Những hiệu ứng tâm lý thú vị trong tình yêu mà bạn nên biết
Nhiều khi bạn tự trách mình là bạn hồ đồ, ngu ngốc trong tình yêu nhưng thực ra đó là những hiệu ứng tâm lý phổ biến mà rất nhiều người đã trải qua đấy nhé!
Hiệu ứng hào quang (Halo effect)
Chúng ta dễ dàng nảy sinh cảm tình với một người có vẻ ngoài thu hút và xinh đẹp, thậm chí còn vội vã gắn cho họ những tính từ: tốt bụng, dịu dàng, hiểu chuyện… ngay khi chỉ nhìn thấy họ lần đầu tiên. Các nhà khoa học đã đặt tên cho điều này là Hiệu ứng hào quang (Halo Effect).
Hiệu ứng Romeo và Juliet
Chuyện tình bi thương khắc cốt ghi tâm giữa Romeo và Juliet chắc hẳn đã không còn xa lạ với bất kỳ bạn đọc nào. Thậm chí tên của hai nhân vật chính còn được đặt cho một hiệu ứng tâm lý có thật về tình yêu. Theo đó, khi các cặp đôi càng gặp nhiều trở ngại trong tình yêu thì mối quan hệ giữa họ sẽ càng sâu đậm và khó tách rời. Họ sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì tình yêu hay chấp nhận cả cái chết để bảo vệ nó khỏi sự xâm hại từ thế giới bên ngoài.
Hiệu ứng Cầu treo (Suspension Bridge effect)
Hội những người chuyện đi “crush dạo” ai đó chắc hẳn sẽ rất đồng cảm với hiệu ứng này. Hãy tưởng tượng vào một ngày đẹp trời nào đó (hoặc thậm chí còn không đẹp trời), bạn bỗng “đứng chết tim tứ khắc, nàng nhẹ nhàng lướt qua, tiếng sét ái tình đã đánh, xem như duyên chúng ta” sau đó liền nghĩ rằng mình thích đối phương dù trước đó bạn hoàn toàn không có cảm giác với họ.
Đây chính là trường hợp kinh điển của hiệu ứng cầu treo: hoàn cảnh của tình huống lúc đó khiến cơ thể bạn hồi hộp, tim đập nhanh (chẳng hạn như vừa đoạt huy chương vàng cuộc thi chạy điền kinh bỗng dưng nhìn thấy nụ cười của nàng ấy ở trên khán đài, bạn ngay lập tức chuyển đối phương từ “nàng ấy” trở thành “nàng thơ” của mình luôn!), vì vậy tạo ra ảo giác bạn thật sự thích người đó mặc dù sự thật không phải vậy.
Hiệu ứng phấn chấn
Yêu đúng người sẽ khiến bạn trở nên ưu tú hơn. Càng khắc cốt ghi tâm với người mình yêu bao nhiêu, bạn càng muốn vì họ mà trở nên ưu tú hơn. Mượn tạm câu nói của Chu Nhân để miêu tả cho trường hợp này: Nếu bạn nhìn thấy mình trong gương ngày càng đẹp ra, chúc mừng bạn, bạn tìm đúng người rồi.
Hiệu ứng Tiếp xúc thường xuyên (Mere Exposure effect)
Gặp gỡ thường xuyên, rồi tình cảm đâm chồi nảy lộc là chuyện bình thường. Hiệu ứng Tiếp xúc thường xuyên truyền tải thông điệp giản đơn: con người ta chuộng những thứ quen thuộc. Đều đặn lướt qua ai đó khiến chúng ta có cảm giác họ đáng tin hơn những người chúng ta chưa từng trông thấy mặt bao giờ. Hiệu ứng này cũng được áp dụng trong kinh doanh, giải thích tại sao doanh nghiệp chi rất nhiều tiền mua quảng cáo. Những thương hiệu nhan nhản trên báo chí, tivi, radio tốt hơn những thương hiệu “thông thường.”
