Những chính sách cởi mở của Gorbachev có phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc Liên Xô tan rã?

  1. Lịch sử

https://cdn.noron.vn/2018/09/26/81cf94ac3b59d6acd72e682107420966.png
Từ khóa: 

mikhail gorbachev

,

lịch sử

Về bản chất Liên Xô là một đất nước đa dân tộc, đa văn hóa, rộng lớn nhất thế giới. Rất dễ xảy ra tình trạng ly khai và tan rã. Đó là tiến trình tất yếu của xã hội. Cho dù Gorbachev không xuất hiện thí Liên Xô vẫn sẽ bị tan rã.

Trả lời

Về bản chất Liên Xô là một đất nước đa dân tộc, đa văn hóa, rộng lớn nhất thế giới. Rất dễ xảy ra tình trạng ly khai và tan rã. Đó là tiến trình tất yếu của xã hội. Cho dù Gorbachev không xuất hiện thí Liên Xô vẫn sẽ bị tan rã.

Không phải vì chính sách cải cách của ông. Thể chế đã gần tàn khi Gorbachev lên nắm quyền. Gorbachev được giao nhiệm vụ cứu vớt nó, nhưng ông ta đã không thành công.

Diễn biến của những nỗ lực đấy kiểu như này:

Năm 1984: “Omg! Bọn Mỹ đã sớm vượt xa chúng ta về công nghệ quân sự, chúng ta phải làm gì đó để bắt kịp bọn nó''.

Năm 1985: “Eureka! Hãy giới thiệu những thiết bị công nghiệp tốt nhất và tăng tốc như Stalin đã làm trong những năm 1930”.

Năm 1986: “Chúng ta sắp hết tiền rồi! Khi nào thì giá dầu thô ngọt sẽ tăng trở lại đây?"

Năm 1987: “Khoan đã! Tại sao toàn bộ những thiết bị mới này lại không hoạt động, còn tất cả các công nhân được cho là đang làm việc trên đây đâu mất rồi?"

Năm 1988: “Tại sao không có một đồng chí nào trong Đảng của chúng ta làm những việc họ được nhận lệnh để làm vậy? Hãy để người ta biết sự thật tồi tệ của bọn họ họ! Và hãy để mọi người tự mình kiếm thêm thu nhập nếu họ biết cách!”

Năm 1989: “Tại sao kho bạc lại trống rỗng rồi? Tại sao tất cả những người theo chủ nghĩa dân tộc lại đột ngột nổi dậy thế? Hãy in thêm tiền! Tại sao mọi người đều ăn cắp thay vì làm việc? Tại sao mọi người lại chỉ trích chúng tôi, mà không phải Stalin hay Brezhnev?”

Năm 1990: "Toàn bộ thức ăn đâu mất hết rồi? Sao chẳng có ai làm việc thế? Hãy in thêm tiền đi! Này Mỹ, bạn có thể cho chúng tôi vay một ít được không?”

Năm 1991: “Này, mọi người, chúng ta hãy cùng ngồi xuống và nói chuyện. Mọi người đâu rồi? Có ai không?"

Nói cách khác, vào năm 1985–1989 Gorbachev đã thử cách thức công nghiệp hóa của Stalin, nhưng không có sự thống trị đem lại khiếp sợ của Stalin. Ông cũng không có lực lượng lao động dồi dào, sẵn sàng làm việc dài ngày chỉ để kiếm thức ăn, như những năm 1930.

Khi các biện pháp không hiệu quả, ông ngày càng bị giới tinh hoa chủng tộc bỏ rơi, bắt đầu từ Cuộc Bất Ổn Năm 1986 ở Kazakhstan, Và sau đó là bộ máy quan liêu của nhà nước và Đảng. Những lão già bám sâu vào bộ máy đã bỏ rơi ông, vì những cải cách của ông đe dọa tới sự kiểm soát của họ đối với nền kinh tế. Những người tiến bộ hơn trong Đảng và chính phủ thì làm việc một cách tận tâm để cố đánh sập thể chế, vì họ đã nhìn thấy cơ hội để chiếm đoạt tài sản quốc gia cho riêng mình.

Vào mùa hè năm 1991, Gorbachev gần như chỉ có một mình. Với cuộc đảo chính thất bại của những người theo phe cứng rắn, trò chơi đã kết thúc.