khi lỗ 10% thì sẽ dừng lỗ. Nếu lỗ 30% thì bất kể nguyên nhân là gì cũng sẽ dừng lỗ. Liên tục đưa ra những giả định như vậy.
- Nếu hòa vốn thì sao, nếu có lãi thì sao, chúng ta đặt ra những giả định tương tự như trên để khi xảy ra đến, chúng ta cứ theo kế hoạch mà làm thôi, không cần lo lắng quá nhiều nữa.
Thua lỗ trong đầu tư được chia làm hai loại: Thua lỗ bị động và thua lỗ chủ động. Tại sao những công ty như Uber, Tiki, Grab, Shopee, Lazada, Vinfast thua lỗ cả ngàn tỷ mà người ta vẫn cứ đầu tư, vẫn cứ đốt tiền cho nó, chẳng nhẽ mấy ông đấy thừa tiền, rảnh rỗi quá nên thành ra ngớ ngẩn. Sự thật thì hoàn toàn trái ngược, họ đang chấp nhận thua một trận chiến, để sau này có thể thắng cả cuộc chiến. Thua lỗ chủ động là đại trí còn thua lỗ bị động là đại ngu, bạn hãy nhớ điều này nhé, không phải thua lỗ nào cũng giống nhau đâu.
Có câu Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, một kế hoạch được coi là hoàn hảo nhất vẫn có thể thất bại nhưng nếu không có kế hoạch thì thất bại là điều gần như chắc chắn. Người có tài trí là người biết đặt ra các giả định để khi nó xảy ra chúng ta có thể ứng phó kịp thời. Nếu chúng ta xem phim của Mỹ hay của phương Tây sẽ nhận thấy rằng câu hỏi quen thuộc của họ trước khi làm một việc gì đó là:
- What is your plan?
Tôi nghĩ, hơn người cũng là ở chỗ đấy.
- Nghịch lý thứ 6: Ngu nhưng lại cứ muốn giàu
Hay nói một cách dân dã là Ngu như lại cứ thích đánh đu với đời.
Nghịch lý ở Việt Nam mà rất nhiều thường hay mắc phải đó là ban đầu không biết gì nhưng vẫn cứ đầu tư, sau đó lỗ mẹ hết mới bắt đầu quay ra tìm hiểu là tại sao mình lỗ, mới đi học, tức là làm ngược lại quy trình thông thường.
Đúng ra phải là học hành cẩn thận rồi mới đi thi, đây thi trước rồi sau đó mới học, mà đi học còn đỡ chứ một số người lỗ xong thậm chí còn không chịu đi học, không chịu tìm hiểu là tại sao mình lỗ, chỉ đơn giản mình đen, sau đó lại đầu tư tiếp và kết quả là lai thua lỗ sml tiếp cho đến khi khánh kiệt.
Đầu tư và đánh bạc rất giống nhau, gọi nó là một cũng không sai. Tất cả các thị trường tài chính trên thế giới là sòng bạc, và mục đích duy nhất của nó là trạm trung chuyển tiền bạc từ túi của người này sang túi của người khác, không hơn cũng không kém.
Trong trò chơi tài chính, người thông minh chưa chắc đã thắng, người hiểu luật chơi mới là chiến thắng. Tôi biết rất nhiều người thông minh, cực kỳ thông minh nhưng khi đầu tư thì lại lỗ sml, tôi là một ví dụ điển hình. Vì sao? Vì không hiểu luật chơi, cứ nghĩ mình thông minh lắm, mình biết hết mọi thứ rồi nên chẳng cần quan tâm đến mấy thứ khác nữa, và kết quả thì sao, trắng tay luôn.
Nhưng không sao, thắng làm vui thua thì làm lại, điều quan trọng là bạn gan lỳ đến mức nào và hơn nữa, hãy bắt đầu học lại luật chơi, để chơi cho tốt và dành chiến thắng. Tôi xin khẳng định: Tất cả chiến thắng trong thị trường tài chính, dù bằng cách nào đi nữa cũng đều rất xứng đáng.
