Những kiểu người thất bại ngoài đời, giả bộ tri thức thành công trên Noron có dấu hiệu gì cách phát hiện?
noron
Chào bạn, có lẽ bạn từng có một trải nghiệm không vui nên mới đặt ra câu hỏi này. Mà thường là "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" thì phải? nên có thể đôi lúc trong nhận định sẽ thiếu đi sự thấu đáo.
"Người thất bại ngoài đời" không có đâu bạn. Bởi con người sinh ra ở hoàn cảnh khác nhau, lựa chọn những giá trị khác nhau nên không phân ra cao thấp, thành bại. Hơn nữa nếu cố gắng luận chuyện thành bại, đời người không nên chỉ xét trong phạm vi một đời, mà ít nhất ba đời.
Còn "giả bộ tri thức thành công" mình cũng chưa gặp bao giờ, vì nhu cầu của người tri thức thực sự không phải là thành công. Họ cũng không mong muốn người khác chú ý và ngợi ca những điều họ có, hay thành tựu đã đạt được bởi điều ấy chẳng những không có ích mà còn gây hại đến chí tiến thủ, cầu học của họ.
Câu hỏi của bạn thiên về khẳng định, nên mình xin phép chia sẻ như vậy. Mong rằng câu hỏi trở về đúng với chức năng nghi vấn ban đầu để chúng ta ngẫm thêm trước khi trả lời. Vì mình nghĩ nếu đưa ra sẵn kết luận trong câu hỏi, thì rất khó để chúng ta thấy sự thực trong các câu trả lời.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, có lẽ bạn từng có một trải nghiệm không vui nên mới đặt ra câu hỏi này. Mà thường là "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" thì phải? nên có thể đôi lúc trong nhận định sẽ thiếu đi sự thấu đáo.
"Người thất bại ngoài đời" không có đâu bạn. Bởi con người sinh ra ở hoàn cảnh khác nhau, lựa chọn những giá trị khác nhau nên không phân ra cao thấp, thành bại. Hơn nữa nếu cố gắng luận chuyện thành bại, đời người không nên chỉ xét trong phạm vi một đời, mà ít nhất ba đời.
Còn "giả bộ tri thức thành công" mình cũng chưa gặp bao giờ, vì nhu cầu của người tri thức thực sự không phải là thành công. Họ cũng không mong muốn người khác chú ý và ngợi ca những điều họ có, hay thành tựu đã đạt được bởi điều ấy chẳng những không có ích mà còn gây hại đến chí tiến thủ, cầu học của họ.
Câu hỏi của bạn thiên về khẳng định, nên mình xin phép chia sẻ như vậy. Mong rằng câu hỏi trở về đúng với chức năng nghi vấn ban đầu để chúng ta ngẫm thêm trước khi trả lời. Vì mình nghĩ nếu đưa ra sẵn kết luận trong câu hỏi, thì rất khó để chúng ta thấy sự thực trong các câu trả lời.
Tuấn Đinh
Nếu bạn muốn nhận biết thì bản thân bạn phải là một người có nhiều tri thức trước. Bởi vì sao?
Vì chỉ khi bạn hiểu biết hơn người ta về lĩnh vực hoặc chuyên môn nào đấy, thì mới biết rằng người ta đang ngụy luận, tâng bốc, nói phét hay phản khoa học. Còn nếu không phải chuyên môn của mình thì luôn phải có cái nhìn bao quát và thực tế hơn một chút thì mới bảo vệ quan điểm của mình và góc nhìn của mình được.