Hiệu ứng Bổ sung trong tình yêu
Con người trước hết sẽ luôn chú ý đến những người mình thích. Trong một tập thể có hai người hoà hợp, thường một số sẽ có "hiệu ứng bổ sung trong tình yêu". Con người sẽ luôn nảy sinh hứng thú với người mình có thiện cảm. Khi một người thể hiện xu hướng thích bạn, chỉ cần giá trị của bản thân họ tạm ổn, bạn sẽ bất giác tìm những điểm mạnh trên người đối phương và thích họ lúc nào không biết.
Hiệu ứng Zeigarnik
Bạn đã bao giờ tự hỏi: tại sao có những người theo đuổi cuồng nhiệt ai đó nhưng khi có được rồi lại cảm thấy nhàm chán? Tại sao người bạn thầm yêu luôn là người hoàn mỹ nhất? Những "nam thần", "nữ thần" trong trường học, công ty mà bạn thậm chí không có cơ hội tiếp xúc vẫn luôn có một chỗ đứng trong trái tim của bạn? Câu trả lời chính là Hiệu ứng Zeigarnik - không đạt được vĩnh viễn thấy bứt rứt.
"Lạt mềm buộc chặt" là bí kíp kinh điển để thu hút người khác giới, nguyên nhân đằng sau đó có thể bạn cũng biết rồi đấy: cái gì càng khó, càng xa vời càng thu hút. Nói trên phương diện tâm lý học, đây là một kiểu hiệu ứng ghi nhớ: Ấn tượng của con người về việc chưa hoàn thành xong sâu đậm hơn những việc đã hoàn thành rồi. Vì vậy cũng đừng quá vồ vã với đối phương mà hãy như chầm chậm chờ đợi thủy triều lên mà tóm gọn mẻ lưới nhé!
Hiệu ứng Matthew trong tình yêu
Người bỏ ra càng nhiều càng không được trân trọng, người càng ích kỷ sức hấp dẫn càng cao. Biểu hiện của hiệu ứng Matthew trong tình yêu là: Kẻ yếu thì ngày càng yếu đi, kẻ mạnh thì ngày càng mạnh lên. Khi bạn bằng lòng bỏ ra vì bản thân, không ngừng hoàn thiện chính mình, sức hấp dẫn của bạn mới tăng lên, từ đó nâng cao sức hút của bản thân. Còn khi bạn một mực lấy lòng đối phương, sẽ càng khiến đối phương được đà lấn tới, mà trong quá trình ấy bạn sẽ không ngừng "mất giá", mà đối phương sẽ không ngừng tăng giá ". Với những người vốn đã có ưu thế (ví dụ: nền tảng gia đình, học vấn, môi trường giáo dục tốt...), thì họ lại có nhiều khả năng nhận được những cơ may đặc biệt để thành công hơn nữa.
Theo tình tình chạy, chạy tình tình theo (Playing selectively hard-to-get)
Chúng ta ham muốn và trân trọng những thứ hiếm hoi, những thứ không phải ai cũng dễ dàng sở hữu. Con nít cũng vậy, mà người lớn cũng vậy. Trong buôn bán cũng vậy, mà trong tình yêu cũng vậy. Nhiều lúc trốn tránh tình cảm, chúng ta vô tình làm cho cuộc chơi thêm thử thách và người chơi thêm hào hứng. Và nhiều lúc chúng ta quyết tâm cưa đổ mục tiêu chỉ vì tính háu thắng của mình.
Bài học rút ra là đừng dễ dãi. Cả đối với thân thể mình và cả đối với trái tim mình. Tuy nhiên, tỏ ra kiêu căng cũng có cái giá của nó: khó gần, ít bạn bè, bị bêu riếu là chảnh chọe, v.v… Vậy lý tưởng nhất là chỉ sử dụng kịch bản “mèo vờn chuột” với đối tượng nào đã lọt vào vòng gửi xe (tên tiếng Anh của chiến thuật này là Playing Selectively Hard-To-Get).
tâm lý học
,tình yêu
vẫn đang ế tè le ra nè @.@
Lê Hương Mai
vẫn đang ế tè le ra nè @.@
Minh Phương
coi bộ cũng thú zị ha