Những "cú sốc" của sinh viên khi mới vào đại học là gì?

  1. Tâm lý học

Khi bước vào đại học, mình nhận ra môi trường này không "màu hồng" như những gì mình được nghe trước đó mà thật ra có nhiều lầm tưởng như sau:

- Học đại học rất nhàn, không phải học chăm chỉ

- Có thể thoát FA

- Không bị gò bó bởi gia đình, cuộc sống tự do, sung sướng

- Các khóa học, việc làm đa cấp dễ kiếm tiền 

- Trở nên năng động, giỏi giang hơn qua việc tham gia các câu lạc bộ hội nhóm

Trải qua một thời gian khá lâu mình mới nhận ra những điều này. Còn các bạn thì sao? Có những lầm tưởng/cú sốc nào khác mà các bạn đã trải qua không?

Từ khóa: 

thông não

,

sinh viên

,

đại học

,

kĩ năng

,

cuộc sống

,

tâm lý học

Từ trường trung học lên đại học, hàng trăm điều khác biệt và nếu bạn không kịp thay đổi để thích ứng sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ ngay khi mang chiếc áo sinh viên: "sốc đại học”.

Lạ đời là không ít sinh viên bước vào cổng trường đại học với niềm cảm hứng tuyệt vời lại là những người có thể bị “sốc đại học”! Nhiều thứ đã không diễn ra như tưởng tượng, hoặc đôi khi họ cảm thấy nhiều thứ ở trường đại học có vẻ chống lại những thành tích vang dội và niềm kiêu hãnh từng có trước đó.

Triệu chứng của “sốc đại học”

Họ có thể sẽ cảm thấy chới với, mất phương hướng và niềm tin vào bản thân. Thầy cô luôn yêu cầu họ tự đọc hàng chồng sách, tự trả lời vô số câu hỏi, thậm chí là tự đánh giá kết quả của những việc mình làm. Họ cảm thấy bị bỏ rơi. Và không ít tân sinh viên đã bị “sốc” thật sự!

Thứ nhất, sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu ở đại học rất tự do chứ không như thời phổ thông. Nhiều sinh viên không nhận thấy rằng ở trường đại học, họ có quyền hạn rộng hơn trong việc tự quyết định thời gian biểu của chính mình. Với học chế tín chỉ đã trao quyền tự chủ cho sinh viên nhiều hơn trên phương diện lập kế hoạch thời gian học tập, song nhiều bạn không xem đó là cơ hội mà là... khủng hoảng.

Thứ hai, sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập cũng vì thế. Nhiều người trong số này cuối cùng sẽ loay hoay với việc học để kiếm điểm, cố gắng “tròn vai” một học trò chăm ngoan mà không phát hiện ra bất cứ năng lực mới mẻ nào của bản thân, cũng như không thể tìm thấy động lực nào mới đủ mạnh mẽ để họ vươn xa trên hành trình học tập suốt đời sau này.

Thứ ba, sinh viên giấu nhẹm tất cả thắc mắc lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè. Họ trở thành người “tự kỷ”! Nếu giảng viên không chủ động giảng giải, họ sẽ để mặc những câu hỏi quan trọng chìm vào lãng quên. Với cách đó, họ tự mình tháo lui khỏi nơi mà lẽ ra họ có quyền nói lên suy nghĩ, ý tưởng và đòi hỏi khám phá.

Trả lời

Từ trường trung học lên đại học, hàng trăm điều khác biệt và nếu bạn không kịp thay đổi để thích ứng sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ ngay khi mang chiếc áo sinh viên: "sốc đại học”.

Lạ đời là không ít sinh viên bước vào cổng trường đại học với niềm cảm hứng tuyệt vời lại là những người có thể bị “sốc đại học”! Nhiều thứ đã không diễn ra như tưởng tượng, hoặc đôi khi họ cảm thấy nhiều thứ ở trường đại học có vẻ chống lại những thành tích vang dội và niềm kiêu hãnh từng có trước đó.

Triệu chứng của “sốc đại học”

Họ có thể sẽ cảm thấy chới với, mất phương hướng và niềm tin vào bản thân. Thầy cô luôn yêu cầu họ tự đọc hàng chồng sách, tự trả lời vô số câu hỏi, thậm chí là tự đánh giá kết quả của những việc mình làm. Họ cảm thấy bị bỏ rơi. Và không ít tân sinh viên đã bị “sốc” thật sự!

