[Những khoảnh khắc đời người] Bạn có... ngu không?

  1. Kỹ năng mềm

Có bao giờ, dù chỉ là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, bạn tự nhận là mình... ngu đần hay không?

Có những khoảnh khắc trong đời người, khi con người ta có những phán đoán hoàn toàn sai lầm, theo kiểu một sự tự hiểu lầm, mà tự cho rằng mình ngu si đần độn. Đó là khi, họ tự cảm thấy họ phải trải qua vô số lần làm việc thất bại, thành tích học tập chẳng may luôn luôn đứng sau người khác, trong khi đó cha mẹ và thầy giáo thì thường xuyên mắng chửi “ngu xuẩn” này nọ kia. Thêm vào đó, bản thân bạn lại mang cảm giác xa lánh tất cả mọi người vì nhận thấy mình không thông minh năng nổ bằng người khác,... kết quả là tự kết luận mình ngu đần.

4.2

Ảnh minh họa: vnwhr.net

Bạn có biết:

  • Dung lượng dự trữ của bộ óc con người là vô cùng lớn, thậm chí là
    tương đương với toàn bộ các trang web trên thế giới
    ?
  • Đại não của con người có trữ lượng và tiềm năng cực kỳ khủng, hay nói cách khác, dung lượng dự trữ của não người là cực kỳ khổng lồ và bạn hoàn toàn chưa khai thác và lợi dụng được 1 phần mười vạn, một phần triệu của nó đâu. Đó là chưa kể, có thể nói là không thể khai thác hết.
  • Con người thông minh và ưu việt đến mức không ai có thể tưởng tượng nổi?
  • ....

Những điều trên chứng minh rằng:

  • Bất cứ ai cũng có thể xử lý một công việc từ bình thường cho đến khó, và cực kỳ khó.
  • Một người khi vừa mới sinh ra đời có thể trông hơi đần một chút, nhưng vẫn hoàn toàn có thể thông qua việc huấn luyện trí não và khai thác trí năng sau này để trở thành thông minh. Và ngược lại,
  • Một đứa trẻ con vô cùng thông minh nhưng về sau này lại lười dùng não, không có ý chí tiến thủ hoặc luôn tự cho mình là ngu đần, cam tâm đứng sau lưng người khác, thì sẽ càng sống càng ngu, càng sống càng đần độn.
  • Bất kể bạn sinh ra là ai, thông minh hay ngu si đần độn, cũng đừng bao giờ tự nhận định mình là ngu đần.
nao-bay

Bạn sở hữu bộ não đần độn hay chưa được rèn luyện tốt? Ảnh: Internet

Làm thế nào nếu cảm thấy mình "trông có vẻ" ngu đần?

Chắc các bạn cũng đã từng xem hoặc có nghe qua chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam. Những "thần đồng", "chân mệnh sử gia", những siêu sao trí nhớ, những bộ óc siêu phàm, những tài năng gây chấn động,... chắc họ phải thông minh lắm. Có khi nào, dù chỉ 1 lần, bạn xem những cá nhân xuất sắc ấy rồi quay sang mình và cho rằng mình ngu đần, còn lâu mới được như họ?

Thực ra thì, họ giỏi thật. Nhưng là giỏi ở lĩnh vực họ có khả năng giỏi. Không phủ nhận có những cá nhân "giỏi toàn diện" thật, kiến thức phong phú thật, nhưng... có gì đâu. Bạn hoàn toàn có khả năng đạt được như họ (thậm chí hơn) đấy! Bạn có tin không? :D

Về cơ bản, nếu như từ trước tới nay bạn chưa hề được huấn luyện trí não cũng như khai thác trí lực đúng mức, thì bây giờ đầu óc bạn sẽ đương nhiên không dễ điều khiển. Những điểm người ta có thể suy nghĩ được thì bạn lại nghĩ không ra, hay những việc người ta làm tốt thì vào tay bạn lại trở nên hỏng, hoặc đơn giản nhất là học đâu quên đấy như nước đổ đầu vịt nước trôi qua cầu. Đã thế, lại không có nổi sức sáng tạo và khả năng tưởng tượng...

Nhưng không phải vì thế mà bạn ngu đần. Bạn vẫn có thể ngay lúc này bắt tay vào việc "huấn luyện" đầu óc của mình. Dù bạn đang ở độ tuổi nào, thanh xuân hay trung niên hay đã bước qua ngưỡng cửa của tuổi già, thì vẫn còn kịp cho bạn huấn luyện đầu óc. (Khoa học bảo thế chứ thực ra mình chưa chứng minh được bằng kinh nghiệm bản thân đâu :D)

Huấn luyện như thế nào?

