Những lời tiên tri trong sử Việt
Một số lời tiên tri chính xác trong chính sử và dã sử Việt Nam, mời bạn bổ sung.
1. "Hiện ra pháp khí, mười khẩu chuông đồng, họ Lý hưng Long, ba phẩm thành công" - thiền sư Định Không nói như thế 200 năm trước khi vua Lý Công Uẩn ra đời.
2. "Khánh thế nào cũng làm phản. Lòng Khánh có điều không thường nên nhìn trẫm có vẻ hổ thẹn, đi đứng thất thố, nói năng trái lẽ. Lấy đó mà xét thì đủ biết là nó có ý khác, hình trạng đã rõ lắm rồi”. - Lý Thái Tông đánh giá về tướng Nguyễn Khánh, quả nhiên đúng, nhưng ông đã chuẩn bị trước nên lật kèo.
3. "Thiên hạ của nhà ta đã về tay nhà mày rồi, mày lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến ngày khác con cháu nhà mày cũng lại thế" - Lý Huệ Tông nguyền rủa Trần Thủ Độ, về sau nhà Trần thật sự gặp kết cục thảm khốc bởi ngoại thích như nhà Lý dưới tay Hồ Quý Ly.
4. "Đăng Dung là kẻ bề tôi, manh tâm cướp ngôi, lại giết mẹ con ta, ngày sau con cháu nó cũng lại bị như thế." - Thái hậu Trịnh Thị Loan trăn trối, 60 năm sau nhà Mạc bị Trịnh Tùng và kế đó là Trịnh Tạc nghiền nát.
5. "Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ" - thầy địa lý nói về cuộc đời Trịnh Kiểm và quả nhiên tới đời Trịnh Giang thì gia tộc nhà chúa bắt đầu đổ nát.
6. "Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được" - Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói đúng, chúa Nguyễn tồn tại thêm 200 năm ở phương nam trước sự tấn công của họ Trịnh.
7. "Ta không nghi ai, chỉ nghi ông" - Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hữu Chỉnh. Ít lâu sau chim bằng biển làm phản.
8. "Đầu cha lộn xuống chân con, mười bốn năm tròn hết số thì thôi" - Quang Trung làm vua 4 năm, Quang Toản làm vua 10 năm, đủ 14 năm thì triều đại mất.
9. "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" - câu sấm khởi đầu Lam Sơn và sau này Lê Lợi làm vua thật.
10. "Trời không muốn diệt Tây Sơn hay sao mà cứ làm khổ binh tướng của ta mãi?" - Nguyễn Ánh phát khóc khi nhìn sơ đồ phòng thủ Thị Nại, thế nhưng cái đêm ông tấn công vào đó bỗng gió trời nổi lên phần phật khiến lửa thiêu rụi toàn bộ chiến thuyền bên trong.
11. "Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về" - Trạng Trình tiên đoán và nghiệm vào 3 thế kỷ sau. Gia Long chạy nạn từ năm 15 tuổi, 25 năm sau trở về cố đô.
12. "Chờ lúc tôi làm nên sẽ trả" - cậu Chổm nhà nghèo ăn quỵt khắp nơi, nợ đầm đìa, ai ngờ lại trở thành vua Lê Trang Tông ngày sau và đã giữ lời hứa.
13. Bonus:
"Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hoa đào rụng
Mười tám hạt thành
Cành đông xuống đất
Cành khác lại sanh
Đông mặt trời mọc
Tây sao ẩn hình
Sáu bảy năm nữa
Thiên hạ thái bình"
Cây hoa đào là Tiền Lê, Mười tám hạt là Lý, Cành đông là Trần và Cành khác là Hậu Lê. Sư Vạn Hạnh dự đoán một lúc sự ra đời của 4 triều đại.
lịch sử
Đụn Sơn phân giải
Bò Đái thất thanh
Nam Đàn sinh thánh
Nghĩa là: Khi nào núi Đụn bị phân chia ra hay hay nhiều bộ phận, khe Bò Đái (hay Bồ Đái) chảy không nghe tiếng nữa thì huyện Nam Đàn sẽ sinh ra một vị thánh
Câu sấm trên tương truyền do Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên đoán. Sau khi thực dân Pháp đàn áp tàn khốc phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này lại được bàn tán trao đổi rộng với niềm khát khao mong chờ vị thánh nhân xuất thế. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và càng chờ đợi.
Trong một cuộc gặp giữa cụ Phan Bội Châu, học giả Đào Duy Anh, và nhà nho Trần Lê Hữu, nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh tình thế nước nhà và tương lai sẽ ra sao, Trần Lê Hữu có hỏi: "Thưa cụ Phan, “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh” chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác"
Bao HG Tran
Đụn Sơn phân giải
Bò Đái thất thanh
Nam Đàn sinh thánh
Nghĩa là: Khi nào núi Đụn bị phân chia ra hay hay nhiều bộ phận, khe Bò Đái (hay Bồ Đái) chảy không nghe tiếng nữa thì huyện Nam Đàn sẽ sinh ra một vị thánh
Câu sấm trên tương truyền do Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên đoán. Sau khi thực dân Pháp đàn áp tàn khốc phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này lại được bàn tán trao đổi rộng với niềm khát khao mong chờ vị thánh nhân xuất thế. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và càng chờ đợi.
