Những lần vũ khí hủy diệt hàng loạt được sử dụng
Sau một thời gian kha khá bận bịu với ôn thi và cơm nước vợ con các thứ thì hôm nay ông thần nổ của các anh em đã quay trở lại. 500 anh em đoán xem hôm nay tôi sẽ cho anh em trải ngiệm điều gì ? Thật ra hôm nay tuy cũ mà mới tôi sẽ tiếp tục đưa anh em ngược về quá khứ để một lần nữa cảm nhận những nỗi đau của con người mà chính con người gây ra. Lần này sẽ là một quy mô lớn hơn của sự đau thương , đó là vũ khí hủy diệt hàng loạt
Trước hết phải trả lời câu hỏi đầu tiên : Thế nào là vũ khí hủy diệt hàng loạt?
Định nghĩa một cách đơn giản thì vũ khí hủy diệt hàng loạt là loại vũ khí sát thương lớn, tàn nhẫn và vô nhân đạo . Còn định nghĩa một cách chuẩn cơm mẹ nấu thì vũ khí hủy diệt hàng loạt là loại vũ khí có khả năng gây cho đối phương tổn thất rất lớn về sinh lực, phương tiện kỹ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái, có tác động mạnh đến tâm lý, tinh thần kinh khủng nhất loài người từng tạo ra để thảm sát chính đồng loại của mình.
Trong lịch sử chúng ta rất ít khi sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt vào các cuộc chiến. Tuy nhiên mỗi lần thứ vũ khí kinh khủng ấy được sử dụng đau thương nó để lại không cách nào đong đếm. Vậy xin được cùng anh em bắt đầu tua ngược thời gian lần nữa nào . Lets go
5. Trận chiến của Đức và Anh năm 1915
Trong chiến tranh thế giới thứ 1. Tại mặt trận phía tây của cuộc chiến đã chuyển qua giai đoạn chiến tranh chiến hào. Hai bên giành giật cầm cự trong những chiến hào công sự của mình. Trong một thế bế tắc như thế thì phương tiện để khai thông thế bế tắc được lựa chọn là vũ khí hóa học. Tại Ypres bằng kiến thức đỉnh cao về hóa học quân Đức đã sử dụng khí clo , một loại khí màu vàng lục nặng hơn không khí và có tính độc để tấn công. Họ đã bơm khí này sang khu vực của quân đồng minh dọn đường cho lính bộ binh tiến lên. Khoảng 1400 lính đồng minh bị giết và 4000 người khác bị thương. Cho anh em nào chưa biết thì khí clo sẽ gây kích thích làm tràn dịch phổi khiến nạn nhân của nó chết đuối ngay trên cạn
Tất nhiên quân Đồng Minh không để yên vụ này rồi. Cay thế này sao nuốt trôi. Tuy nhiên quân Đồng Minh có lẽ hơi tự vả. Họ ra sức lên án công kích quân Đức về việc sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên ngày 24/09/1915 quân Anh đã trả miếng ở trận Loos bằng cách xả ra 5900 bình khí clo. Thế nhưng cuộc sống không như là những gì ta muốn thế giới này vận hành theo cái cách luôn ghì ta xuống. Gió đổi hướng đột ngột khiến quân Anh tự đấm vào mặt mình khi gần như ăn trọn đống khí độc kia. 1000 đồng chí lại ra đi …
4. Trận đánh bao vây pháo đài Pitt của người Anh
Vũ khí hóa học sau khi ra đời đã thay đổi cục diện của chiến tranh . Tuy nhiên mọi người dường như quên đi rằng có một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt rẻ hơn, lâu đời hơn , dễ chế tạo hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều so với vũ khí hóa học. Và cái tôi muốn nói đến ở đây là vũ khí sinh học
Từ rất nhiều năm trước công nguyên, các loại vi khuẩn đã được những bên tham chiến sử dụng như những loại vũ khí sinh học nhằm lây lan dịch bệnh cho đối phương thông qua những xác người bệnh.
Năm 1763 khi mà Mỹ vẫn còn là thuộc địa của Anh , tại đây người Anh đã sử dụng vũ khí sinh học một cách tinh vi hơn rất nhiều so với thông thường . Quân đội Anh đã từng sử dụng bệnh đậu mùa (small pox) nhắm tới người Mỹ bản địa trong cuộc bao vây Pháo đài Pitt năm 1763. Qua những bức thư phản hồi giữa Đại tướng – Nam tước Jeffrey Amherst và Đại tá Henry Bouquet, đã cho thấy kế hoạch của người Anh phát động chiến tranh sinh học với ý đồ tiêu diệt người Mỹ bản địa, gây bùng phát dịch bệnh.
