Những làng nghề làm cá biển Khô, Gành hào, Trần Đề

  1. Nông nghiệp

Làng khô Gành Hào, Bạc Liêu - Cá khô là một trong những mặt hàng đặc sản chủ lực của người dân xứ biển Gành Hào(huyện Đông Hải, tỉnh Bạc liêu). các loại khô như cá lù đù, cá khoai, cá đuối, cá rún...

Khô cá sặc Vĩnh Xương

Làng khô cá biển Trần Đề

Làng cá nướng Nghệ An

Làng khô Phú Thọ - Tam nông

Khô cá lóc Tiến Phương (Đồng Tháp)

https://cdn.noron.vn/2021/08/06/30691858612742032-1628234823.jpg

Khô cá Sặc!!!

Khô cá Bổi

khô nhái

Làng nghề khô chuối

https://cdn.noron.vn/2021/08/06/53951740913642278-1628236743.jpg

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) là một trong những làng nghề truyền thống, chuyên sản xuất thực phẩm khô nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn lan rộng sang các tỉnh lân cận khác như Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ hay TP Hồ Chí Minh… Các loại đặc sản khô như: khô cá lù đù, khô cá rúng, cá lóc biển, khô cá khoai, cá đuối, cá kèo, cá ngác, cá bông lau, cá sặc bổi, cá dứa, cá thiều, cá cờ, cá hố, cá lưỡi trâu... Ngoài các loại khô cá, người dân nơi đây còn làm các loại tôm khô, mực khô.

https://cdn.noron.vn/2021/08/06/53951740913642280-1628236900.jpg

Khô cá chỉ vàng - Vũng tàu

Theo các hộ làm nghề cá khô lâu năm, để làm ra được 1kg khô phải tốn trung bình 3-4kg cá tươi, tùy loại và phải phơi từ 2 - 3 nắng mới ra thành phẩm.

https://cdn.noron.vn/2021/08/06/30691858612742091-1628237998.jpg

Trước khi phơi, cá được rửa sạch bằng nước biển để giữ độ tươi, sau đó để ráo nước trước khi ướp gia vị mặn hay nhạt tùy theo thị trường. "Để có sản phẩm ngon, dai và không bị mốc, cá tuyệt đối không rửa nước ngọt trong khi chế biến", một công nhân chia sẻ.

https://cdn.noron.vn/2021/08/06/30691858612742097-1628238515.jpg

Cá đù (hay còn gọi là cá lù đù), sinh sống nhiều trên vùng biển Cà Mau. Cá đù nhiều thịt và ít xương. Thịt cá lù đù ngọt, bùi, có nhiều mỡ nên rất béo.

https://cdn.noron.vn/2021/08/06/30691858612742106-1628239050.jpg

"Gành Hào từ lâu được xem là làng nghề làm cá khô số 1 của Bạc Liêu. Ban đầu việc làm khô chủ yếu phục vụ bữa ăn hằng ngày cho gia đình, làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn ở xa; sau mọi người ăn thấy ngon nên đặt làm với số lượng nhiều, lâu dần trở thành nghề nuôi sống nhiều gia đình"

https://cdn.noron.vn/2021/08/06/30691858612742114-1628239293.jpg

Khô nhái là loại đặc sản của huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Từ một loài dân dã, qua bàn tay khéo léo của người dân đã tạo nên món ăn đặc trưng vùng đất nơi đây. Nghề làm khô nhái đã giúp cho nhiều bà con địa phương có cuộc sống ổn định. Và mùa nước nổi về cũng là lúc làng khô tại đây nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

https://cdn.noron.vn/2021/08/06/53951740913642325-1628239454.jpg

"Bí quyết làm khô ngon là muối qua đêm thật mặn, sau đó rửa thật sạch; nếu rửa không sạch, muối nổi trắng trên con khô, còn nếu lượng muối không đủ, cá sẽ không ngon, thịt bở

“Khi tàu đưa cá từ biển về, phải xuống tận khoang để “điểm mặt”. Khay tươi tui mới mua, ươn thì thôi. Cá tươi phải rửa sạch nước biển ngay, xẻ luôn và đem phơi giữa nắng. Để tuyệt đối không cho ruồi nhặng đậu, tôm cá phải được phơi trong lưới. Cá tôm ở trong đó thì yên tâm. Muốn đồ khô thơm thì dưới vị trí phơi phải sạch sẽ, tránh bụi cát. Có một điều nhiều người không biết, nếu cá tươi đem rửa nước ngọt rồi xẻ phơi khô thì ươn ngay, và chắc chắn thịt không thơm, không dai mà dễ mốc.

thường các cơ sở sản xuất chia ra 2 nhóm là khô cá mặn (ướp muối) và khô cá lạt (không ướp muối).

Từ khóa: 

nông nghiệp