Những lưu ý khi học lên bằng tiến sỹ?
Mình đang có dự định học lên bằng Tiến sỹ, nhưng chưa biết là cần chuẩn bị hay lưu ý những gì. Ở đây có ai đã có bằng Tiến sỹ chưa ạ?
giáo dục
Mình chưa có bằng Tiến sỹ nên có thể nói là chưa đủ tư cách trả lời, đây là góp ý thôi nhé :)
Đầu tiên là hãy cụ thể. Câu hỏi của bạn giống như từ một người có một ý tưởng bất chợt rằng muốn làm PhD, và hoàn toàn chưa tìm hiểu gì cả. Không nên như thế, có thể có một trăm, một ngàn, hay một tỷ lưu ý cho người muốn làm PhD. Nếu bạn không hỏi một cách cụ thể thì thường dù người khác muốn giúp cũng không thể giúp được bạn, họ không biết bạn cần điều gì, và họ không thể nói hết những lưu ý cho bạn được (có thể là có một tỷ :) ).
Cụ thể là như thế nào? Hãy hỏi về một khía cạnh, chứ không phải là một câu hỏi chung chung. Vì bây giờ bạn chưa bắt đầu, nên bạn có thể hỏi về lưu ý khi tìm giáo sư, tìm trường, liên lạc với giáo sư, viết đề cương, xin học bổng hoặc hỗ trợ tài chính, v.v. Cụ thể hơn nữa thì có thể có những câu hỏi kiểu như giáo sư bạn thích là người nước X, là cây đa cây đề, với người như vậy khi phỏng vấn thì phải lưu ý gì, hoặc đề tài của bạn thích có vẻ rất triển vọng, nhưng không hiểu sao trong vài năm gần đây không có tiến triển, có ai từng chọn đề tài như vậy mà tốt nghiệp đúng dự kiến hoặc có xuất bản tốt không, etc.
Càng tìm hiểu thì câu hỏi của bạn càng hẹp và càng dễ để bạn có được câu trả lời hữu ích. Vấn đề là, những người hời hợt thường hỏi trước rồi tìm hiểu sau, nên câu trả lời có thể chẳng có ích gì với họ hết. Nhìn vào câu hỏi có thể biết một người nghiêm túc với vấn đề đến thế nào, và đã tìm hiểu đến đâu. Trong seminar, người ta có thể hỏi những câu hỏi về những vấn đề vô cùng nhỏ, chẳng hạn tại sao dùng vật liệu có độ cứng HRC60 thay vì HRC62 khi thí nghiệm, dù chúng gần như giống nhau. Chỉ khi người ta cực kỳ quan tâm thì mới hỏi những câu hỏi kiểu như vậy. Cũng có khi những câu hỏi nghe chung chung, kiểu như tại sao kết quả này quan trọng. Vấn đề là, người hỏi câu đó thường không liên quan nhiều lắm đến nghiên cứu, và họ không biết gì thật. Bạn muốn làm PhD thì nên biết một chút về việc làm PhD đã.
Sự cụ thể quan trọng từ khi bạn bắt đầu đến khi kết thúc quá trình làm PhD. Đề tài PhD trong kỹ thuật hiện nay đại đa số giải quyết những vấn đề vô cùng, vô cùng nhỏ (nhưng khó). Họ cần biết rõ rằng họ chưa biết cái gì để tìm nó. Câu hỏi chung chung cho thấy người hỏi thậm chí không biết rằng họ không biết cái gì.
Mình xin lỗi vì trả lời dài dòng. Tóm gọn lại thì điều mình nghĩ bạn nên lưu ý ở đây là khi đặt câu hỏi hãy nêu rõ tình trạng của bạn, mức độ chuẩn bị của bạn để mọi người có thể giúp. Tất nhiên chưa bắt đầu thì không thể nói rõ ràng được, nhưng ít nhất nếu bạn cho mọi người biết ngành của bạn, một vài giáo sư bạn quan tâm, vấn đề bạn thấy hứng thú, credentials của bạn, v.v., thì khả năng có ai đó cho bạn được những lời khuyên thiết thực với bạn sẽ cao hơn nhiều lắm đấy.