Trong một cuộc gặp giữa cụ Phan Bội Châu, học giả Đào Duy Anh, và nhà nho Trần Lê Hữu, nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh tình thế nước nhà và tương lai sẽ ra sao, Trần Lê Hữu có hỏi: "Thưa cụ Phan, “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh” chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác"
Việt Jackson
Có khá nhiều cách để giải thích về lời tiên tri thứ 13
Hòa đao mộc lạc: nhà Tiền Lê mất
Thập bát tử thành: nhà Lý ra đời
Đông A nhập địa: họ Trần gốc Trung Quốc vào Việt Nam làm vua thay nhà Lý
Mộc dị tái sinh: cây lê chết thì sẽ lại tái sinh, tức là sự ra đời của nhà Hậu Lê
Chấn cung kiến nhật: nhà Mạc nổi dậy ở phương Đông thành Thăng Long (nay thuộc tỉnh Hải Dương)
Đoài cung ẩn tinh: câu này có hai nghĩa:
Lục thất niên gian: cũng có 2 nghĩa:
Thiên hạ thái bình: câu này quá rõ ràng.
Phùng Trí Minh
Hà thời biện lại vi vương
Thử thời bắc tận nam trường xuất bôn;
Khi nào Biện lại làm vua là chỉ cho Nguyễn Nhạc vốn là quan Biện lại, sau khởi nghĩa thì lên làm vua xưng làm Trung ương hoàng đế, thì bắc tận diệt là họ Trịnh mất cơ nghiệp tiếp sau đó là họ Lê cũng mất nốt, nam trường xuất bôn là Nguyễn Ánh, chạy nạn Tây Sơn chạy khắp cả Nam Kỳ lục tỉnh, chạy sang cả Cao Miên, cầu viện cả quân Xiêm lẫn quân Pháp.
khi vua Đinh Tiên Hoàng ĐINH Bộ Lĩnh còn hàn vi, thường ra sông Giao Thủy (ở Ninh Bình) để đánh cá. Có lần kéo lưới, bắt được viên ngọc khuê to, nhưng lại lỡ làm va vào mũi thuyền, khiến bị mẻ mất một góc. Đêm ấy, nhà vua vào ngủ nhờ ở chùa Giao Thủy, để viên ngọc ở dưới đáy giỏ cá. Đang khi nhà vua ngủ say, thấy giỏ cá có ánh sáng lạ phát ra, nhà sư của chùa Giao Thủy bèn gọi nhà vua dậy để hỏi cho ra duyên cớ. Nhà vua cứ tình thực mà kể, lại còn lấy viên ngọc cho nhà sư xem. Xem xong, nhà sư than rằng: "Ngày sau, anh sẽ phú quý không biết kể thế nào cho hết, nhưng tiếc là phúc đức không được bền lâu". Năm Thái Bình thứ năm (tức năm Giáp Tuất, 974) trong dân có truyền tụng câu sấm rằng: Đỗ Thích thí Đinh Đinh /Lê gia xuất thánh minh /Cạnh đầu đa hoành nhi /Đạo lộ tuyệt nhân hành /Thập nhị xưng đại vương /Thập nhị vô nhân thiện /Thập bát tử đăng tiên /Kế Đô nhị thập thiên". Nghĩa là: Đỗ Thích giết Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn /Nhà Lê xuất hiện bậc thánh minh /Tranh nhau để được nhiều gia nô (cho mình)/ Đường sá không còn có bóng người đi/Có đến mười hai người xưng là đại vương (chỉ cuộc tranh hùng của mười hai người con Lê Hoàn sau này)/ Nhưng cả mười hai người đều không ai là người thiện có/Họ Lý chết (chữ thập, chữ bát và chữ tử ghép lại thành chữ lý là họ Lý, đăng tiên là chết)/ Sao Kế Đô chiếu hai chục ngày (ý nói vận hội đen tối khá lâu). Mọi người cho rằng số trời là vậy. Bấy giờ, Đinh Quốc Công là Nguyễn Bặc, Ngoại Giáp là Đinh Điền, Thập Đạo Tướng Quân là Lê Hoàn, cùng nhau rước Vệ Vương là Đinh Toàn lên ngôi Hoàng Đế, tôn Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Tiên Hoàng Đế, tôn thân mẫu của Vệ Vương Đinh Toàn là Dương Thị làm Dương Thái Hậu, đồng thời, đem linh cữu Đinh Tiên Hoàng Đế táng ở Sơn Lăng Trường Yên (thuộc Hoa Lư, Ninh Bình).
Trung Nguyễn