Hai vị này đã tính toán việc lấy hai chiếc chăn và một chiếc khăn từ một bệnh nhân đậu mùa làm quà tặng đến nhà lãnh đạo Maumaultee và chiến binh Turtle Heart thông qua chuyến đi sứ của William Trent tới thành Pitt. Không lâu sau đó, dịch bệnh bùng phát từ năm 1963 – 1964.
Sau này, một số nhà sử học vẫn cố gắng biện hộ cho người Anh rằng không thể hoàn toàn chắc chắn xác định những “món quà tặng” tới thành Pitt là khởi nguồn của dịch bệnh hay nội tại người Mỹ bản xứ ở thành Pitt đã có sẵn mầm bệnh. Tuy nhiên sau này, cũng có một số văn kiện lịch sử cho thấy, Hải quân Anh đã sử dụng chiến thuật tương tự tại New South Wales (Úc) vào năm 1789.
3. Trận Staligrad
Tôi biết là cái trận đánh bé tí teo vô danh tiểu tốt bên trên sẽ không làm anh em thỏa mãn được vậy bây giờ sẽ là trận đánh khét tiếng bậc nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai. Một trận đánh làm thay đổi cục diện cuộc chiến. Khi mà những vinh quang , những ánh sáng về lòng quả cảm , sự kiên cường của người lính Hồng Quân được tung hô sau chiến thắng. Những nghệ thuật quân sự được ca tụng , các tướng lĩnh được ghi danh sử sách thì ít ai quan tâm tới rằng vũ khí sinh học đã tham chiến trong trận đánh này. Trong thời kỳ Đức bao vây Stalingrad, gần 10.000 quân Đức mắc bệnh do nhiễm khuẩn tularemia. Nhà nghiên cứu vũ khí sinh học Ken Alibek tuyên bố rằng, dịch bệnh không phải ngẫu nhiên bùng phát. Alibek đã góp phần phát triển vaccin phòng tularemia cho Liên Xô trước khi đào ngũ sang Mỹ năm 1992.
Tularemia không lây truyền từ người sang người và có thể chữa khỏi đơn giản bằng kháng sinh hay phòng ngừa bằng cách tiêm vaccin. Bệnh lây lan rất nhanh giữa vật nuôi và người hay qua việc phát tán dưới dạng phun sương. Đây là yếu tố giúp vi khuẩn này được xếp vào nhóm các vũ khí sinh học loại A, chúng có thể tồn tại rất lâu ở dạng phun sương. Nhưng tại sao nó có thể chữa khỏi dễ dàng mà quân Đức lại để thương vong lớn như vậy. Thì đơn giản thôi ông nào rảnh mà vác vắc xin sang liên xo tiêm cho binh lính
2 Fat Man hủy diệt Nagasaki
Ngày 9/8/1945 một quả cầu lửa sáng chói như thể một mặt trời thứ hai xuất hiện trên bầu trời Nagasaki. Từ xưa tới nay chưa từng có thứ gì được biết tới có quyền năng hủy diệt tới vậy. Qủa bom nguyên tử thứ hai được Mỹ ném xuống Nhật Bản có tên gọi Fat Man. Qủa bom nặng hơn 4 tấn nhưng mang trong mình sức công phá của 21 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Sáng ngày 9 tháng 8 năm 1945, pháo đài bay B-29, cơ trưởng Thiếu tá Charles W. Sweeney mang quả bom nguyên tử "Fat Man" với mục tiêu số một là Kokura, mục tiêu số hai là Nagasaki. Nhiệm vụ cho vụ tấn công nguyên tử thứ hai gần tương tự nhiệm vụ ở Hiroshima. Hai chiếc B-29 bay trước đó 1 giờ để kiểm tra thời tiết và hai chiếc B-29 khác bay cùng với nhiệm vụ đo đạc và ghi hình. Sweeney cất cánh với quả bom đã sẵn sàng và thiết bị an toàn vẫn bật.
Lúc 11 giờ 01, vào phút cuối cùng, mây đứt quãng trên bầu trời Nagasaki cho phép sĩ quan thả bom trên chiếc, Kermit Beahan, nhìn thấy sân vận động thành phố bằng mắt qua lớp mây mỏng. Quả bom "Fat Man", mang lõi khoảng 6,4 kg plutonium 239 được thả xuống Thung lũng công nghiệp của thành phố. 43 giây sau, nó nổ ở 469 mét cách mặt đất, ở giữa xưởng thép và vũ khí của Misubishi ở xưởng thủy lôi của Misubishi-Urakami. Vụ nổ có đương lượng 21 kiloton, nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871 °C (7.000° Fahrenheit) và sức gió khoảng 1.000 km/giờ (624 mph).