Những người giả bộ tri thức thường sử dụng ngụy luận một cách cố tình hoặc vô tình để chắp vá vào quan điểm của họ về một vấn đề nào đó. Kể cả nó không phải là sự thật, nhưng luận điểm của họ lại có máy móc thì tôi tin bản thân bạn cũng sẽ bị dắt mũi bởi họ thôi. Chỉ có tự mình tìm kiếm thông tin và xác thực thông tin bởi chính mình mới là dấu hiệu nhận biết tốt nhất. Bản thân họ đóng giả một nhà tri thức lỗi lạc thì tôi nghĩ họ không phải kiểu người thất bại đâu, không những lùa được gà mà còn tạo nên 1 hệ tư tưởng, thế nên đã nguy hiểm sẽ còn nguy hiểm hơn.
Muốn "còng tay" được những người này, thì bạn phải có nhiều sự thật và kiến thức. Nếu không, bạn cũng chỉ dừng lại ở mức nhận biết và cũng chả ai tin bạn cả.
Đại Phong
Người thất bại, người kém cỏi, người không biết đôi khi lại có những góc nhìn, những quan điểm hay câu hỏi khiến chúng ta ngỡ ngàng.
Học từ người giỏi hơn dĩ nhiên là tốt rồi, nhưng kể cả người kém hơn bạn vẫn có thể học được từ họ nhiều điều.
Trên Noron có thể có người giỏi, người kém, người thành đạt, người chưa thành đạt, nhưng quan trọng tôi thấy mọi người đều trả lời hết sức có tâm, với mong muốn hỗ trợ, chia sẻ rất cả những gì mình biết, mình trải qua, mình suy nghĩ, nhằm giúp cho người hỏi có được thêm thông tin, hoặc góc nhìn tốt để có quyết định hoặc lựa chọn sáng suốt.
Quyết định vẫn là của bạn, của người hỏi. Còn tư vấn, chia sẻ là của người trả lời. Nếu bạn vẫn đánh giá câu trả lời dựa trên địa vị của người trả lời thì cũng không khách quan lắm đâu.
Khôi Nguyên
Tôi nghĩ rằng ngoài đời và mạng xã hội thì nhiều chứ trên Noron thì chưa thấy ai tự vỗ ngực là một trí thức, là 1 hệ tư tưởng cả 😂
Trí Lê
3 đặc điểm thôi nè:
1. Thể hiện cái tôi rất cao, cái tone viết rất thoả mãn sau mỗi lần trả lời ai đó.
2. Thường muốn mình là người đặc biệt, khác biệt nhất trong thread debate.
3. Luôn dựa vào nhận thức về báo chính trị xã hội để thể hiện trí hiểu biết, không dựa vào kinh nghiệm thực tế.
Một số ví dụ cho các bạn xem:
"Biết thì hẵng chém bạn ạ, hãy đọc báo và bớt tưởng tượng đi"
"Mà thôi để mềnh nhét số liệu vào mồm bạn luôn cho đỡ lươn"
"mụ mị đầu óc ngu đi là có thật ah."
Rukahn
Khi cùng tranh luận 1 vấn đề nào đó trái chiều, nhất là gặp các quan điểm đối lập với họ, thay vì sử dụng hệ quan điểm với sự liên kết các học thuyết tư tưởng và lập luận sắc bén và những ví dụ dễ thấy. Họ chuyển sang công kích cá nhân người trái quan điểm nào là bảo thủ, là trì trệ, là cổ hủ.... thậm chí tấn công cá nhân bằng cách bới móc trang cá nhân, thông tin cá nhân rồi thậm chí đòi quan hệ với mẹ của người ta hay đòi tương vỡ camera của người ta nếu gặp ngoài đời
Ngọc Cảnh
- Bám víu vào một luận điểm, coi đó là thứ duy nhất và quan trọng nhất trong khi có hàng loạt những sự thật khác. Yêu cầu mọi người phải chứng mình luận điểm của họ sao cho phù hợp với quan điểm của người ấy, nếu không phù hợp thì sẵn sàng bác bỏ hết mọi dẫn chứng, quan điểm của người khác.
- Luôn dẫn một nửa sự thật, không phải là toàn bộ => Toàn bộ là dối trá.
Nhìn Cái Gì?