Theo mình tìm hiểu và được biết sau khi đọc bài viết

Trí nhớ con người
thì, Trí óc của con người là do 7 loại sức mạnh có tính chất và thành phần mỗi loại khác nhau hỗn hợp tạo thành:

  1. Khả năng vận dụng con số.
  2. Khả năng sử dụng ngôn ngữ văn tự.
  3. Khả năng nhớ.
  4. Khả năng tưởng tượng.
  5. Khả năng phân tích phân biệt.
  6. Khả năng tổng hợp quy nạp.
  7. Khả năng tiếp nhận lý giải.

Thế nên, để huấn luyện não bộ trở nên minh mẫn hơn, hãy dựa vào 7 loại khả năng để lên kế hoạch huấn luyện riêng biệt hoặc cũng có thể huấn luyện tổng hợp. Tức là bạn có thể nhắm thấy mình yếu ở khả năng nào thì tập trung huấn luyện ở khả năng đó, từ đó tự khai thác tiềm năng trí lực vô cùng vô tận trong đại não của bạn.

Có thể tham khảo sơ qua các phương pháp huấn luyện như sau:

  • Huấn luyện khả năng về con số: Trước hết, tìm tổng của 5 số khác nhau. Sau khi bộ não đã luyện đượcthành thạo bài toán này thì sau đó hàng ngày bỏ ra ít nhất khoảng 15 phút để thực hành tính toán các bài toán phát sinh trong thực tế.
  • Huấn luyện khả năng ngôn ngữ văn tự: Bắt gặp được từ mới nào trong cuộc sống là ngay lập tức ghi chép lại và không ngừng vận dụng những từ mới học để diễn đạt ngôn ngữ trong thực tế cuộc sống.
  • Huấn luyện khả năng nhớ: Cố gắng ghi nhớ thật chắc chắn những thứ mà lần đầu tiên bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy. Khi bạn thử ghi nhớ một sự việc nào đó, bạn sẽ nhận ra được trí nhớ của bạn là hoàn toàn có thể sử dụng được, và sử dụng tốt. Để nhớ lâu, thì làm cho cái cần nhớ trở nên thật sự ấn tượng. Đôi khi, đọc to lên thành tiếng cho mình nghe cũng là một cách để nhớ lâu. Riêng những thứ hình tượng quá thì có thể dùng đến khái niệm trừu tượng để hỗ trợ, và ngược lại, muốn nhớ những khái niệm trừu tượng thì dùng những cái thuộc về hình tượng để giúp thêm (chỗ này có vẻ hơi trừu tượng vì có hơi hướng triết học thì phải :D). Đương nhiên, là phải thường xuyên ôn tập.
  • ...

Tất nhiên, trí nhớ nhanh và sâu của một cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào tính bẩm sinh hay tính nhạy cảm của tế bào thần kinh người đó. Nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn có thể huấn luyện cho mình có được khả năng mà mình muốn có. Chúng ta có thể không bằng Lê Quý Đôn, ngay từ nhỏ đã đọc bài văn bia ở bờ sông trong lúc thủy triều lên, và có thể đọc lại không sai một chữ, khi nước đã che lấp bia; Chúng ta cũng có thể không sánh được với nhà toán học L. Oile sở hữu một trí nhớ kỳ diệu, có thể trong một đêm mất ngủ mà tính nhẩm trong óc lũy thừa sáu của một trăm số đầu và rất lâu về sau vẫn còn nhớ kết quả tìm được; Chúng ta cũng có thể khó mà trong một sớm một chiều luyện được trí nhớ như các "thần đồng", "chân mệnh sử gia", những siêu sao trí nhớ, những bộ óc siêu phàm, những tài năng gây chấn động,... trong Siêu trí tuệ Việt,.... Nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có thể rèn luyện cho trí nhớ mình được tiến bộ, bền vững theo thời gian. Quan trọng vẫn nằm ở sự tập trung cao độ. Cần cù bù thông minh. Ôn tập thường xuyên. Nhận biết được đâu là thông tin cần thiết phải nhớ đâu là thông tin nhất định phải bỏ qua. Nhớ cũng cần phải chọn lọc kiến thức cần nhớ. Muốn nhớ phải quên, nhớ những điều có ích và quên những điều vô ích.

Bạn thử "huấn luyện" não mình một thời gian xem sao, bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì thấy mình hoàn toàn không ngu đần.

Đương nhiên, trừ khi bạn thấy mình thông minh rồi thì thôi. :D

Từ khóa: 

khoảnh khắc đời người

,

huấn luyện trí não

,

rèn luyện trí óc

,

kỹ năng mềm

Câu hỏi này nghe gắt quá. Có ngu cũng... ngu gì nhận mình ngu hỉ :))
Trả lời
Câu hỏi này nghe gắt quá. Có ngu cũng... ngu gì nhận mình ngu hỉ :))