Những khó khăn của nghề biên- phiên dịch?
giáo dục
,hướng nghiệp
- Áp lực công việc cao
Phiên dịch được cho là nghề nhiều áp lực. Các phiên dịch viên phải chịu tâm lý khá lớn trong mỗi buổi dịch, nhất là phiên dịch viên mới vào nghề hay các buổi dịch mang tính quan trọng cao. Bởi, khi phiên dịch, phiên dịch viên phải tập trung cao độ để nghe người nói - ghi nhớ đầy đủ những nội dung cần thiết nhất và truyền tải chính xác hàm ý đến người nghe nhưng vẫn phải đảm bảo lời dịch trôi chảy, trau chuốt, hấp dẫn và dễ tiếp nhận nhất. Do đó, sức ép về thời gian, chất lượng dịch, khả năng phản xạ hay xử lý tình huống mang đến cho người dịch những áp lực không hề nhỏ.
- Tính cạnh tranh cao và đào thải lớn
Trong thời buổi hội nhập như hiện nay có không ít người giỏi từ 2 thứ tiếng trở lên và họ hoàn toàn đủ điều kiện để hành nghề phiên dịch. Do đó, bên cạnh cơ hội việc làm lớn, mức thu nhập cao thì nghề phiên dịch cũng chứa đựng tính cạnh tranh cao và mức độ đào thải không hề nhỏ. Chỉ những ai đáp ứng được nhu cầu dịch thuật của phần lớn khách hàng và của xã hội thì mới sống lâu được với nghề.
- Bắt buộc phải thông thạo ngoại ngữ
Phiên dịch viên không đơn giản chỉ là công việc giao tiếp, nghe - nói đơn thuần mà đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và vốn hiểu biết. Một trong những tiêu chí đầu tiên khi tuyển chọn phiên dịch viên là khả năng thông thạo ngoại ngữ của họ, tức là thuần thục văn phong nói của ngôn ngữ cần dịch và cần được dịch, sử dụng thành thạo các từ/cụm từ vựng chuyên ngành có liên quan, áp dụng vào đúng ngữ cảnh, bối cảnh văn hóa của các quốc gia khi dịch…
- Tuyệt đối đề cao tính kỷ luật trong nghề nghiệp
Yêu cầu công việc bắt buộc phiên dịch viên phải tuyệt đối trung thành với ngôn ngữ gốc (hay ngôn ngữ nguồn). Đây được coi như vấn đề “đạo đức/lương tâm nghề nghiệp” của người dịch. Bởi, chỉ cần dịch sai một từ/cụm từ cũng có thể hướng nội dung dịch sang một ý khác, có thể gây nên những hiểu lầm và hậu quả nghiêm trọng giữa các bên. Vì vậy, phiên dịch viên cần đặc biệt cẩn thận trong việc nghe - hiểu và truyền đạt thông tin, hãy đặt lương tâm và tính kỷ luật lên cao nhất.
- Phải hiểu được tâm lý cảm xúc của người nói
Để phần dịch diễn ra trôi chảy và mang lại chất lượng tốt nhất, ngoài khả năng tốc ký, phiên dịch viên còn phải dự đoán được nội dung câu nói của người nói ngay cả khi họ chưa nói xong. Để làm được điều này, bạn phải nắm bắt được tâm lý cảm xúc của họ thông qua cử chỉ cơ thể, nét mặt, thái độ tại mỗi thời điểm thể hiện lời nói để lựa chọn từ ngữ và giọng điệu thích hợp nhất cho ngôn ngữ đích của mình.