- Nghịch lý thứ 7: Coi thường tiền của mình
Tôi có tham gia một vài nhóm đầu tư trên Facebook, Quora và Telegram và tôi nhận thấy có một điểm chung là mọi người thường xuyên hỏi những câu thế này, cả tây lẫn ta nhé:
- Anh chị cho em hỏi, cổ phiếu abc này mua được không? Cổ phiếu này bán được chưa?
- Vàng giá này sell được chưa anh em
- Đồng coin nào là tốt nhất để đầu tư dài hạn?
- Mùa Altcoin đang đến phải không?
- .....vân vân
Chịu khó học hỏi là tốt, nó không sai nhưng hỏi thẳng mặt như vậy thì thật khó hiểu. Nếu mọi người bảo mã đấy ngon lắm, mua đi, bạn có mua không? Nếu mọi người bảo mã đấy không tốt đâu, bạn đừng mua, vậy là bạn sẽ không mua? Đấy là còn chưa kể đến các chuyên gia luôn đưa ra những lời khuyên đầy chân thành và thông thái, bạn sẽ nghe họ nói hay làm ngược lại. Ở đây có hai vấn đề mà tôi thắc mắc đó là:
- Thứ nhất: Điều gì khiến bạn nghĩ chuyên gia hay đám đông sẽ đúng? Bạn có dữ liệu hay thống kê nào cho chuyện này không? Sao không tự mình tìm hiểu mà cứ mở miệng ra là đi hỏi người khác vậy.
- Thứ hai: Tiền là tiền của bạn, phải làm bục mặt ra mới kiếm được, vậy thì tại sao lại đi mua/bán tài sản của mình theo lời khuyên hay mấy câu cửa miệng vu vơ của người khác? Bạn quá ngu dốt để học, quá lười hay mấy người kia quá tài giỏi? Bạn lỗ thì những người đó sẽ đền tiền cho bạn à? Nếu bạn lãi, bạn có cảm ơn người ta không? Họ có đòi tiền bạn không? Bạn thấy đấy, dù thế nào thì người chịu trách nhiệm duy nhất cho tiền bạc trong túi của bạn chính là bạn, chứ không phải ông hàng xóm, hay ông chuyên gia nào đó. Tôi xin hỏi bạn câu này: Nếu bạn không coi trọng tiền của mình, thì ai sẽ coi trọng nó giúp bạn đây?
Hãy học hỏi và đưa ra nhận định của riêng mình, hãy có trách nhiệm với đồng tiền của mình. Có thể tham khảo nhưng đừng tin điều đó đúng 100%, đừng tin bất cứ ai, đó là kinh nghiệm của cá nhân tôi sau một thời gian đầu tư, mọi người hiểu ý tôi chứ, ngay cả tôi cũng vậy, đừng tin, còn nếu tin, mang tiền đây tôi đầu tư cho, nếu không có lãi cứ chặt đầu tôi ném xuống sông Hồng, tôi tự nguyện.
(nói nhỏ: gửi tiền ngân hàng, mua trái phiếu chính phủ là auto có lãi thôi mà, khó đé.o gì đâu =)))))
- Nghịch lý thứ 8: Tiền này khác với tiền kia
Tôi biết có nhiều người thường có thói quen phân chia tiền bạc thành nhiều khoản khác nhau, kiểu như tiền làm nhà, tiền mua xe, tiền đi học và các khoản này không được vi phạm lẫn nhau. Ví dụ bạn có một khoản tiền để dành đi học gửi ngân hàng, nhưng hiện tại bạn đang muốn mua một chiếc điện thoại mới và bạn quyết định đi vay để có tiền mua điện thoại chứ nhất quyết không chịu rút số tiền trong ngân hàng ra, vì bạn sợ rằng rút ra thì lại tiêu hết.
