Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nhất định cần biết

  1. Mẹ và Bé

Khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận vì tỉ lệ sảy thai trong giai đoạn 3 tháng đầu chiếm tới 80%. Ngoài ra, giai đoạn này nếu không để ý và được chăm sóc cẩn thận, sinh hoạt đúng sẽ rất dễ gây nguy hiểm đến thai nhi nếu không phát hiện sớm các bất thường để điều trị kịp thời. Bởi vậy, việc theo dõi cơ thể trong 3 tháng đầu tiên là vô cùng quan trọng, bất cứ khi nào nhận thấy những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần sớm thông báo với bác sĩ và tới bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. 

Sau đây là những dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu nhất định phải biết:

1. Ra máu bất thường

Có tới 30% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu và 50% trong số đó phải đối diện với nguy cơ sảy thai cao. Trong tam ca nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), tình trạng ra máu bất thường có thể cảnh báo dấu hiệu thai yếu, động thai thậm chí là nguy cơ sảy thai. Chính vì vậy mà mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý. 

Nếu chỉ có một vài đốm máu nhỏ ở đáy quần thì tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu máu chảy liên tục nhiều hơn 2 giờ đồng hồ, máu có màu đỏ tươi chắc chắn là triệu chứng cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm.

2. Ngứa vùng kín

Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể nhận thấy âm đạo của mình ẩm ướt hơn, có thể ra khí hư nhiều hơn. Trong trường hợp dịch ra quá nhiều, có mùi hôi kèm ngứa ngáy, đau rát thì có thể mẹ đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc các bệnh qua đường tình dục.

https://cdn.noron.vn/2022/11/30/bmc11-1669797958.jpg

Điều này rất nguy hiểm trong thau kì và gây hại trực tiếp đến thai nhi, Vì vậy, cần được điều trị dứt điểm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

3. Nôn ói nhiều mất kiểm soát

Hầu hết các mẹ bầu đều gặp tình trạng buồn nôn, nôn do ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ, mức độ nặng nhẹ tùy mỗi người. Thông thường ốm nghén sẽ bớt dần sau thời gian 3 tháng, tuy nhiên cảm giác buồn nôn thì vẫn còn có thể theo mẹ đến tận cuối thai kỳ. Việc ốm nghén này không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, ngược lại còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có sự phản ứng, thích ứng với những thay đổi hormone.

https://cdn.noron.vn/2022/11/30/nonvabuonnon1-1669797982.jpg

Hiện tượng này được coi là bất thường và đáng lo ngại khi bà bầu nôn quá nhiều, nôn liên tục. Tình trạng này kéo dài dễ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, mất nước, tụt cân, mất cân bằng điện giải. Vì vậy, khi bị nôn quá nhiều mất kiểm soát, mẹ bầu cần sớm tới cơ sở y tế thăm khám để được theo dõi và điều trị kịp thời.

4. Thai nhi ít đạp

Sau tuần 28 của thai kỳ, nếu thai nhi đang cử động bình thường mà bỗng ít đạp, ít hoạt động, rất có thể bé đang bị mất nước. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy dây rốn của bé gặp tổn thương nên mẹ bầu cần cẩn trọng
5. Ra sữa non sớm
https://cdn.noron.vn/2022/11/30/2021110606121394261813max-800x800-1669798084.jpg
Bà bầu thường tiết sữa non vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp phải tình trạng này kèm theo đau bụng, chảy máu âm đạo thì cần gặp bác sĩ và kiểm tra sức khỏe ngay lập tức. Tình trạng này có thể liên quan đến sự phát triển bào thai, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. 
6. Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên 
https://cdn.noron.vn/2022/11/30/chong-mat-khi-mang-thai-1669798111.jpg
Hoa mắt, chóng mặt là một tỏng những biểu hiện phổ biến và thường gặp ở mẹ khi đang trong giai đoạn ốm nghén. Nhưng nếu quá thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Nếu bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần đứng lên, ngồi xuống cũng đã cảm thấy chóng mặt, nên đi khám để bảo đảm an toàn cho bản thân lẫn thai nhi.
7. Đau đầu dữ dội và sưng phù cơ thể
https://cdn.noron.vn/2022/11/30/20210527070955157348dau-dau-khi-mang-thaimax-800x800-1669798144.jpg