Mỗi ngành nghề đều chứa đựng những đặc thù công việc riêng và lợi ích sẽ luôn đi liền cùng với khó khăn. Vậy nên, nếu thực sự đam mê và quyết tâm theo đuổi nghề, bạn hoàn toàn có thể vượt qua những khó khăn trên để thể hiện bản thân, khẳng định năng lực và tiến xa hơn với nghề
Lan Anh
- Áp lực công việc cao
Phiên dịch được cho là nghề nhiều áp lực. Các phiên dịch viên phải chịu tâm lý khá lớn trong mỗi buổi dịch, nhất là phiên dịch viên mới vào nghề hay các buổi dịch mang tính quan trọng cao. Bởi, khi phiên dịch, phiên dịch viên phải tập trung cao độ để nghe người nói - ghi nhớ đầy đủ những nội dung cần thiết nhất và truyền tải chính xác hàm ý đến người nghe nhưng vẫn phải đảm bảo lời dịch trôi chảy, trau chuốt, hấp dẫn và dễ tiếp nhận nhất. Do đó, sức ép về thời gian, chất lượng dịch, khả năng phản xạ hay xử lý tình huống mang đến cho người dịch những áp lực không hề nhỏ.
- Tính cạnh tranh cao và đào thải lớn
Trong thời buổi hội nhập như hiện nay có không ít người giỏi từ 2 thứ tiếng trở lên và họ hoàn toàn đủ điều kiện để hành nghề phiên dịch. Do đó, bên cạnh cơ hội việc làm lớn, mức thu nhập cao thì nghề phiên dịch cũng chứa đựng tính cạnh tranh cao và mức độ đào thải không hề nhỏ. Chỉ những ai đáp ứng được nhu cầu dịch thuật của phần lớn khách hàng và của xã hội thì mới sống lâu được với nghề.
- Bắt buộc phải thông thạo ngoại ngữ
Phiên dịch viên không đơn giản chỉ là công việc giao tiếp, nghe - nói đơn thuần mà đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và vốn hiểu biết. Một trong những tiêu chí đầu tiên khi tuyển chọn phiên dịch viên là khả năng thông thạo ngoại ngữ của họ, tức là thuần thục văn phong nói của ngôn ngữ cần dịch và cần được dịch, sử dụng thành thạo các từ/cụm từ vựng chuyên ngành có liên quan, áp dụng vào đúng ngữ cảnh, bối cảnh văn hóa của các quốc gia khi dịch…
- Tuyệt đối đề cao tính kỷ luật trong nghề nghiệp
Yêu cầu công việc bắt buộc phiên dịch viên phải tuyệt đối trung thành với ngôn ngữ gốc (hay ngôn ngữ nguồn). Đây được coi như vấn đề “đạo đức/lương tâm nghề nghiệp” của người dịch. Bởi, chỉ cần dịch sai một từ/cụm từ cũng có thể hướng nội dung dịch sang một ý khác, có thể gây nên những hiểu lầm và hậu quả nghiêm trọng giữa các bên. Vì vậy, phiên dịch viên cần đặc biệt cẩn thận trong việc nghe - hiểu và truyền đạt thông tin, hãy đặt lương tâm và tính kỷ luật lên cao nhất.
- Phải hiểu được tâm lý cảm xúc của người nói
Để phần dịch diễn ra trôi chảy và mang lại chất lượng tốt nhất, ngoài khả năng tốc ký, phiên dịch viên còn phải dự đoán được nội dung câu nói của người nói ngay cả khi họ chưa nói xong. Để làm được điều này, bạn phải nắm bắt được tâm lý cảm xúc của họ thông qua cử chỉ cơ thể, nét mặt, thái độ tại mỗi thời điểm thể hiện lời nói để lựa chọn từ ngữ và giọng điệu thích hợp nhất cho ngôn ngữ đích của mình.
Mỗi ngành nghề đều chứa đựng những đặc thù công việc riêng và lợi ích sẽ luôn đi liền cùng với khó khăn. Vậy nên, nếu thực sự đam mê và quyết tâm theo đuổi nghề, bạn hoàn toàn có thể vượt qua những khó khăn trên để thể hiện bản thân, khẳng định năng lực và tiến xa hơn với nghề