Hideki
Mình chưa có bằng Tiến sỹ nên có thể nói là chưa đủ tư cách trả lời, đây là góp ý thôi nhé :)
Đầu tiên là hãy cụ thể. Câu hỏi của bạn giống như từ một người có một ý tưởng bất chợt rằng muốn làm PhD, và hoàn toàn chưa tìm hiểu gì cả. Không nên như thế, có thể có một trăm, một ngàn, hay một tỷ lưu ý cho người muốn làm PhD. Nếu bạn không hỏi một cách cụ thể thì thường dù người khác muốn giúp cũng không thể giúp được bạn, họ không biết bạn cần điều gì, và họ không thể nói hết những lưu ý cho bạn được (có thể là có một tỷ :) ).
Cụ thể là như thế nào? Hãy hỏi về một khía cạnh, chứ không phải là một câu hỏi chung chung. Vì bây giờ bạn chưa bắt đầu, nên bạn có thể hỏi về lưu ý khi tìm giáo sư, tìm trường, liên lạc với giáo sư, viết đề cương, xin học bổng hoặc hỗ trợ tài chính, v.v. Cụ thể hơn nữa thì có thể có những câu hỏi kiểu như giáo sư bạn thích là người nước X, là cây đa cây đề, với người như vậy khi phỏng vấn thì phải lưu ý gì, hoặc đề tài của bạn thích có vẻ rất triển vọng, nhưng không hiểu sao trong vài năm gần đây không có tiến triển, có ai từng chọn đề tài như vậy mà tốt nghiệp đúng dự kiến hoặc có xuất bản tốt không, etc.
Càng tìm hiểu thì câu hỏi của bạn càng hẹp và càng dễ để bạn có được câu trả lời hữu ích. Vấn đề là, những người hời hợt thường hỏi trước rồi tìm hiểu sau, nên câu trả lời có thể chẳng có ích gì với họ hết. Nhìn vào câu hỏi có thể biết một người nghiêm túc với vấn đề đến thế nào, và đã tìm hiểu đến đâu. Trong seminar, người ta có thể hỏi những câu hỏi về những vấn đề vô cùng nhỏ, chẳng hạn tại sao dùng vật liệu có độ cứng HRC60 thay vì HRC62 khi thí nghiệm, dù chúng gần như giống nhau. Chỉ khi người ta cực kỳ quan tâm thì mới hỏi những câu hỏi kiểu như vậy. Cũng có khi những câu hỏi nghe chung chung, kiểu như tại sao kết quả này quan trọng. Vấn đề là, người hỏi câu đó thường không liên quan nhiều lắm đến nghiên cứu, và họ không biết gì thật. Bạn muốn làm PhD thì nên biết một chút về việc làm PhD đã.
Sự cụ thể quan trọng từ khi bạn bắt đầu đến khi kết thúc quá trình làm PhD. Đề tài PhD trong kỹ thuật hiện nay đại đa số giải quyết những vấn đề vô cùng, vô cùng nhỏ (nhưng khó). Họ cần biết rõ rằng họ chưa biết cái gì để tìm nó. Câu hỏi chung chung cho thấy người hỏi thậm chí không biết rằng họ không biết cái gì.
Mình xin lỗi vì trả lời dài dòng. Tóm gọn lại thì điều mình nghĩ bạn nên lưu ý ở đây là khi đặt câu hỏi hãy nêu rõ tình trạng của bạn, mức độ chuẩn bị của bạn để mọi người có thể giúp. Tất nhiên chưa bắt đầu thì không thể nói rõ ràng được, nhưng ít nhất nếu bạn cho mọi người biết ngành của bạn, một vài giáo sư bạn quan tâm, vấn đề bạn thấy hứng thú, credentials của bạn, v.v., thì khả năng có ai đó cho bạn được những lời khuyên thiết thực với bạn sẽ cao hơn nhiều lắm đấy.