Những hạn chế của du lịch Việt Nam cần khắc phục??

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Việt Nam có tiềm năng về du lịch tuy nhiên việc quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch ở nước ta còn chưa tương xứng với tiềm năng ví dụ như nhiều khu du lịch đưa vào khai thác không hiệu quả và ngược lại cũng có nhiều nơi rất có tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư, khai thác đúng và đạt hiệu quả như mong đợi. Nhiều nơi việc khai thác tài nguyên du lịch còn cẩu thả, bừa bãi và thiếu sự quản lý của cơ quan ban, ngành dẫn đến tình trạng các tài nguyên du lịch bị hao mòn, suy kiệt và không phát huy được tiềm năng vốn có. Việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chỉ 1 hướng “cho đi” mà không “nhận lại”, nghĩa là một số nơi chỉ biết khai thác và tận dụng triệt để nguồn tài nguyên du lịch mà không có ý thức bảo vệ, phục hồi, tôn tạo. Bên cạnh đó ý thức của một bộ phận cá nhân trong ngành du lịch chưa cao, chưa quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng mà chỉ biết lo đến lợi ích cá nhân, trục lợi từ tài nguyên du lịch. Mặc dù Việt Nam nổi tiếng là đất nước với những con người thân thiện, hiếu khách nhưng vẫn còn tồn tại những người làm du lịch ý thức chưa cao như phá hoại tài nguyên du lịch, thực hiện những hành vi không tốt làm mất đi hình ảnh của du lịch Việt Nam như vứt rác bừa bãi, thực hiện những hành vi ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái, môi trường (thấy rõ nhất là ở các bãi tắm, bãi biển hoặc ở những khu vực công cộng như đường phố, công viên…) Các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể quản lý về du lịch có lượng nhân sự còn mỏng. Thêm vào đó, tình trạng quản lý chồng chéo; do vậy, đôi khi còn xảy ra các vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, không phân quyền hạn hoặc giao trách nhiệm cụ thể. Cơ sở hạ tầng tuy được nâng cấp, cải thiện nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ giữa các vùng, miền, khu, điểm du lịch. Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch tuy đông nhưng về mặt trình độ chuyên môn là chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách du lịch, nhất là du khách quốc tế. Các đơn vị lữ hành trong nước dù “sân nhà” nhưng có trường hợp vẫn không cạnh tranh được các công ty du lịch đa quốc gia hoặc công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài, về cả trình độ chuyên môn, năng lực cạnh tranh nhất là các đường Tour quốc tế. Về mảng tiếp thị, quảng cáo hình ảnh Việt Nam trên thương trường du lịch thế giới vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm. Việc xây dựng một chiến lược tiếp thị dài hơi và phù hợp để du khách quốc tế luôn xem Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn trong kế hoạch nghỉ dưỡng của họ đó là một thách thức không dễ thực hiện. Trong mắt bạn bè, du khách quốc tế, dù du lịch Việt Nam có nhiều ưu điểm song không phải là không có nhược điểm như vấn nạn hàng rong chèo kéo, nói thách đối với người nước ngoài dường như chưa bao giờ giảm; nạn ăn xin, móc túi, cướp giật hiện nay đang có xu hướng tăng; hệ thống các biển báo, biển hướng dẫn ở những nơi công cộng chưa hợp lý cũng gây khó hiểu cho du khách nước ngoài và điểm nhức nhối cuối cùng là một số tài xế taxi thường xuyên bày những chiêu trò như “hôi của” hay chạy quãng đường xa hơn để tính thêm tiền của khách.
Trả lời
Việt Nam có tiềm năng về du lịch tuy nhiên việc quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch ở nước ta còn chưa tương xứng với tiềm năng ví dụ như nhiều khu du lịch đưa vào khai thác không hiệu quả và ngược lại cũng có nhiều nơi rất có tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư, khai thác đúng và đạt hiệu quả như mong đợi. Nhiều nơi việc khai thác tài nguyên du lịch còn cẩu thả, bừa bãi và thiếu sự quản lý của cơ quan ban, ngành dẫn đến tình trạng các tài nguyên du lịch bị hao mòn, suy kiệt và không phát huy được tiềm năng vốn có. Việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chỉ 1 hướng “cho đi” mà không “nhận lại”, nghĩa là một số nơi chỉ biết khai thác và tận dụng triệt để nguồn tài nguyên du lịch mà không có ý thức bảo vệ, phục hồi, tôn tạo. Bên cạnh đó ý thức của một bộ phận cá nhân trong ngành du lịch chưa cao, chưa quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng mà chỉ biết lo đến lợi ích cá nhân, trục lợi từ tài nguyên du lịch. Mặc dù Việt Nam nổi tiếng là đất nước với những con người thân thiện, hiếu khách nhưng vẫn còn tồn tại những người làm du lịch ý thức chưa cao như phá hoại tài nguyên du lịch, thực hiện những hành vi không tốt làm mất đi hình ảnh của du lịch Việt Nam như vứt rác bừa bãi, thực hiện những hành vi ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái, môi trường (thấy rõ nhất là ở các bãi tắm, bãi biển hoặc ở những khu vực công cộng như đường phố, công viên…) Các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể quản lý về du lịch có lượng nhân sự còn mỏng. Thêm vào đó, tình trạng quản lý chồng chéo; do vậy, đôi khi còn xảy ra các vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, không phân quyền hạn hoặc giao trách nhiệm cụ thể. Cơ sở hạ tầng tuy được nâng cấp, cải thiện nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ giữa các vùng, miền, khu, điểm du lịch. Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch tuy đông nhưng về mặt trình độ chuyên môn là chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách du lịch, nhất là du khách quốc tế. Các đơn vị lữ hành trong nước dù “sân nhà” nhưng có trường hợp vẫn không cạnh tranh được các công ty du lịch đa quốc gia hoặc công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài, về cả trình độ chuyên môn, năng lực cạnh tranh nhất là các đường Tour quốc tế. Về mảng tiếp thị, quảng cáo hình ảnh Việt Nam trên thương trường du lịch thế giới vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm. Việc xây dựng một chiến lược tiếp thị dài hơi và phù hợp để du khách quốc tế luôn xem Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn trong kế hoạch nghỉ dưỡng của họ đó là một thách thức không dễ thực hiện. Trong mắt bạn bè, du khách quốc tế, dù du lịch Việt Nam có nhiều ưu điểm song không phải là không có nhược điểm như vấn nạn hàng rong chèo kéo, nói thách đối với người nước ngoài dường như chưa bao giờ giảm; nạn ăn xin, móc túi, cướp giật hiện nay đang có xu hướng tăng; hệ thống các biển báo, biển hướng dẫn ở những nơi công cộng chưa hợp lý cũng gây khó hiểu cho du khách nước ngoài và điểm nhức nhối cuối cùng là một số tài xế taxi thường xuyên bày những chiêu trò như “hôi của” hay chạy quãng đường xa hơn để tính thêm tiền của khách.