Những cuốn sách nào có tính chuyên về văn hóa Korea ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thứ nhất là cuốn của GS. Lê Quang Thiêm (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) nhan đề “Văn hóa văn minh và yếu tố văn hóa truyền thống Hàn” dày 396 trang do NXB Văn học ấn hành năm 1998 [Lê Quang Thiêm 1998]. Sách được viết như một tập bài giảng chuyên đề cho sinh viên năm cuối ngành Đông phương học và chia thành hai phần rõ rệt: phần một bàn “Về cách hiểu văn minh, văn hoá, bản sắc văn hoá” dày 188 trang; phần hai của sách dày 184 trang gồm 10 chương trình bày về các “Yếu tố văn hóa truyền thống Hàn”. Tuy sách này chưa cung cấp được một bức tranh tổng quan về văn hoá Korea và cũng chưa đi sâu được vào từng vấn đề, song sách có ưu điểm là chú trọng các thành tố văn hoá tinh thần và, ở vào thời điểm năm 1998, khi mà ngành Hàn Quốc học Việt Nam vừa mới chập chững đi những bước đầu tiên, cuốn sách của Lê Quang Thiêm đã là một cố gắng quan trọng đáng ghi nhận, nó cung cấp cho sinh viên một số tri thức bước đầu về văn hoá Korea bằng tiếng Việt. Thứ hai là cuốn giáo trình của ThS. Nguyễn Long Châu (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) nhan đề “Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc” do NXB Giáo dục ấn hành năm 2000 [Nguyễn Long Châu 2000]. Trong quá trình chuẩn bị bản thảo, NXB Giáo dục có mời chúng tôi (- TNT) đọc và góp ý, rồi sau đó là biên tập nội dung cho cuốn sách này. Tên gọi ban đầu của sách là “Bản sắc văn hoá Hàn Quốc” được chúng tôi đề nghị thay hai chữ “bản sắc” bằng “tìm hiểu” cho phù hợp với nội dung hơn. Sách dày 393 trang chia làm 13 chương, có ưu điểm là bao quát được nhiều lĩnh vực khác nhau của văn hoá Korea. Đây là cuốn sách đầu tiên về văn hoá Korea do một người vừa biết cả tiếng Hàn lẫn tiếng Anh biên soạn, bản thảo lại được chuẩn bị chu đáo và biên tập kỹ lưỡng nên đã tránh được rất nhiều sai sót về hình thức và nội dung. Nhược điểm của sách là bố cục có phần lỏng lẻo, thiếu tính hệ thống chặt chẽ. Chẳng hạn, chương 4 (Những biến động chính trị - xã hội) thực chất là sự tiếp nối của chương 2 (Bối cảnh lịch sử) nhưng lại bị trình bày gián đoạn; các vấn đề như Nghệ thuật gốm sứ, Kỹ thuật làm giấy - in ấn, Điện ảnh không nhất thiết phải trình bày thành những chương riêng, trong khi có những lĩnh vực văn hoá cần thiết hơn nhiều như ăn, mặc lại không được nói đến. Thứ ba là cuốn “Tra cứu văn hoá Hàn Quốc” của GS. Hwang Gwi Yeon và ThS. Trịnh Cẩm Lan do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2002 nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc [HGY & TCL 2002]. Sách dày 456 trang, có ưu điểm là phạm vi bao quát rộng, toàn bộ nội dung được sắp xếp theo 18 chủ đề (tương ứng với 18 chương). Tiếc rằng sách có khá nhiều sai sót về nội dung và chưa thật khoa học về hình thức. Sách được viết phục vụ cho mục đích tra cứu, nhưng có nhiều đề mục không mang tính khái niệm, khó mà có thể tra cứu được (kiểu như: “Sự kiến quốc của Choson và củng cố thể chế chính trị”, “Sự xâm lược Choson của Nhật Bản và cuộc đấu tranh của dân tộc Choson”, v.v.). Chủ đề Hiến pháp là bản dịch trọn vẹn Hiến pháp của Đại Hàn Dân Quốc gây cảm giác hơi lạc lõng. Chủ đề Các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc có quan hệ với Việt Nam gây ấn tượng quảng cáo khá rõ; có chỗ còn được viết bằng lời của chính các công ty[1]. Cuốn sách còn không hề ghi tên một tài liệu tham khảo nào, có một số chương mục đã được chép nguyên văn từ sách khác[2]. Mặc dù còn có một số nhược điểm, song đây chính là ba cuốn sách đầu tiên được viết bằng tiếng Việt chuyên về văn hoá Korea[3]. Cả ba cuốn gộp lại thì chúng lần đầu tiên cũng đã cung cấp được một bức tranh toàn cảnh về văn hóa của bán đảo Hàn và mỗi cuốn – theo cách của mình – đã có những đóng góp nhất định trong việc giúp cho sinh viên và người đọc Việt Nam tìm hiểu về văn hoá Korea
