Những cuốn sách hay nhất về lịch sử Nhật Bản, và những tác giả uy tín(trong và ngoài nước)?
sách
,lịch sử
1 Lịch sử Nhật Bản
Cuốn lịch sử Nhật Bản được biên soạn trên cơ sở tham khảo 165 công trình khoa học, trong đó có 90 đơn vị tiếng Việt, 36 đơn vị tiếng Anh và 39 đơn vị tiếng Nhật. Các tác giả rất coi trọng việc tham khảo trực tiếp tài liệu tiếng Nhật để cố gắng sử dụng một số tư liệu gốc và cập nhật những thành tựu nghiên cứu của các tác giả Nhật Bản.
2 Phúc ông tự truyện
Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.
Cuốn tự truyện còn tái hiện bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản với những chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX qua những trải nghiệm thực tế và con mắt phân tích sắc sảo của một người đương thời. Con đường chông gai của Nhật Bản trong tiếp thu nền văn minh của phương Tây để tăng cường nội lực văn hóa đã và sẽ còn để lại nhiều bài học quý giá cho nhiều quốc gia có những điểm tương đồng, trong đó có Việt Nam.
3 Lịch sử tư tưởng Nhật Bản
“Nhật hoàng Hirohito là người quảng giao. Ông có bạn bè thuộc nhiều tuýp người khác nhau và có những người trong số họ thích viết về ông một cách thẳng thắn. Ông là người kín tiếng, đôi khi với ông những lời hùng biện nhất chính là không nói gì cả. Là người của công chúng, ông đã học được cách thận trọng khi nói về những vấn đề riêng của mình. Những tác phẩm có bút tích của ông để lại không nhiều. Nhưng chúng cho chúng ta thấy được tâm tư tình cảm của ông và giúp chúng ta hiểu được phản ứng của ông trước những sự kiện trọng đại đã trải qua trong đời. Sự thật là trong các dịp lễ tiết quan trọng, ông có sáng tác những bài thơ waka (hòa ca) theo phong cách của ông nội Nhật hoàng Minh Trị. Tất cả khoảng hơn 860 bài, hầu hết được viết sau năm 1945 và đã được xuất bản. Nhưng ông không cho xuất bản bất kỳ hồi ký nào của mình và thường chỉ bày tỏ chính kiến hoặc dự định của mình thông qua những người khác, mà những người này lại cho rằng thật là bất kính và không thích hợp chút nào nếu một thần dân Nhật Bản viết bài chỉ trích Nhật hoàng của mình.
Tác phẩm này cố gắng nghiên cứu một cách chính xác các sự kiện và các hệ tư tưởng, cho dù sâu sắc hay chỉ thoáng qua, đã ảnh hưởng đến ông, với tư cách là Nhật hoàng và với tư cách là một con người.
RYU PYU
1 Lịch sử Nhật Bản
Cuốn lịch sử Nhật Bản được biên soạn trên cơ sở tham khảo 165 công trình khoa học, trong đó có 90 đơn vị tiếng Việt, 36 đơn vị tiếng Anh và 39 đơn vị tiếng Nhật. Các tác giả rất coi trọng việc tham khảo trực tiếp tài liệu tiếng Nhật để cố gắng sử dụng một số tư liệu gốc và cập nhật những thành tựu nghiên cứu của các tác giả Nhật Bản.
2 Phúc ông tự truyện
Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.
Cuốn tự truyện còn tái hiện bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản với những chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX qua những trải nghiệm thực tế và con mắt phân tích sắc sảo của một người đương thời. Con đường chông gai của Nhật Bản trong tiếp thu nền văn minh của phương Tây để tăng cường nội lực văn hóa đã và sẽ còn để lại nhiều bài học quý giá cho nhiều quốc gia có những điểm tương đồng, trong đó có Việt Nam.
3 Lịch sử tư tưởng Nhật Bản
“Nhật hoàng Hirohito là người quảng giao. Ông có bạn bè thuộc nhiều tuýp người khác nhau và có những người trong số họ thích viết về ông một cách thẳng thắn. Ông là người kín tiếng, đôi khi với ông những lời hùng biện nhất chính là không nói gì cả. Là người của công chúng, ông đã học được cách thận trọng khi nói về những vấn đề riêng của mình. Những tác phẩm có bút tích của ông để lại không nhiều. Nhưng chúng cho chúng ta thấy được tâm tư tình cảm của ông và giúp chúng ta hiểu được phản ứng của ông trước những sự kiện trọng đại đã trải qua trong đời. Sự thật là trong các dịp lễ tiết quan trọng, ông có sáng tác những bài thơ waka (hòa ca) theo phong cách của ông nội Nhật hoàng Minh Trị. Tất cả khoảng hơn 860 bài, hầu hết được viết sau năm 1945 và đã được xuất bản. Nhưng ông không cho xuất bản bất kỳ hồi ký nào của mình và thường chỉ bày tỏ chính kiến hoặc dự định của mình thông qua những người khác, mà những người này lại cho rằng thật là bất kính và không thích hợp chút nào nếu một thần dân Nhật Bản viết bài chỉ trích Nhật hoàng của mình.
Tác phẩm này cố gắng nghiên cứu một cách chính xác các sự kiện và các hệ tư tưởng, cho dù sâu sắc hay chỉ thoáng qua, đã ảnh hưởng đến ông, với tư cách là Nhật hoàng và với tư cách là một con người.