Đứng trên góc độ tài chính thì điều này thật sự rất ngớ ngẩn, và khó hiểu nữa. Đừng bao giờ làm như vậy, hãy rút tiền trong ngân hàng ra để mua điện thoại mới đi sau đó lại gửi tiền vào đó mỗi tháng, đó mới là thực sự là thông minh về tài chính.
Thêm một ví dụ nữa đó là có hai người A và B cùng mua cổ phiếu của một công ty với giá 1$, hai người mua 10.000 cổ phiếu, tức là bỏ ra 10.000$. Sau một thời gian, cổ phiếu đó bắt đầu tăng giá, và khi lên đến 2$ thì người A bán, thu về 20.000$, lợi nhuận là 10.000$.
Người B nghĩ rằng nó sẽ còn tiếp tục tăng giá lên không bán, thế nhưng một thời gian sau đó cổ phiếu này giảm giá xuống còn 1,7$ và người B quyết định bán, thu về 17.000$.
Lúc này có hai trường hợp xảy ra, nhiều người sẽ nghĩ người B lãi được 7000$ nhưng riêng cá nhân tôi thì tôi cho rằng người B đã bị lỗ 3000$ và đó mới là cái nhìn đúng đắn trong tài chính.
Nếu điều này vẫn chưa thuyết phục bạn thì chúng ta hãy thử nhìn theo cách khác xem sao nhé. Tại thời điểm giá cổ phiếu đang ở mức 2$ thì chúng ta đều đồng ý rằng, người B đang có 20.000$, điều này là hoàn toàn chính xác đúng không nào. Giả sử người B bán cổ phiếu và nhận được 20.000$ tiền mặt, tuy nhiên trên đường về nhà, anh ta do sơ suất nên bị rơi mất 3000$, trong trường hợp này thì có lẽ rất nhiều người sẽ nghĩ về số tiền 3000$ bị mất, sẽ tiếc nuối vô cùng và ước là giá như là mình cẩn thận hơn.
Trong hai trường hợp, số tiền bị mất là như nhau, đều là 3000$ nhưng ở trường hợp thứ 2 thì cảm giác nuối tiếc là cao hơn rất nhiều, tại sao lại như vậy. Bạn có thể đọc cuốn Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính của tác giả để biết thêm. Điều tôi muốn nói ở đây là số tiền bạn đang nắm giữ dù nó đang ở dạng nào đi chăng nữa thì cũng đều là tiền, chúng hoàn toàn giống nhau chứ không hề có sự khác biệt. Nhiều người khi thấy tài sản của các vị tỷ phú được tính bằng giá cố phiếu mà họ đang nắm giữ thì lập tức thốt lên một câu rất hồn nhiên: Toàn là cổ phiếu chứ có gì đâu. À thì với họ chắc là 100 triệu tiền mặt được cầm tận tay đáng giá hơn vài tỷ cổ phiếu, có lẽ họ nghĩ vậy, thật nực cười đúng không nào! Nếu bạn còn tư tưởng này trong đầu thì hãy thay đổi ngay lập tức, nó sẽ khiến bạn kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều đấy, tin tôi đi, tôi đã kiểm chứng điều này rồi.
- Nghịch lý thứ 9: Những đồng tiền trên giấy
Sau nhiều năm quan sát tôi thấy mọi người thường hay có thói quen tính toán các khoản tiền trên giấy, khoản tiền tương lai, khoản tiền trên trời hay tiền thiên hạ mà quên mất tính tiền trong túi của mình. Kiểu như:
- Năm nay làm mỗi tháng chục triệu thì cuối năm dành ra được cả mấy chục
- Nhà anh có lô đất vài tỷ, anh đầy tiên
- Sắp tới chị mở quán, đảm bảo lãi to, em cứ cho chị vay
- Thằng Hùng nó nợ tao 30 triệu, khi nào nó trả tao đưa lại cho mày, không phải lo
Đặc điểm chung của những câu nói kiểu như vậy là hiện tại người đó hoàn toàn không có tiền, những khoản tiền mà họ nói chỉ mang tính giả định, ước tính chứ không phải là tiền thật.
