Những góc nhìn trái chiều!
Thật dễ dàng để phê bình một điều gì đó: một cuốn sách, một sản phẩm hay một doanh nghiệp dựa vào những gì chúng ta nhìn thấy bên ngoài.
Đối với một cuốn sách trên tay, khi chúng ta đọc xong, chúng ta có thể viết review, viết lời phê bình, hay thậm chí là chỉ trích những điều tác giả viết ra, là không đúng, là sai với hệ quy chiếu, trái với hiểu biết của bạn...
Khi một sản phẩm tung ra thị trường, chỉ cần vài cú chạm, trượt trên màn hình là chúng ta đã có thể đưa ra hàng tá các lý do để phê bình sản phẩm này chưa tốt, chưa hoàn thiện. Thông tin không rõ ràng, thiếu tính nhất quán, khiến người dùng confuse, button đặt không đúng chỗ, UI lộn xộn, UX không tốt, thực hiện một giao dịch mất quá nhiều thao tác,...
Khi đi ra đường, thì ta bắt gặp rất nhiều các doanh nghiệp lộ ra nhiều yếu điểm và ta bắt đầu phê bình. Nhân viên phục vụ thái độ lồi lõm, sản phẩm chất lượng không cao, dịch vụ hậu mãi có vấn đề...
Và thế là chúng ta trở thành những "chuyên gia" phê bình. Kèm theo đó là những lời khuyên, những lời bình, lời góp ý khiến ta cảm thấy mình quan trọng và như vừa làm được việc gì đó có ích cho xã hội.
Nếu như những đối tượng được góp ý có thể giải quyết được tất cả các vấn đề như vậy thì thế giới quả thật là tốt đẹp hơn rất nhiều, và chúng ta cần nhiều hơn những chuyên gia như vậy.
Nhưng thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Đối với khách hàng, điều họ chỉ nhìn thấy, suy nghĩ và quan tâm đó là:
"Tôi không quan tâm đến sản phẩm của bạn, cái tôi quan tâm đến vấn đề và nhu cầu của tôi chưa được thỏa mãn."
Còn đối với doanh nghiệp họ không kém thông minh hơn chúng ta, họ đủ hiểu biết để nhận ra những vấn đề của họ nhưng họ có vô vàn vấn đề cần phải quan tâm và giải quyết: nguồn nhân lực có hạn, tài chính eo hẹp, tính năng mới sản phẩm, ưu tiên cái gì, gạt bỏ cái gì, điều gì là quan trọng nhất, vấn đề nào cần được giải quyết trước, tối ưu hóa,... Và đơn giản những gì chúng ta góp ý chỉ là những điều họ chưa thể giải quyết được ngay hoặc không ưu tiên giải quyết mà thôi. Họ cần biết nên ưu tiên cho vấn đề nào tại từng thời điểm.
Nói chung, nếu đưa ra góp ý thì nên gắn với tình hình thực tế để tư vấn, góp ý, và cần có thứ tự ưu tiên cho các góp ý đó, vì đơn giản chúng ta không thể làm tất cả mọi việc cùng một lúc được.
Nhận xét và góp ý nó là góc nhìn cá nhân bạn, nên độ lớn của vấn đề bạn nhìn nhận chưa hẳn đã giống với các doanh nghiệp đang nhìn nhận. Như sự phát triển của mỗi chúng ta cũng vậy, càng trưởng thành thì những vấn đề trước kia không còn là vấn đề nữa.
Tìm ra vấn đề để giải quyết thì quả thật không hề khó. Cái khó là nên ưu tiên và tập trung vào giải quyết vấn đề nào trước, và quyết định từ bỏ không giải quyết vấn đề nào.
p/s: Ảnh trên là cuốn sách mà những người làm sản phẩm nên đọc.
bùi huy cường
,dẫn dắt người dùng
,phát triển sản phẩm
,sách
Mình thường có thói quen viết review một số cuốn sách để lại ấn tượng cho mình sau khi đọc. Khi viết, mình cảm thấy hiểu cuốn sách đó hơn, nhưng vẫn tôn trọng nguyên tác và ý hiểu của những người xung quanh, bạn ạ.
Nguyenphuhoang Nam
Mình thường có thói quen viết review một số cuốn sách để lại ấn tượng cho mình sau khi đọc. Khi viết, mình cảm thấy hiểu cuốn sách đó hơn, nhưng vẫn tôn trọng nguyên tác và ý hiểu của những người xung quanh, bạn ạ.