Những cuốn sách truyền cảm hứng có thật sự... truyền cảm hứng?

  1. Sách

Ngày 9/1/2019 vừa qua, Đường sách TP.HCM (nằm trên đường Nguyễn Văn Bình cạnh Nhà Thờ Đức Bà) vừa kỷ niệm 3 năm đi vào hoạt động (9/1/2016 - 9/1/2019). Nhân dịp này, Đường sách TP.HCM đã tổ chức một cuộc bình chọn Top 10 cuốn sách truyền cảm hứng sáng tạo cho giới trẻ, với đối tượng tham gia bình chọn là các đơn vị làm sách, và bạn đọc rộng rãi trên toàn quốc. Với 3 vòng gồm đề cử, bình chọn và thẩm định chuyên môn, kết quả cuối cùng cho thấy 10 cuốn sách truyền cảm hứng sáng tạo cho giới trẻ chính là:

1. Trên Đường Băng - Tony Buổi Sáng.

2. Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn.

3. Quẳng gánh lo đi và vui sống - Dale Carnigie.

4. Nghĩ ngược lại và làm khác đi - Paul Arden.

5. Mình là cá, việc của mình là bơi - Takeshi Furukawa.

6. Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách.

7. Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân.

8. Nếu tôi biết được khi còn 20 - Tina Seelig.

9. Lời hứa về một cây bút chì - Adam Braun.

10. Ý tưởng này là của chúng mình - Huỳnh Vĩnh Sơn.

(Nguồn: TTO)

Trong danh sách này, mình chỉ mới đọc có 2 cuốn, là cuốn số 7 và số 10. Và theo cảm nhận cá nhân của mình thì cả 2 đều truyền cho mình một năng lượng sống rất tích cực. Những cuốn còn lại tuy mình chưa đọc nhưng lại thấy xung quanh chúng có rất nhiều ý kiến trái chiều với nhau, về giá trị mà chúng mang lại, về cái gọi là truyền cảm hứng sáng tạo. Kẻ thích người không, kẻ yêu người ghét, kẻ chê bai người tâng bốc, kẻ vồ vập tìm cảm hứng người ngoảnh mặt làm ngơ,...

Cá nhân mình nghĩ một cuốn sách nào đó, có giá trị hay truyền cảm hứng cho ai đó, là tùy thuộc vào thời điểm mà người đó đọc cuốn sách đó. Có thể 10 tuổi bạn thích, 20 tuổi bạn say mê, nhưng 30 tuổi bạn lại xem chúng chẳng ra gì. Thậm chí còn cho rằng chúng... dạy đời.

Bạn đã đọc được bao nhiêu cuốn trong số 10 cuốn trên? Theo bạn, 10 cuốn sách trên có thật sự truyền được cảm hứng sáng tạo cho giới trẻ? Và liệu giới trẻ nào cũng sẽ tìm được cảm hứng sáng tạo khi đọc chúng?

Từ khóa: 

sách truyền cảm hứng

,

đường sách

,

bình chọn sách

,

sách

Có thể lúc bạn đọc xong những quyển sách đó, bản thân sẽ cảm nhận được một năng lượng, sự thúc dục bạn làm theo những gì đã đọc được và bạn nghĩ mình sẽ làm được. Nhưng xem nào, bạn có thực sự sẽ làm được y hệt như trong sách đã viết hay không? Câu trả lời là không!

Mặc dù, có thể khi bạn đọc sách thì trong đầu bạn có những suy nghĩ bay bổng, như được tiếp thêm lửa. Nhưng ngọn lửa ấy rồi sẽ lại vụt tắt, có phải không? Giống như đang tô vẻ một bức tranh màu hồng trong khi thực chất nó chẳng phải như vậy.

Tóm lại, những quyển sách ấy đối với mình thì chỉ nên đọc tham khảo để bớt stress, còn về truyền cảm hứng thì không, ít nhất là với mình.

Trả lời

Có thể lúc bạn đọc xong những quyển sách đó, bản thân sẽ cảm nhận được một năng lượng, sự thúc dục bạn làm theo những gì đã đọc được và bạn nghĩ mình sẽ làm được. Nhưng xem nào, bạn có thực sự sẽ làm được y hệt như trong sách đã viết hay không? Câu trả lời là không!

Mặc dù, có thể khi bạn đọc sách thì trong đầu bạn có những suy nghĩ bay bổng, như được tiếp thêm lửa. Nhưng ngọn lửa ấy rồi sẽ lại vụt tắt, có phải không? Giống như đang tô vẻ một bức tranh màu hồng trong khi thực chất nó chẳng phải như vậy.

Tóm lại, những quyển sách ấy đối với mình thì chỉ nên đọc tham khảo để bớt stress, còn về truyền cảm hứng thì không, ít nhất là với mình.