Lúc bom nổ, có khoảng 200 ngàn người trong thành phố. Quả bom thả vội vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính, xưởng thép và vũ khí ở phía bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam. Nếu bom rơi chếch về phía nam, vùng thương mại và dân cư của thành phố có thể bị thiệt hại nặng nề hơn nhiều.
Theo một số nguồn ước tính, 70.000 người trên tổng số 240.000 dân cư Nagasaki chết ngay và 60.000 người khác bị thương. Bán kính vụ nổ là 1,6 km, những đám cháy trải dài từ phần bắc của thành phố cho đến 3,2 km cách vụ nổ về phía nam
1 Thời đại hạt nhân bắt đầu – Hiroshima bị san bằng
Hiroshima là mục tiêu ưu tiên (số hai là Kokura và mục tiêu dự bị là Nagasaki) của nhiệm vụ tấn công nguyên tử ngày 6 tháng 8 năm 1945. Chiếc B-29 "Enola Gay" của phi đoàn 509, cơ trưởng Đại tá Paul Tibbets xuất phát từ North Field – căn cứ không quân trên đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương , cách Nhật Bản khoảng 6 giờ bay. Ngày thả bom là 06 tháng 08 bởi trước đó có mây hình thành trên bầu trời mục tiêu hạn chế tầm quan sát bằng mắt thường từ trên không. Ở thời điểm bom rơi, thời tiết tốt và phi hành đoàn cùng thiết bị hoạt động trôi chảy. Đại úy William Sterling Parsons đưa quả bom "Little Boy" vào tình trạng sẵn sàng sau khi máy bay cất cánh, trợ tá của ông dỡ các thiết bị an toàn của quả bom 30 phút trước khi tới mục tiêu. Cuộc tấn công được thực hiện đúng như kế hoạch, quả bom rơi bởi trọng lực với 60 kg Uranium 235.
Khoảng 1 giờ trước cuộc tấn công, người Nhật đã phát hiện bằng radar một số máy bay của Mỹ tiếp cận lãnh thổ phía nam Nhật Bản. Báo động được phát ra và việc phát thanh ngừng ở nhiều thành phố, bao gồm cả Hiroshima. Các máy bay tiếp cận bờ biển với cao độ rất lớn. Lúc 8 giờ sáng, trạm radar ở Hiroshima thấy rằng số lượng máy bay đang tiến vào rất ít – không hơn 3 chiếc – và bỏ lệnh sẵn sàng đánh chặn bằng không quân
Ba chiếc máy bay bị phát hiện đó đều là B-29: chiếc "Enola Gay" (đặt tên theo mẹ của Thiếu tá Tibbets ). Cảnh báo ở mức trung bình trên sóng radio tới dân chúng rằng nên trú ẩn nếu nhìn thấy các máy bay B-29, nhưng người ta cho rằng đây là một cuộc do thám chứ không có đột kích bằng không quân.
Lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima), chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử "Little Boy" trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600 m với đương lượng nổ 13 kiloton (vũ khí nguyên tử sử dụng U-235 bị coi là không có hiệu năng cao, chỉ có 1,38% khối lượng của chúng phân hạch), ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong số này, có khoảng 2 ngàn người Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ khác mang hậu quả của vụ nổ. Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở Nhật và không thể rời khỏi Nhật Bản khi chiến tranh nổ ra. Có thể có cả hàng trăm tù binh phe Đồng Minh chết trong lần này. Bán kính bị tàn phá là 1,6 km và cháy trên diện tích 4,4 km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.
Ngày nay các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt đã phát triển đến một tầm cao mới. Trái đất này đã mất 4 tỷ năm để phát triển tới ngày hôm nay, vậ mà giờ đây những đứa con của đất mẹ lại tạo ra những thứ có thể reset tất cả 4 tỷ năm ấy về con số không. Bằng tất cả những gì có thể rất hy vọng anh em lên án, tẩy chay và kịch liệt phản đối việc phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt dưới bất cứ lý do gì. Video hôm nay xin được kết thúc tại đây, hẹn gặp lại anh em trong những video tiếp theo
vũ khí
,lịch sử
Chúng ta luôn nói về hòa bình nhưng lại chuẩn bị cho chiến tranh
RYU PYU
Chúng ta luôn nói về hòa bình nhưng lại chuẩn bị cho chiến tranh
Nguyenphuhoang Nam
Vũ khí hạt nhân thực sự là một nỗi ám ảnh! không rõ ai đã chế tạo ra nó và liệu có liên quan gì đến nhà bác học thiên tài Einstein không nhỉ?