Thứ nhất, sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu ở đại học rất tự do chứ không như thời phổ thông. Nhiều sinh viên không nhận thấy rằng ở trường đại học, họ có quyền hạn rộng hơn trong việc tự quyết định thời gian biểu của chính mình. Với học chế tín chỉ đã trao quyền tự chủ cho sinh viên nhiều hơn trên phương diện lập kế hoạch thời gian học tập, song nhiều bạn không xem đó là cơ hội mà là... khủng hoảng.

Thứ hai, sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập cũng vì thế. Nhiều người trong số này cuối cùng sẽ loay hoay với việc học để kiếm điểm, cố gắng “tròn vai” một học trò chăm ngoan mà không phát hiện ra bất cứ năng lực mới mẻ nào của bản thân, cũng như không thể tìm thấy động lực nào mới đủ mạnh mẽ để họ vươn xa trên hành trình học tập suốt đời sau này.

Thứ ba, sinh viên giấu nhẹm tất cả thắc mắc lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè. Họ trở thành người “tự kỷ”! Nếu giảng viên không chủ động giảng giải, họ sẽ để mặc những câu hỏi quan trọng chìm vào lãng quên. Với cách đó, họ tự mình tháo lui khỏi nơi mà lẽ ra họ có quyền nói lên suy nghĩ, ý tưởng và đòi hỏi khám phá.

Mình nghĩ sốc bắt nguồn từ việc tưởng tượng :))

Như kiểu mình đã tưởng tượng lớp đại học rất dễ thương cho tới khi nhận ra thực tế là có gần 130 thành viên mà nhiều khi học hết 4 năm vẫn chưa kịp nhận ra nhau. 

Sau đó mình cũng tưởng tượng là sẽ quen thân với đa số ít nhất nửa lớp như hồi còn cấp 3 và kết quả là mình nói chuyện chỉ khoảng 30 người, trong đó thân được 4 người. Vì quá nhiều như vậy nên lúc đầu khá stress vì không hiểu sao mọi người thân thiết nhanh vậy còn mình thì chưa thân ai hết. Xong đến giờ nói chuyện mới biết thì ra hồi xưa bọn nó chỉ toàn xã giao.

Cái tưởng tượng kinh khủng và đeo dai dẳng mình suốt 4 năm là trường học sẽ đẹp đẽ như mấy bộ phim học đường. Và thực tế là mình đã ngồi buýt 2 tiếng để đến trường, còn chạy xe máy cỡ 1 tiếng hơn.

Cho nên mình rút ra là bớt tưởng tượng thì sẽ không còn sốc!

Cái này thì mình không hề bị lầm tưởng, vì thực chất mình từ quê lên thành phố, nhưng đã được chuẩn bị đầy đủ những thông tin kia, và đã đọc một số thông tin trên mạng rồi :D

Quan trọng là cách bạn giải quyết như thế nào thôi. Ở môi trường nào cũng vậy, yếu kém là sẽ bị đào thải. 

Hãy nhanh chóng hòa nhập môi trường và nỗ lực hơn nhé !

4 năm đại học của mình diễn ra khá suôn sẻ, hầu như mình không gặp phải bất kỳ cú sốc gì cả vì hình như mình đã quen với sự thay đổi, phải thích ứng liên tục. Cú sốc lớn nhất mình gặp là năm lớp 12 khi phải chuyển từ Hà Nội vào TPHCM học, lúc đấy đó là cú sốc thay đổi môi trường quá lớn rồi nên lên Đại học có chuyện gì mình cũng thấy bình thường cả. Nhưng có lẽ chính vì thế nên 4 năm đại học của mình không có nhiều ấn tượng như những người khác, đó là một điều đáng tiếc. Dù mình cũng tham gia các câu lạc bộ, cũng bạn bè, cũng đi làm thêm, cũng có những lúc rớt môn, cũng có học sấp mặt,... nhưng chẳng hiểu sao mọi thứ vẫn "màu hồng" hơn so với những người khác. Mình không gặp những "cú sốc" từ tác động bên ngoài như mọi người.

Điều duy nhất mình cảm thấy mình chợt nhận ra khi đã rời khỏi trường đại học đó là mình tưởng rằng mình đã trải nghiệm đủ, đã biết đủ nhưng thực ra mình chẳng có gì cả. Dù đã tham gia hàng tá thứ, làm đủ việc khi còn là sinh viên, nhưng đến khi ra đời xong mình mới nhận ra mọi thứ mình biết chỉ là một thứ kiến thức lõng bõng, nổi lợn cợn trên bề mặt. Sau khi học xong mình mới biết mình vừa lãng phí 4 năm đại học để đi cày xới nông choèn mà không đào sâu vào bất kỳ thứ gì. 4 năm đại học mình đã quá hài lòng với những thứ mình có để dừng chân tại chỗ trong khi đáng ra mình có thể phát triển nhiều hơn thế. Đó là "cú sốc" từ bên trong mà sau khi học xong mình mới phát hiện ra cơ. :)) 