Đau đầu nhẹ hoặc đau nửa đầu khi mang thai có thể xuất hiện ở nhiều bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Tình trạng này không mấy lo ngại, kể cả sưng phù do cơ thể bị giữ nước. Tuy nhiên, nếu đột nhiên mẹ bầu cảm thấy đau đầu dữ dội, ăn uống kém, mặt và tay chân sưng bất thường, đây có thể là biểu hiện của tiền sản giật.

Bạn cần sớm tới bệnh viện để được theo dõi và điều trị.

8. Đi tiểu bị đau, buốt ra máu hoặc đi tiểu quá ít

https://cdn.noron.vn/2022/11/30/20220604ba-bau-di-tieu-bao-nhieu-lan-mot-ngay-thi-binh-thuong--1669798354.jpg
Tiểu buốt, tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được điều trị dứt điểm trong 3 tháng đầu mang thai sẽ dẫn tới nguy cơ sinh non. Mẹ bầu cần lưu ý dấu hiệu này.
Cùng đó, do sự phát triển của thai nhi nên sẽ chèn lên bàng quang khiến mẹ cảm thấy căng cứng. Nếu cả ngày mẹ không thể đi tiểu hay đi quá ít thì không nên chủ quan bởi chúng có thể là dấu hiệu bất thường cảnh cáo tình trạng sức khỏe của thai nhi.
9. Chuột rút quá mức
https://cdn.noron.vn/2022/11/30/20191222071755371414phu-chan-khi-mang-thamax-800x800-1669798200.jpg
Trong thời gian mang thai, bao gồm 3 tháng đầu, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng chuột rút do lưu lượng tuần hoàn máu kém. Nếu triệu chứng ngày kéo dài và có xu hướng trầm trọng, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu của thai yếu.
10. Thiếu hoặc không có tim thai

Tim thai nhi bắt đầu đập vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng phải từ tuần thứ 10 thì việc nhận biết tim thai mới dễ dàng hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành có phương pháp thích hợp để theo dõi tim thai nhi. Trong nhiều trường hợp do thai nhi thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề về nhau thai việc đo nhịp tim thai bị thất bạn. Khi đó bác sĩ có thể gợi ý mẹ bầu đo tim thai vào lần khám tiếp theo.

Nếu tim thai không đập, đập yếu có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu.

11. Bề cao của tử cung không đạt

Chiều cao của tử cung trong thai kỳ giúp đánh giá thai nhi trong tử cung có phát triển bình thường hay không. Bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung để biết được chiều cao của cổ tử cung. Sau tuần 16, độ dài của bề cao tử cung sẽ trùng với tuổi thai.

Trường hợp bề cao tử cung không đạt cho thấy thai kỳ của bạn đang gặp vấn đề mà nguyên nhân có thể quá nhiều – quá ít nước ối, thai ngôi mông. Điều này cho thấy thai nhi có thể không phát triển đúng chuẩn cũng như trở thành dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu tâm.

12. Ngừng nghén đột ngột

https://cdn.noron.vn/2022/11/30/het-nghen-1669798280.png

Ốm nghén sẽ giảm dần và biến mất vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất hoặc có thể sớm hơn mà không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, ở nhiều mẹ bầu, hiện tượng ngừng ốm nghén đột ngột có thể là do nồng độ hCG thấp, cảnh báo thai yếu và tiềm ẩn nguy cơ sảy thai. 

Trên đây là một vài biểu hiện thai bất thường khi mẹ bầu ở tháng thứ 3. Tóm lại, trong suốt quá trình mang thai, nếu mẹ bầu gặp bất kỳ sự thay đổi bất thường nào của cơ thể, cần gặp bác sĩ ngay để được tham khám và can thiệp kịp thời, tránh ngụy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Từ khóa: 

mẹ và bé