Những đứa trẻ thế hệ Z đang được nuôi dạy như thế nào?

  1. Giáo dục



" Các cuộc khảo sát của Unicef và WHO dựa trên các yếu tố đánh giá như môi trường, giáo dục và hành vi… để xếp hạng “những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới” đã chỉ ra rằng, những điều cơ bản nhất mang đến hạnh phúc cho trẻ nhỏ là bố mẹ của chúng hạnh phúc, được dành nhiều thời gian chăm sóc, được ăn sáng và ăn tối cùng gia đình và thường xuyên vui chơi, vận động ngoài thiên nhiên. Thế nhưng, thực tế là những đứa trẻ thế hệ Z đang được nuôi dạy như thế nào?"

" Để có những đứa trẻ hạnh phúc, bạn phải dạy chúng cách chịu đựng và vượt qua cảm giác buồn bã, thất vọng, sụp đổ hay bất công thay vì cố gắng bảo vệ con cái khỏi những cảm xúc ấy".

Bạn của mình đã hỏi như thế này: Làm thế nào để con mình hạnh phúc? Đó là khi bạn đọc xong bài viết 
này
, bạn cảm thấy  hoang mang. Bạn cứ nghĩ là một mẹ trẻ, hàng ngày có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin hữu ích, bạn  sẽ dạy con khá c  với bố mẹ bạn.  Nhưng không phải. 

Bạn không hề kiên nhẫn với con.
Bạn bắt con bạn nín khóc.
Bạn bắt con phải nhường em vì con lớn hơn.
Bạn muốn con bạn phải lập tức làm mọi thứ theo ý mình.
...
Vậy sai lầm của bạn là bắt đầu từ đâu? Có phải là từ bố mẹ bạn không? Rằng bạn đã bị ảnh hưởng từ trong tiềm thức phương thức giáo dục con cái của bố mẹ bạn nên bắt chước theo?

Và liệu các con sẽ cảm thấy như thế nào?
Từ khóa: 

thế hệ z

,

hạnh phúc

,

nuôi dạy con

,

giáo dục

Những đứa trẻ thế hệ Z đang dành quá nhiều thời gian để ngồi trước màn hình các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, iPad, máy tính... mà cha mẹ cung cấp để làm phần thưởng, để chúng ăn ngoan hơn, giữ yên lặng và không làm phiền. Công nghệ và các thiết bị thông minh đang đánh cắp vô số thời gian dành cho việc

đọc sách
, trò chuyện và vận động ngoài trời của những đứa trẻ, nó đồng thời làm giảm thời gian duy trì sự tập trung, khiến trẻ hình thành thói quen cần phải được đáp ứng ngay khi chúng đòi hỏi, và từ đó khiến trẻ phải đối diện với những thách thức ở trường cũng như ở nhà. Trẻ mất khả năng tập trung vào mọi việc và không thể chú ý lắng nghe, bởi vì chúng quen với việc xem mọi thứ theo một cách hấp dẫn, nhanh chóng, hứng thú. Chúng sẽ gặp vô vàn khó khăn khi bước vào thế giới thực tại sau khi đắm chìm trong thế giới ảo của riêng mình.

Cha mẹ ngày nay quá bận rộn, và để khỏa lấp cho sự thật rằng chúng ta không có đủ thời gian và năng lượng để ở bên con cái và thực sự vui chơi với chúng, chúng ta cố gắng tìm mọi cách để giúp những đứa trẻ luôn bận rộn, luôn vui vẻ và không có lý do gì để mà buồn chán. Chúng ta nghĩ ngay đến việc đưa cho con một cái máy tính bảng, điện thoại thông minh, tai nghe nhạc, các khóa học ngoài giờ, các lớp học nghệ thuật, các sự kiện dành cho trẻ nhỏ… Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đang dần tước đi quyền và năng lực tự giải trí, tìm kiếm giải pháp và sáng tạo cũng như quyền được buồn chán để tái tạo cảm hứng của những đứa trẻ.

Trả lời

Những đứa trẻ thế hệ Z đang dành quá nhiều thời gian để ngồi trước màn hình các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, iPad, máy tính... mà cha mẹ cung cấp để làm phần thưởng, để chúng ăn ngoan hơn, giữ yên lặng và không làm phiền. Công nghệ và các thiết bị thông minh đang đánh cắp vô số thời gian dành cho việc

đọc sách
, trò chuyện và vận động ngoài trời của những đứa trẻ, nó đồng thời làm giảm thời gian duy trì sự tập trung, khiến trẻ hình thành thói quen cần phải được đáp ứng ngay khi chúng đòi hỏi, và từ đó khiến trẻ phải đối diện với những thách thức ở trường cũng như ở nhà. Trẻ mất khả năng tập trung vào mọi việc và không thể chú ý lắng nghe, bởi vì chúng quen với việc xem mọi thứ theo một cách hấp dẫn, nhanh chóng, hứng thú. Chúng sẽ gặp vô vàn khó khăn khi bước vào thế giới thực tại sau khi đắm chìm trong thế giới ảo của riêng mình.

Cha mẹ ngày nay quá bận rộn, và để khỏa lấp cho sự thật rằng chúng ta không có đủ thời gian và năng lượng để ở bên con cái và thực sự vui chơi với chúng, chúng ta cố gắng tìm mọi cách để giúp những đứa trẻ luôn bận rộn, luôn vui vẻ và không có lý do gì để mà buồn chán. Chúng ta nghĩ ngay đến việc đưa cho con một cái máy tính bảng, điện thoại thông minh, tai nghe nhạc, các khóa học ngoài giờ, các lớp học nghệ thuật, các sự kiện dành cho trẻ nhỏ… Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đang dần tước đi quyền và năng lực tự giải trí, tìm kiếm giải pháp và sáng tạo cũng như quyền được buồn chán để tái tạo cảm hứng của những đứa trẻ.