Trong đầu tư bạn hãy ghi nhớ, hãy luôn ghi nhớ điều này: TIỀN MẶT LÀ NHẤT. Chỉ đến khi nào nó được chuyển thành những con số trong tài khoản ngân hàng thì đó mới là tiền, còn không tất cả đều không thể nào nói chính xác được, chúng chỉ là những con số vô nghĩa, chẳng có giá trị gì.
Từ suy nghĩ sai lầm dẫn đến nhiều người bị ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mình, tiêu sài hoang phí, thậm chí đi vay nợ tùm lum và nghĩ là với thu nhập hàng tháng như thế mình có thể trả ngon lành. Thực ra điều này cũng không sai nhưng chỉ nên vay tiền trong trường hợp bất đắc dĩ mà thôi, bởi vì khi bạn vay nợ thì tiền phải trả là thật, nợ là thật còn những khoản tiền bạn tính toán mình sẽ kiếm được hàng tháng chỉ là mang tính chất giả định, nó hoàn toàn chưa xảy ra.
Nếu bạn còn kiếm được tiền, còn làm việc thì bạn trả nợ dễ dàng nhưng sẽ ra sao nếu bạn mất việc, sẽ ra sao nếu bạn làm ăn thua lỗ, nợ thì vẫn còn mà thu nhập thì biến mất. Vậy nên hãy cân nhắc cho kỹ trước khi quyết định.
Trong nhiếp ảnh có câu thế này:
Chiếc máy ảnh tốt nhất là chiếc máy ảnh mà bạn đang có.
Thì trong tài chính cũng vậy, xin đừng mơ tưởng về những thứ xa xôi nữa, hãy quản trị thật tốt số tiền mà bạn đang có, dù ít hay nhiều thì hãy quản trị nó, số tiền trong ví, trong tài khoản ngân hàng, hãy ghi chép, hãy nghĩ cách để khiến chúng sinh sôi nảy nở, nó không khó đâu nhưng đó là điều mà một người thông minh về tài chính nên làm, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, sau đó bạn sẽ đạt được những điều lớn lao.
- Nghịch lý thứ 10: Tài sản tốt thì sẽ là 1 thương vụ đầu tư tốt
Công ty ABC là một công ty tốt, điều đó không sai và bạn cho rằng cổ phiếu của công ty đó nhất định cũng sẽ là cố phiếu tốt, sau một thời gian miệt mài phân tích bạn đưa ra nhận định như vậy và thế là bạn mua rất nhiều cổ phiếu của công ty ABC.
Sau khi mua xong, bạn cảm thấy vô cùng vui sướng, tuy nhiên sau một thời gian quyết tâm nắm giữ, giá cổ phiếu của công ty này liên tục giảm, bạn lo lắng, sợ hãi, phân tích đi phân tích lại thì vẫn thấy đây là một công ty tốt, bạn nhất quyết không bán, mà thậm chí còn mua thêm.
Cho đến khi giá nó rớt quá, lỗ nhiều quá bạn đành ngậm ngùi bán hết số cổ phiếu ấy và nhận được một bài học đắt giá: Cổ phiếu của một công ty tốt chưa chắc đã là một thương vụ đầu tư tốt.
Tôi xin khẳng định, nếu không từng đầu tư, không từng trải nghiệm thì bạn sẽ không bao giờ thấm thía, không bao giờ hiểu được điều này.
Tôi dám viết vì tôi có một nền tảng về tài chính rất tốt và thêm nữa tôi đang là một nhà đầu tư, đâu đó cũng được hơn một năm, tuy chưa nhiều nhưng cũng đã trải qua khá nhiều cảm xúc.
Ban đầu tôi cũng ngây thơ cho rằng, cổ phiếu của một công ty tốt thì sẽ là một thương vụ đầu tư tốt, nhưng sau đó tôi biết mình nhầm, 2 khái niệm đó là hoàn toàn riêng biệt.
