Những kĩ năng không thể không có ở một leader là gì?
Cho dù bạn là sinh viên, một người quản lý văn phòng hay một nhà lãnh đạo dự án, tất cả vị trí đó đều yêu cầu một số kỹ năng mềm để giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Dưới đây là 10 kỹ năng hàng đầu tạo ra một “Leader” mạnh mẽ tại nơi làm việc.
1. Khả năng giao tiếp
Là một leader, bạn cần có khả năng giải thích rõ ràng và ngắn gọn cho member của mình mọi thứ từ mục tiêu của cả nhóm đến các nhiệm vụ cụ thể.
Leader là người phải nắm vững tất cả các hình thức giao tiếp, bao gồm trò chuyện trực tiếp một đối một, nói trước đám đông hay giao tiếp qua điện thoại, email và phương tiện truyền thông xã hội. Leader tốt nên thường xuyên thảo luận các vấn đề cũng như các mối quan tâm khác cùng các thành viên trong nhóm.
2. Khả năng truyền động lực cho người khác
Có nhiều cách để thúc đẩy member của bạn, có thể đó là sự công nhận và phần thưởng, hay bằng cách giao trách nhiệm cho member để họ nhận ra mình đang thực sự đóng góp gì đó vào mục tiêu chung
3. Khả năng phân bổ trách nhiệm
Việc leader ôm đồm quá nhiều nhiệm vụ sẽ dẫn đến việc phải vật lộn để hoàn thành mọi việc. Họ thường sợ rằng giao nhiệm vụ cho ai đó là một dấu hiệu của sự yếu đuối, nhưng trong thực tế nó là một dấu hiệu của một phong cách lãnh đạo mạnh mẽ.
Bằng cách giao nhiệm vụ cho member của mình, bạn có thể tập trung vào các nhiệm vụ khác quan trọng hơn.
4. Thái độ tích cực
Đừng quá áp lực khi một việc gì đó không theo như kế hoạch mà hãy từ từ tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề, điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ và lành mạnh, ngay cả trong thời gian mọi người đều bận rộn, căng thẳng.
5. Sự đáng tin
Hãy tạo dựng một mối quan hệ mà member của bạn có cảm giác thoải mái khi trình bày những thắc mắc hay quan điểm của họ. Chỉ như vậy thì member mới tin tưởng bạn và những mục tiêu chung mà bạn đặt ra cho cả team
6. Óc sáng tạo
Là một leader, nhiều khi bạn phải đưa ra một số quyết định khó khăn, những lúc đó bạn cần có khả năng “Think outside of the box”.
Học cách thử những các giải pháp mới lạ, hoặc tiếp cận vấn đề theo những hướng mà bạn chưa từng nghĩ đến sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, từ đó member của bạn cũng sẽ được truyền cảm hứng từ 1 leader luôn không luôn chọn con đường truyền thống, an toàn.
7. Kĩ năng góp ý
Một leader tốt nên thường xuyên tận dụng cơ hội để giúp member của mình tự đánh giá quá trình làm việc của họ. Bằng cách giúp member của mình cải thiện kĩ năng làm việc cũng như khả năng đưa ra quyết định, bạn sẽ tự tin hơn khi giao nhiệm vụ cho member của mình
8. Trách nhiệm cao
Một leader nên có trách nhiệm với cả thành công lẫn thất bại của cả team. Do đó, bạn nên tự đứng ra nhận lỗi khi có vấn đề xảy ra chứ không phải là đổ lỗi cho ai. Nếu member thấy bạn đổ lỗi cho ai đó, họ sẽ mất dấn sự tôn trọng dành cho bạn.
Vì vậy, hãy sẵn sàng nhận sai và chấp nhận thất bại, để từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện.
9. Luôn cam kết làm mọi việc tới cùng
Việc một leader theo đến cùng những thứ mình đã đề ra là vô cùng quan trọng. Việc bạn sẵn sàng bỏ thêm giờ để hoàn thành công việc sẽ giúp truyền động lực cho member của bạn không bỏ cuộc giữa chừng
10. Sự linh hoạt
Trong quá trình làm việc, sự thay đổi vào phút chót nhiều khi không thể tránh khỏi. Vì vậy, leader phải luôn linh hoạt trước mọi tình huống và bình tĩnh trước mọi thay đổi để có thể nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất