Những cú sốc văn hóa khó quên trên đường du lịch?

  1. Du lịch

Sang đường ở Nigeria: Đây là một trải nghiệm dựng tóc gáy, khi những người đi bộ và xe không tuân thủ theo một quy tắc nào. Các nhóm người đi bộ thường đi qua đường trước mũi những chiếc xe chạy với vận tốc 100 km/h. Nếu xe đâm phải người đi bộ, lái xe thường bị đám đông lôi ra đánh. Ảnh: Daily Mail.

Toa tàu dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản: Nhiều quốc gia đã có không gian dành riêng cho phụ nữ trên phương tiện công cộng. Nếu không biết, các nam du khách có thể rơi vào tình huống khó xử và xấu hổ khi vào nhầm toa. Ảnh: Daily Mail. 

Sự lịch sự của lái xe Canada: Các tài xế ở Canada thường sẽ dừng xe chờ bạn đi sang đường, bất kể có vạch trắng hay đèn giao thông hay không. Nếu bạn có ý định sang đường hoặc cử chỉ thể hiện muốn sang đường, toàn bộ dòng xe đang lưu thông sẽ dừng lại chờ bạn. Thậm chí, những con vật cũng được nhường đường. Ảnh: NewshoundEdwin. 

“Cuồng” tắm hơi ở Phần Lan: Mọi căn nhà hay thậm chí khu ký túc xá sinh viên đều có phòng tắm hơi. Bên cạnh đó, người dân nơi đây tắm hơi trong trạng thái “thiên nhiên”. Trên thực tế, việc tắm hơi trong lúc mặc quần áo bị coi là mất vệ sinh. Ảnh: Radissonblu. 

Tắm chung ở Nhật Bản: Ở Nhật, việc tắm rửa trước rồi ngâm mình trong nước nóng là một thói quen phổ biến. Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên là thay vì xả hết nước sau khi ngâm, bạn sẽ để lại nước đó cho người tiếp theo sử dụng. Cả gia đình thường dùng chung một bồn nước. Ảnh: Minimalist. 

Còn bạn, đã từng gặp cú sốc văn hóa nào khi đi du lịch nước ngoài chưa?

Từ khóa: 

du lịch

,

sốc văn hóa

,

du lịch

Văn hóa ăn bốc của người Malay, Ấn.

Trong 1 lần đi Sing, mình vô tình vào quán ăn ở khu Ấn. Ngoài việc hầu hết các món đều có cari thì việc ăn bốc là làm mình ấn tượng.

Sau này có tìm hiểu thì do ảnh hưởng bởi tôn giáo là Phật giáo cùng Hồi giáo, người Ấn hình thành quan niệm sùng bái tự nhiên và cho rằng thức ăn - đồ uống do đấng tối cao trao cho - phải được đón lấy bằng tay trần, như một cách thể hiện sự thành kính. Và quy tắc dùng tay nào và loại thức ăn nào được gọi là "thuần khiết" cũng khá lạ.

Giờ "dây thun" của Thái.

1 lần sang công tác ở Thái, khi hẹn gặp khách hàng thì việc họ trễ 30ph - 1 tiếng là bình thường vì giao thông ở đây thường đông đúc.

Một yếu tố khác mình phát hiện được khi đang đi bộ trên đường, đó là người chạy xe khi đợi đèn đỏ, họ sẽ ko chen lấn hay bấm còi để được chạy vượt lên mà đợi đến khi tới lượt. Ngoài ra, ở ngã 3 hay 4 trở lên, thì không như VN là 2 làn đối diện sẽ được đi mà là từng làn xe luân phiên được đi. Và họ vẫn vui vẻ nếu phải chờ như thế.


Trả lời

Văn hóa ăn bốc của người Malay, Ấn.

Trong 1 lần đi Sing, mình vô tình vào quán ăn ở khu Ấn. Ngoài việc hầu hết các món đều có cari thì việc ăn bốc là làm mình ấn tượng.

Sau này có tìm hiểu thì do ảnh hưởng bởi tôn giáo là Phật giáo cùng Hồi giáo, người Ấn hình thành quan niệm sùng bái tự nhiên và cho rằng thức ăn - đồ uống do đấng tối cao trao cho - phải được đón lấy bằng tay trần, như một cách thể hiện sự thành kính. Và quy tắc dùng tay nào và loại thức ăn nào được gọi là "thuần khiết" cũng khá lạ.

Giờ "dây thun" của Thái.

1 lần sang công tác ở Thái, khi hẹn gặp khách hàng thì việc họ trễ 30ph - 1 tiếng là bình thường vì giao thông ở đây thường đông đúc.

Một yếu tố khác mình phát hiện được khi đang đi bộ trên đường, đó là người chạy xe khi đợi đèn đỏ, họ sẽ ko chen lấn hay bấm còi để được chạy vượt lên mà đợi đến khi tới lượt. Ngoài ra, ở ngã 3 hay 4 trở lên, thì không như VN là 2 làn đối diện sẽ được đi mà là từng làn xe luân phiên được đi. Và họ vẫn vui vẻ nếu phải chờ như thế.