Điều quan trọng nhất là tính thời điểm, có nghĩa là bạn mua ở mức giá nào và bán ở mức giá nào, mua tại thời điểm nào và bán tại thời điểm nào, bất kể tài sản bạn mua là gì. Nếu không tin hãy xem giá cổ phiếu của một vài công ty tốt nhất ở Việt Nam, nếu bạn mua cổ phiếu của những công ty đó ở mức giá đỉnh thì bây giờ bạn đang lỗ sấp mặt luôn, và tệ hơn là không biết đến khi nào thì nó mới phá được đỉnh cũ.
Nếu bạn cứ cố chấp nắm giữ thì lỗ đơn lỗ kép không sao đếm nổi, mặc dù tôi vẫn phải đau đớn khẳng định một điều: Những công ty đó vẫn là những công ty tốt. Nhưng giá cổ phiếu thì như ...
Mọi phương pháp phân tích cơ bản, hay phân tích kỹ thuật chỉ đều hướng tới một mục đích duy nhất đó là: Xác định mức giá và thời điểm mà bạn có thể mua hoặc bán của một loại tài sản bất kỳ.
Để rõ hơn thì bạn biết Bitcoin, Ethereum và các loại tiền mã hóa chứ. Nếu chưa biết thì bạn tự tìm hiểu nhé còn nếu đã biết hoặc nghe qua thì theo bạn Bitcoin có phải là tài sản không? Nếu phải thì nó có tốt không còn nếu không phải thì sao?
Mặc kệ nó có phải hay không, bạn nói gì tôi không quan tâm, rất nhiều người chỉ trích Bitcoin, cho rằng nó là rác rưởi, là thứ không có giá trị, là cú lừa vĩ đại nhưng dù ai nói gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng Bitcoin và các loại tiền mã hóa chính là thương vụ đầu tư thành công nhất mọi thời đại trong lịch sử loài người cho đến thời điểm hiện tại.
Tôi biết rất nhiều người ở HN đã giàu lên từ Bitcoin, mua nhà mua xe, đủ thứ, và cả trên thế giới nữa. Có thể bạn không thích, không quan tâm, chửi nó bằng những lời lẽ thậm tệ nhất.
Ok bạn cứ chửi đi, chả ai quan tâm, sự thật là bạn vẫn nghèo kiết xác còn người khác đang vi vu đâu đó trên chiếc xe sang trọng. Hãy nhớ, nhớ cho kỹ những điều này:
Trong bóng đá, không ai nhớ đến kẻ về nhì.
Trong chiến tranh, không ai nhớ kẻ thua cuộc.
Người đầu tiên được phong hàm đại tướng ở Việt Nam là bác Võ Nguyên Giáp, còn người thứ 2 là ai, chẳng ai biết.
Trong đầu tư, điều duy nhất mà người khác quan tâm đó là bạn lãi được bao nhiêu, còn việc bạn làm thế nào để có lãi thì tôi nói thật là đé.o ai người ta quan tâm đâu.
- Nghịch lý thứ 11: Lợi nhuận cao nhất định rủi ro cũng cao
Rủi ro là nguồn gốc của lợi nhuận và điều này là hoàn toàn đúng, nhưng nếu cho rằng bất kỳ thương vụ nào mà có lợi nhuận cao thì rủi ro cũng cao là điều hoàn toàn sai lầm. Thực chất, mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận là tỷ lệ nghịch chứ không phải là tỷ lệ thuận như người vẫn nghĩ.
Theo các bạn rủi ro là gì? Lấy ví dụ trong một thương vụ đầu tư chẳng hạn, thì rủi ro đồng nghĩa với mất tiền, phải vậy không? Trong cuộc sống, rủi ro đồng nghĩa với việc gặp điều bất trắc mà chúng ta không thể kiểm soát hay là một sự đánh đổi, trả giá quá lớn để đổi lấy một phần thưởng quá nhỏ.
