Những điểm mạnh, điểm yếu của ngành ngoại giao Việt Nam?
Xin chào mọi người ạ. Đây là bài tập của em tìm hiểu về ngành Ngoại giao của Việt Nam. Em đã tìm hiểu nhiều trên mạng nhưng vẫn mông lung lắm, ngành này vừa khó và rộng, em chưa từng làm gì liên quan đến nên thực sự không biết phải làm thế nào, cũng như không rõ ràng về điểm mạnh, điểm yếu của ngành Ngoại giao. Em mong anh chị trên Noron có thể giải đáp thắc mắc của em, hoặc cho em gợi ý ạ. Em cảm ơn nhiều ạ
ngoại giao
,truyền thông đa phương tiện
,giáo dục
,thấu ngành hiểu nghề
NẾU cần chỉ ra một cách gọn nhất, ngắn nhất về chủ trương cốt lõi, tính chất chủ đạo của nền ngoại giao/tinh thần đối ngoại của Việt Nam từ xưa đến nay, được thời đương đại đúc rút, tiếp tục kế thừa và nâng cấp phát triển;
có lẽ, chỉ cần nêu đích danh 2 diễn ngôn/phương châm, hoặc gọi là 2 mục tiêu xuyên suốt..đều được, và đã đủ (chưa cần tới yếu tố thứ 3):
1. Việt Nam LÀ Bạn của các nước;
2. chủ trương ngoại giao của Việt Nam uyển chuyển, linh hoạt trong biểu tượng «chính sách ngoại giao Cây Tre».
Dùng 2 yếu tố trên để thẩm định xem, ở năm thứ 48 thống nhất đất nước sau hơn 4000 năm tạo dựng và gìn giữ bờ cõi, vươn ra thế giới, ngành/nền ngoại giao đã và sẽ tiếp tục đóng góp được gì cho Tổ Quốc Việt Nam.
Trong 1O năm gần nhất, và hướng tới 3O năm trước mặt: thành tựu/hiệu quả là trội bật, HAY rác rưởi/hoang tưởng là mùi màu bao trùm ?
Thực tiễn sờ sờ khắp nơi, không gì có thể bẻ cong/ảo thuật/phủ lấp hoặc lái lèo, xàm biện nổi.
Ai ngại đọc mỏi mắt/mệt não, xin vui lòng lướt qua.
Ai cần đọc thêm, trân trọng mời:
Kwazamnieska Lee JiMin
NẾU cần chỉ ra một cách gọn nhất, ngắn nhất về chủ trương cốt lõi, tính chất chủ đạo của nền ngoại giao/tinh thần đối ngoại của Việt Nam từ xưa đến nay, được thời đương đại đúc rút, tiếp tục kế thừa và nâng cấp phát triển;
có lẽ, chỉ cần nêu đích danh 2 diễn ngôn/phương châm, hoặc gọi là 2 mục tiêu xuyên suốt..đều được, và đã đủ (chưa cần tới yếu tố thứ 3):
1. Việt Nam LÀ Bạn của các nước;
2. chủ trương ngoại giao của Việt Nam uyển chuyển, linh hoạt trong biểu tượng «chính sách ngoại giao Cây Tre».
Dùng 2 yếu tố trên để thẩm định xem, ở năm thứ 48 thống nhất đất nước sau hơn 4000 năm tạo dựng và gìn giữ bờ cõi, vươn ra thế giới, ngành/nền ngoại giao đã và sẽ tiếp tục đóng góp được gì cho Tổ Quốc Việt Nam.
Trong 1O năm gần nhất, và hướng tới 3O năm trước mặt: thành tựu/hiệu quả là trội bật, HAY rác rưởi/hoang tưởng là mùi màu bao trùm ?
Thực tiễn sờ sờ khắp nơi, không gì có thể bẻ cong/ảo thuật/phủ lấp hoặc lái lèo, xàm biện nổi.
Ai ngại đọc mỏi mắt/mệt não, xin vui lòng lướt qua.
Ai cần đọc thêm, trân trọng mời:
Đôn Ki Hô Tê
Poli Sali
Đây là một câu hỏi hay. Nếu kể một vài ưu điểm của ngành ngoại giao đáng tự hào ta có thể kể đến:
Nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng của quốc gia: Ngoại giao có thể giúp nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế, từ đó giúp quốc gia có khả năng tham gia vào các tổ chức quốc tế và thúc đẩy các hoạt động đối ngoại.
10. Cung cấp thông tin và phân tích đối ngoại: Ngoại giao cung cấp thông tin và phân tích đối ngoại cho các quyết định chính trị và kinh tế của quốc gia, từ đó giúp quốc gia có thể đưa ra các quyết định thông minh và hiệu quả hơn trong quản lý và phát triển quốc gia.
Mặc dù ngành ngoại giao có nhiều ưu điểm như cung cấp một phương tiện để giải quyết các vấn đề quốc tế, tăng cường quan hệ giữa các quốc gia và thúc đẩy hòa bình và sự ổn định thế giới, nhưng nó cũng có một số nhược điểm sau:
Tóm lại, ngành ngoại giao đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, bảo vệ lợi ích và quyền lợi của quốc gia, đưa ra các chính sách và chiến lược đối ngoại, thúc đẩy hòa bình và ổn định quốc tế và nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng của quốc gia.