Trả lời
Thứ nhất là cuốn của GS. Lê Quang Thiêm (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) nhan đề “Văn hóa văn minh và yếu tố văn hóa truyền thống Hàn” dày 396 trang do NXB Văn học ấn hành năm 1998 [Lê Quang Thiêm 1998]. Sách được viết như một tập bài giảng chuyên đề cho sinh viên năm cuối ngành Đông phương học và chia thành hai phần rõ rệt: phần một bàn “Về cách hiểu văn minh, văn hoá, bản sắc văn hoá” dày 188 trang; phần hai của sách dày 184 trang gồm 10 chương trình bày về các “Yếu tố văn hóa truyền thống Hàn”. Tuy sách này chưa cung cấp được một bức tranh tổng quan về văn hoá Korea và cũng chưa đi sâu được vào từng vấn đề, song sách có ưu điểm là chú trọng các thành tố văn hoá tinh thần và, ở vào thời điểm năm 1998, khi mà ngành Hàn Quốc học Việt Nam vừa mới chập chững đi những bước đầu tiên, cuốn sách của Lê Quang Thiêm đã là một cố gắng quan trọng đáng ghi nhận, nó cung cấp cho sinh viên một số tri thức bước đầu về văn hoá Korea bằng tiếng Việt. Thứ hai là cuốn giáo trình của ThS. Nguyễn Long Châu (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) nhan đề “Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc” do NXB Giáo dục ấn hành năm 2000 [Nguyễn Long Châu 2000]. Trong quá trình chuẩn bị bản thảo, NXB Giáo dục có mời chúng tôi (- TNT) đọc và góp ý, rồi sau đó là biên tập nội dung cho cuốn sách này. Tên gọi ban đầu của sách là “Bản sắc văn hoá Hàn Quốc” được chúng tôi đề nghị thay hai chữ “bản sắc” bằng “tìm hiểu” cho phù hợp với nội dung hơn. Sách dày 393 trang chia làm 13 chương, có ưu điểm là bao quát được nhiều lĩnh vực khác nhau của văn hoá Korea. Đây là cuốn sách đầu tiên về văn hoá Korea do một người vừa biết cả tiếng Hàn lẫn tiếng Anh biên soạn, bản thảo lại được chuẩn bị chu đáo và biên tập kỹ lưỡng nên đã tránh được rất nhiều sai sót về hình thức và nội dung. Nhược điểm của sách là bố cục có phần lỏng lẻo, thiếu tính hệ thống chặt chẽ. Chẳng hạn, chương 4 (Những biến động chính trị - xã hội) thực chất là sự tiếp nối của chương 2 (Bối cảnh lịch sử) nhưng lại bị trình bày gián đoạn; các vấn đề như Nghệ thuật gốm sứ, Kỹ thuật làm giấy - in ấn, Điện ảnh không nhất thiết phải trình bày thành những chương riêng, trong khi có những lĩnh vực văn hoá cần thiết hơn nhiều như ăn, mặc lại không được nói đến. Thứ ba là cuốn “Tra cứu văn hoá Hàn Quốc” của GS. Hwang Gwi Yeon và ThS. Trịnh Cẩm Lan do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2002 nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc [HGY & TCL 2002]. Sách dày 456 trang, có ưu điểm là phạm vi bao quát rộng, toàn bộ nội dung được sắp xếp theo 18 chủ đề (tương ứng với 18 chương). Tiếc rằng sách có khá nhiều sai sót về nội dung và chưa thật khoa học về hình thức. Sách được viết phục vụ cho mục đích tra cứu, nhưng có nhiều đề mục không mang tính khái niệm, khó mà có thể tra cứu được (kiểu như: “Sự kiến quốc của Choson và củng cố thể chế chính trị”, “Sự xâm lược Choson của Nhật Bản và cuộc đấu tranh của dân tộc Choson”, v.v.). Chủ đề Hiến pháp là bản dịch trọn vẹn Hiến pháp của Đại Hàn Dân Quốc gây cảm giác hơi lạc lõng. Chủ đề Các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc có quan hệ với Việt Nam gây ấn tượng quảng cáo khá rõ; có chỗ còn được viết bằng lời của chính các công ty[1]. Cuốn sách còn không hề ghi tên một tài liệu tham khảo nào, có một số chương mục đã được chép nguyên văn từ sách khác[2]. Mặc dù còn có một số nhược điểm, song đây chính là ba cuốn sách đầu tiên được viết bằng tiếng Việt chuyên về văn hoá Korea[3]. Cả ba cuốn gộp lại thì chúng lần đầu tiên cũng đã cung cấp được một bức tranh toàn cảnh về văn hóa của bán đảo Hàn và mỗi cuốn – theo cách của mình – đã có những đóng góp nhất định trong việc giúp cho sinh viên và người đọc Việt Nam tìm hiểu về văn hoá Korea