Chúng ta cùng lấy ví dụ thế này. Một người yêu cầu bạn lái xe với vận tốc 200km/h để đổi lấy một số tiền rất lớn, với bạn điều này có rủi ro không? Tất nhiên là có, rủi ro rất lớn vì nếu xảy ra tai nạn thì khả năng mất mạng là rất lớn.
Tuy nhiên, sẽ ra sao nếu cho một tay đua chuyên nghiệp thực hiện điều này, tỷ lệ thành công chắc chắn sẽ cao và rủi ro thì cũng được giảm đi rất nhiều. Rõ ràng thử thách vẫn thế nhưng khi chúng ta thay đổi người thực hiện thì tỷ lệ giữa rủi ro và lợi nhuận đã thay đổi hoàn toàn so với lúc ban đầu.
Trong cuộ sống bạn có thể thấy vô vàn những ví dụ khác cho điều này, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận thu về rất lớn.
Rủi ro có thể đến từ rất nhiều yếu tố, tất nhiên có những yếu tố mà chúng ta không thể nào kiểm soát được nhưng nguyên nhân chủ yếu trong rất nhiều trường hợp là do sự hạn chế về trình độ và trí tuệ thấp kém chứ không phải là do sự tác động từ nguyên nhân bên ngoài.
Vì vậy bạn đừng bao giờ đánh giá rủi ro của một thương vụ thông qua lợi nhuận mà nó mang lại, rủi ro lớn nhất theo tôi đó là trình độ của bạn chứ nó không nằm ở bản thân thương vụ đầu tư đó. Hãy học hỏi không ngừng, xông pha trận mạc đi, rủi ro sẽ ngày càng thấp hơn và lợi nhuận nhất định sẽ đến ngày càng nhiều hơn, không tin thì bạn có thể thử.
- Nghịch lý thứ 12: Cứ nghĩ nợ là xấu
Trong tài chính nợ còn có tên gọi là đòn bẩy tài chính, bất cứ một quốc gia hay doanh nghiệp nào muốn phát triển nhanh chóng cũng đều phải đi vay nợ, nếu không có nợ rất nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng sẽ bị vuột mất và thế giới cũng vì thế mà trở nên rất thiếu công bằng.
Nợ là tốt, hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng ta sử dụng số tiền đã vay như thế nào chứ không phụ thuộc vào bản thân nợ, hãy đổ lỗi cho người sử dụng số tiền đó chứ đừng đổ lỗi cho bản chất của nợ, đó là sai lầm.
Nợ thực ra rất tốt, là đòn bẩy tài chính, là một hình thức chuyển giao tài sản, từ người có tiền nhàn rỗi sang người đang cần tiền với một mức lãi suất nhất định.
Sẽ là thảm họa kinh tế nếu tất cả những người giàu ôm khư khư tiền không chịu đầu tư, nhiều dự án không thể hoàn thành và nguy cơ xảy ra lạm phát là cực kỳ lớn.
Nợ giúp cho tiền luôn được lưu thông trên thị trường, tạo động lực phát triển và ở bất cứ quốc gia nào thì Chính phủ luôn là con nợ lớn nhất.
Tuy nhiên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định vay tiền để làm gì đó, vì sai một ly là đi một dặm. Ban đầu chỉ những khoản nợ nhỏ nhưng nếu bạn quản trị dòng tiền không tốt thì rất có thể từ những khoản nợ nhỏ đấy sẽ phát sinh thành những khoản nợ to và sẽ đến lúc bạn không còn khả năng trả nợ. Hơn nữa là nó hình thành thói quen xấu, mỗi khi khó khăn bạn sẽ dễ dàng sa lầy vào nợ nần và không thể nào dứt ra được, điều này thật sự rất tồi tệ.
Tạm thời chỉ nghĩ được đến đây thôi, hôm nào vui sẽ viết tiếp. Hôm nay hơi bị tâm trạng vì biết tin mối tình đầu đi lấy chồng, thật là buồn quá các anh chị em ạ. =)))))).