Đậu Đậu
Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Cây tre Việt Nam có “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam; đó là: “Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”. Đường lối này đã giúp nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế, phá vỡ thế bao vây cấm vận, giữ vững môi trường hòa bình ổn định và phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế như hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có lúc, có việc chưa thật chủ động và hiệu quả chưa cao, công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình chưa thật bài bản, kết quả chưa được như mong muốn. Rồi cần đưa ra các giải pháp, chiến lược để "hòa nhập nhưng không hòa tan", học hỏi tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng cũng không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, du nhập thứ văn hóa ngoại lai,...
Mình không ở chuyên ngành ngoại giao nên cũng không biết nhiều lắm, chỉ có chút kiến thức ít ỏi này từ hồi học sử c3 thui =)))) b tham khảo nhé😁
Aci Home
Boss Ivs
Tôi chỉ muốn nói rằng Ngành ngoại giao Việt Nam làm quá tốt. Nếu không muốn nói là tốt nhất thế giới. Nhưng đó lại chính là điều đáng buồn nhất. Tôi không muốn hạ thấp con đường bạn chọn, nhưng xét cho cùng ngoại giao vẫn chỉ là ngoại giao. Giữa các quốc gia trên thế giới chỉ có 2 loại quan hệ đó là: quan hệ hợp tác và quan hệ cạnh tranh
Khi nào thì một quốc gia cần hợp tác, ví dụ để sản xuất chíp chúng ta cần máy móc thiết bị và chuyên gia từ Mỹ, khi cần hàng hóa giá rẻ thì chúng ta cần trung quốc. Vậy ở chiều ngược lại họ có cần chúng ta nhiều như chúng ta cần họ không: tôi chưa từng nghĩ tới cảnh Mỹ phải nhập khẩu máy móc và mời chuyên gia Việt Nam để sang giải quyết vấn đề của nước Mỹ, tôi cũng chưa từng mơ thấy cảnh trung quốc nhập hàng hóa giá rẻ từ Việt Nam. Tất cả là vì nền SX công nghiệp nội địa, linh hồn của đất nước không thể tạo ra những doanh nghiệp nghiệp có thể sx ra những sản phẩm mà Việt Nam cần với chất lượng cao và chi phí thấp. Vậy là ngành ngoại giao phải còng lưng chạy hết các khu vực trên thế giới để mời FDI nước ngoài vào để tạo công ăn việc làm trong nước.
Khi nào thì một quốc gia cần cạnh tranh: cạnh tranh ở đây nó thẳng ra là chủ quyền lãnh thổ, nhưng để oánh nhau với trung quốc trên biển không như trên đất liền chúng ta cần có tàu, chúng ta cần người sẵn sàng chết, chúng ta cần tên lửa, khi mà những mỏ dầu ở Vũng Tàu chiếm tới 60% thu nhập chính phủ thì đủ hiểu chính phủ thu được bao nhiêu thuế của nền sản xuất trong nước. Việt Nam đã phải bồi thường cho một công ty dầu khí của TBN chỉ vì trung quốc phá vùng biển Tây Nam và dùng sức ép kinh tế lẫn quân sự để ép Hà Nội hủy hợp đồng khai thác đã ký. Đến những lúc mà nội lực quốc gia quá yếu thì ngành ngoại giao buộc phải uyển chuyển như cây tre, khéo lợi dụng 2 con hổ lườm nhau để giữ cho được con đường sống của cả dân tộc. Ngành ngoại giao trong vấn đề cạnh tranh như đang cầm một cái cây để giữ thăng bằng một bên cây là nước Mỹ, bên còn lại là trung quốc, chỉ cần cầm lệch nửa mét thôi nước ta sẽ trở thành campuchia thân trung quốc, hoặc philippine thân Mỹ. Tất cả những công việc mà ngành ngoại giao phải cáng đáng lẽ ra đã không phải nặng nề như vậy nếu nền sản xuất trong nước có thể làm cho người dân giàu có lên, chính phủ thu được nhiều ngân sách hơn. khi mà có nội lực mạnh thì cần gì phải ngoại giao cây tre: "kinh tế tao mạnh, công nghệ tao hiện đại, quốc phòng tao vững mạnh" thì sự ngoại giao mới chủ động động được:
--> nói bạn đừng buồn, ngành ngoại giao luôn phải phụ thuộc vào sức mạnh của ngành sản xuất nội địa, nên nói người thẳng thắn, kiên định thì không làm ngoại giao được, nhất là đối với ngoại giao cây tre. Nếu bạn theo ngành ngoại giao bạn đang bước vào ngành còng lưng gánh cả đất nước này. Đáng vinh danh nhưng lại đáng buồn.
chúng ta cùng hi vọng về một chiến thắng cuối cùng cho đất nước ở tất cả các lĩnh vực.