Có thể tùy người thôi. Cá nhân mình không bị ảnh hưởng/sốc các vấn đề bạn đặt ra đâu vì:

  • Mình xác định học gì cũng là học mà số mình là số nhọ ấy nghĩa là tự lực cánh sinh chứ không chơi may - rủi, không học thì xác định là điểm kém, cái số không có khái niệm trúng tủ.
  • Xác định vui chơi cho đã nên cũng biết mối tình sinh viên đẹp chứ khó thành và đã có vốn là 1 mối tình cấp 3 nên thơ dù chỉ còn kỷ niệm.
  • Cái vụ xa nhà với làm thêm thì do hoàn cảnh mình đã luyện trước đó đã trải nghiệm, kể cả đa cấp cũng đã đi dự hội nghị vài lần kiếm kinh nghiệm.

Hơi bỡ ngỡ vì giảng đường khá đông (160 bạn) và ban đầu thì bỡ ngỡ nên hơi rụt rè,học chừng tháng là dạng nói chuyện, thuyết trình trước đám đông. Cũng hơi bất ngờ với cách học và cách lấy điểm (điểm danh, giữa kỳ và cuối kỳ)

Đại học thì môi trường có nhiều drama hơn, sóng gió gắt hơn,đôi khi chỉ vì con điểm mà có cả những chuyện ăn thua đủ nhau. Nói chung, đại học giống như một môi trường thu nhỏ vậy đó, đây là môi trường rèn luyện những hành trang tốt nhất khi bước ra đời (kể cả các mối quan hệ tình yêu, bạn bè,...).

_ Đừng thức khuya nữa. Từ năm 17 đến 20 tuổi là khoảng thời gian mà theo mình, cơ thể và tâm lí thay đổi mạnh mẽ còn hơn lúc dậy thì. Đa số những người bạn của mình trong giai đoạn này đều béo lên do thức khuya và ăn uống không lành mạnh.

_ Uống ít rượu bia thôi, tàn phá nhan sắc và sức khỏe lắm.
_  Cố gắng nói ra những gì bạn suy nghĩ. Mọi người xung quanh bạn chẳng biết nội tâm bạn sâu sắc như nào đâu, nên nếu có vấn đề gì thì cứ nói ra, bạn không muốn trở thành 1 người cộc cằn ít nói trong mắt mn đâu nhỉ?
_ Đừng hút thuốc nha.
Theo mình chỉ cần lưu ý những điều trên thôi thì cuộc sống sinh viên sẽ khá là tuyệt vời, là 1 khoảng thời gian để bạn khám phá thế giới mà k cần chịu trách nhiệm nhiều quá :v 


Mình học Bách Khoa HN và cú sốc đầu tiên là lượng kiến thức quá nhiều và cách học khác hoàn toàn THPT. Cả phòng KTX của mình đến ở trước 1 tuần so với ngày nhập học, toàn người chăm ngoan nên theo thói quen THPT là lôi sách vở ra đọc trước cho đỡ bỡ ngỡ. Sau 1 tuần học trước toán giải tích thì đến buổi đầu tiên học toán thầy dạy luôn hết 50 trang trong sách giáo trình (mà người chăm nhất trong phòng KTX trong 1 tuần mới chỉ đọc được lượng kiến thức khoảng 20 trang). :D

Cú sốc khiến mình bỏ học: đại học như c*t 

Cú sốc nào thì cũng không bằng cú sốc tốt nghiệp đại học xong lông bông mất phương hướng đâu em. Tận hưởng đi, thời còn đi học đại học thì cháy hết mình đi. Sau này vướng bận cơm, áo , gạo , tiền mạnh hơn rất nhiều.

Huhu, các bạn đều nói quá chuẩn rồi. Mình nghĩ quá trời nghĩ mới thêm được vài cái
- Trường ĐH to và thiết nghĩ trường ĐH quảng cáo trên mạng rất đẹp và chất lượng cơ sở vật chất tốt. Nhưng thực tế một số trường không được như vậy
- Đăng kí học phần khó-ngoài-sức-tưởng-tượng. 
- Tốt nghiệp chỉ cần học đủ tín chỉ theo có sẵn là đc. Nhưng không, năm 3 bạn phải tự quyết định chọn chuyên ngành và không được sự tư vấn của bất kì ai và còn cần chứng chỉ tiêng anh, chứng chỉ tin học.... Và phải lấy thời gian rảnh ít ỏi để mới có thể học.