Mình nghĩ là bất kỳ một cuốn sách nào cũng có ý nghĩa và giá trị của nó. Quan trọng vẫn là người đọc, khi đọc thì tiếp thu được gì, vận dụng được gì và gạn lọc được những gì hay, phù hợp với mình. Ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời, cũng có những cuốn sách phù hợp đến với ta, và ta đọc nó như một cái duyên, một sự "vừa khéo". Với cả, mình cũng nghĩ cách tốt nhất là không nên quan tâm đến những danh hiệu, danh xưng mà người khác gán cho những cuốn sách, tất nhiên là không thể tránh khỏi việc này khi mà hàng ngày chúng ta vẫn thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng xã hội, báo chí, truyền thông,... nhưng nếu được tiếp cận với một cuốn sách nào đó mà chính bản thân cảm thấy thích (có thể là vì cái tựa hay, cũng có thể vì cái bìa xinh đẹp, mà cũng có thể vì tác giá yêu thích,...) thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Lúc đó ta sẽ được đọc cuốn sách với tâm thế chủ quan, không bị ảnh hưởng bởi những lời nhận xét, đánh giá chủ quan lẫn khách quan khác. Vì hơn ai hết, rất có thể chúng ta yêu một cuốn sách nào đó cũng chỉ bởi vì đa số mọi người đều yêu nó, cũng như ngược lại, ghét cuốn nào đó cũng chỉ vì quá nhiều người chê bai nó, đánh giá nó tệ. Cái đó cũng là một dạng tâm lý đám đông, nhiều khi muốn tránh cũng không được.

Tui chỉ tin việc người truyền cảm hứng (hoặc cảm mất hứng) cho người thôi, còn sách vở muôn đời là tham khảo, huống hồ sách nói tích cực quá làm các bạn trẻ hăm hở lao lên mà không biết rằng lúc nào cũng có thể ngã sấp mặt

Mình vừa đọc cuốn "Nghìn ngày nước Ý, Nghìn ngày yêu" của nhà báo Trương Anh Ngọc. Dù viết thể thao nhưng thật sự kiến thức của chú Ngọc quá rộng, văn chương lại chẳng hề khô cứng. Lâu lắm rồi mới thấy có một cuốn sách mà vừa đọc xong, mình đã lập tức đặt mục tiêu bằng mọi giá phải đến được Ý.

Còn trong 10 cuốn trên, mình đọc 2 cuốn Nếu biết trăm năm là hữu hạn với cả Ý tưởng này là của chúng mình. Vẫn thích cuốn trăm năm hơn cả, lí do là mình yêu những cuốn sách mang lại cảm giác bình dị nhưng vẫn có thể rút ra vài bài học sống.

Mình có đọc một vài trong số 10 quyển trên, nhìn danh sách thì cũng đều thấy thú vị, như vậy cũng là truyền cảm hứng rồi.

Đôi khi, từ cái tiêu đề sách đã đủ truyền cảm hứng.

Theo mình thì sách có thể truyền cảm hứng, nhưng với người yêu thích việc đọc sách và có hứng thú với thể loại sách đó.

Mình từng đọc 1, 2, 3, 8

Ngoài ra còn một số quyển ở lại thành phố hay về quê, tuổi trẻ khát vọng và nỗi đau, trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, tư duy cá mập suy nghĩ cá vàng, không gục ngã, những viên ngọc quý sinh ra từ thất bại,.. mình thấy cũng rất hay.

Với người làm về giáo dục thì mình thấy có quyển thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới và người viết hy vọng mình thấy review cũng khá hay.

Còn với những người khi nội lực đã đủ mạnh và mục tiêu rõ ràng thì có thể sẽ không cần đến những quyển này.

Sống thực tế giữa đời thực dụng

Em 18 tuổi, và em đọc những cuốn như Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Trên đường băng, hay Mình là cá... không vào :( Cảm giác của em khi đọc đó là chúng rất chủ quan, không khách quan. Cuốn Trên đường băng thì có phần khách quan xíu, nhưng em đọc vẫn không thẩm thấu được. Nói chung là em đọc xong cứ thấy mọi thứ trôi tuột đi, nước đổ lá môn, chả đọng lại gì, làm sao mà có cảm hứng sáng tạo? 😶

Đây là những cuốn sách mà mình nghĩ rằng nó ra đời đúng thời điểm, khi mà nó đáp ứng đúng nhu cầu của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nội dung có thể không sâu sắc, nhưng nó vừa đủ để người ta suy nghĩ. Vậy nên nó có giá trị. Dù là chỉ có giá trị trong một giới hạn thời gian nào đó. ^^

Sách đã có sẵn "cảm hứng" trong đó, nên quan trọng là người đọc có cảm nhận được hay không thôi à vì định nghĩa "cảm hứng" của mỗi người khác nhau. Cảm hứng đối với em mang tính thời điểm, ngay tại lúc đó.

Em thì đã đọc được 3 cuốn trong 10 cuốn, em đọc em học & rút ra được nhiều điều ngay tại thời điểm đọc rồi em tạm quên, cất vào 1 góc trong não. Khi nào đụng chuyện tự nhiên ngẫm lại thấy nó phù hợp với hoàn cảnh & áp dụng để giải quyết vấn đề.