Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm và cách phòng tránh

  1. Tâm lý học

  2. Sức khoẻ

Trong nhịp sống hối hả và môi trường xã hội càng lúc càng phức tạp như hiện nay, việc cảm thấy lo âu, căng thẳng, buồn chán, v.v...là điều dễ hiểu. Nhưng một khi bạn nhận thấy rằng những cảm xúc này có khuynh hướng lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, thì có lẽ đó là thời điểm bạn cần cân nhắc đến việc điều trị, bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc chứng trầm cảm.
https://cdn.noron.vn/2018/10/11/c4b59a44b2e471a9d643f3be42998d12.jpg

Nguồn: Medical News Today

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm

1. Thay đổi cân nặng đột ngột

Có lẽ một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đã mắc chứng trầm cảm chính là sự thay đổi cân nặng một cách đột ngột trong cơ thể. Việc này có liên hệ trực tiếp tới cảm giác chán ăn hoặc thường xuyên cảm thấy đói, gây ra cảm giác thèm ăn liên tục. Nếu trong vòng 1 tháng và bạn nhận thấy cân nặng của mình đã giảm hoặc tăng khoảng 5% trọng lượng cơ thể, thì đó có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm.

2. Bồn chồn, thiếu khả năng tập trung, ghi nhớ

Nếu bạn nhận thấy rằng khả năng tập trung  ghi nhớ các chi tiết quan trọng, dù đây là những chi tiết bạn đã từng nắm rõ, ví dụ như tên và số điện thoại của một vài người thân quen, giảm sút, thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Do cảm giác bồn chồn kéo dài, nên bạn cũng thường khó có khả năng tập trung giải quyết một công việc nào đó. Ví dụ, bạn có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc sách.

https://cdn.noron.vn/2018/10/11/c3052dd2770eb22223a810fe10a23dbf.jpg

Nguồn: Get Buttoned Up

3. Bạn không tìm thấy bất cứ niềm vui nào trong cuộc sống

Một trong những triệu chứng rõ ràng khác của bệnh trầm cảm là khi bạn không thể tìm thấy niềm vui từ bất cứ hoạt động nào của mình. Những sở thích và thói quen khi xưa, giờ đây trở nên thật nhàm chán đối với bạn. Cuộc sống xung quanh bạn nhuốm một màu vô vị và bạn thậm chí còn không thể tìm ra động lực để mình tiếp tục sống. Nếu những điều này xảy ra với bạn, thì đây là lúc bạn nên quan tâm nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe tâm lý của mình.

4. Các rối loạn về giấc ngủ

Những người mắc chứng trầm cảm thường có thể cảm thấy khó có thể đi vào giấc ngủ, hoặc ngược lại, cảm thấy thường xuyên thèm ngủ. Dấu hiệu này thực chất có liên quan trực tiếp tới việc người bệnh không thể tìm thấy bất cứ ý nghĩa hay niềm vui nào trong những việc họ làm. Một dấu hiệu khác có liên quan nữa là người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng cho các hoạt động trong ngày.

Cách phòng tránh bệnh trầm cảm

1. Tăng cường hoạt động thể chất

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất có liên hệ trực tiếp với nhau. Việc cơ thể ít vận động sẽ khiến cho não bộ của chúng ta trở nên xơ cứng, tạo điều kiện cho các cảm xúc tiêu cực và tâm trạng không tốt tích tụ lại và không giải tỏa được. Một nghiên cứu từ trường đại học Stirling, Anh, cho biết việc đi bộ nhanh đã giúp thuyên giảm chứng trầm cảm ở hơn 300 người bệnh. Những môn thể dục và thể thao khác, hoặc yoga, cũng có thể giúp chống trầm cảm.

https://cdn.noron.vn/2018/10/11/c9e223b3797678c77de4ef515a2b47d2.jpg

Nguồn: cafef.vn

2. Giảm sử dụng đồ dùng công nghệ

Nhà tâm lý học Mark Becker, thuộc trường đại học Michigan, Mỹ, trong một nghiên cứu của mình đã chứng minh được rằng những người nào càng sử dụng nhiều thiết bị công nghệ (máy vi tính, smartphone, iPad...), thì sẽ càng có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao. Ông cũng đưa ra giải pháp rằng nếu chúng ta buộc phải sử dụng đồ công nghệ, thì nên hạn chế số lượng. Ví dụ: không nên dùng máy vi tính và iPad cùng một lúc.

3. Đi du lịch, khám phá thế giới

Việc thử những điều mới lạ và đi du lịch, khám phá những miền đất mới giúp chống lại cảm giác buồn chán, vì thế cũng góp phần làm thuyên giảm chứng trầm cảm. Theo góc nhìn khoa học, mỗi khi bạn đi đến một nơi xa lạ, hoặc thực hiện một hoạt động mới mẻ, não bộ sẽ tự động tiết ra hormone dopamine - hormone chịu trách nhiệm về các cảm xúc vui vẻ, tích cực.

https://cdn.noron.vn/2018/10/11/067e55bf3ff39faa458e7b35ad9ae18d.jpg

Nguồn: arabicpost.net

4. Sử dụng môi trường nhiệt độ thấp

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sinh hoạt trong một môi trường có nhiệt độ thấp có khả năng giúp thuyên giảm chứng trầm cảm. Tại Nhật Bản, những không gian kín có nhiệt độ cực thấp (từ -160 độ C đến -110 độ C) đã được ứng dụng để chữa bệnh trầm cảm. Người bệnh thường sẽ bước vào và ở trong phòng trong vòng vài phút, khi bước ra cảm thấy tinh thần trở nên tốt hơn. Trên thực tế thì, những môi trường có nhiệt độ thấp vẫn thường được sử dụng để chữa cả những căn bệnh khác.

Trầm cảm là một căn bệnh đáng sợ, bởi nó có thể tước đi hết mọi động lực sống của người bệnh. Trong một môi trường xã hội phức tạp nơi mà con người luôn phải đối diện với những lo âu, căng thẳng như hiện nay, thì việc quan tâm đến việc phát hiện và điều trị chứng trầm cảm lại càng trở nên quan trọng.

Nguồn:

Huyen Anh (2018) Dấu hiệu bạn đang bị trầm cảm nghiêm trọng mà bản thân không hay biết.

Thuy, A. (2018) 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm. 

Vietnamnet (2017) 5 giải pháp đơn giản ngăn trầm cảm. 

Webmd (2018) Symptoms of Depression.

Từ khóa: 

bệnh trầm cảm

,

depression

,

cách phòng tránh

,

trầm cảm

,

tâm lý học

,

sức khoẻ

Đọc thấy mình đâu đó trong đó.

Rồi cũng nhận ra không cứu mình được ngoài mình :D

Trả lời

Đọc thấy mình đâu đó trong đó.

Rồi cũng nhận ra không cứu mình được ngoài mình :D

Trước em cũng có đọc một bài của bạn này viết cũng trên Noron! về trầm cảm với những góc nhìn khá lạ. :D Cho ai quan tâm có thể tham khảo!