Những câu "hỏi khó" ngày Tết - vấn đề nằm ở người hỏi hay người bị hỏi?

  1. Văn hóa

Hằng năm mỗi dịp Tết đến, có không ít bạn trẻ lại vắt tay lên trán suy tư "Liệu năm nay sẽ bị hỏi những câu hỏi khó đỡ nào tiếp theo đây?". Tâm lý khó chịu này đang dần tạo ra một làn sóng đả kích việc hỏi những câu "hỏi khó" ngày Tết, và là một trong những chủ đề Tết nổi cộm những năm gần đây.

Thế nhưng, thực sự thì bản chất của vấn đề nằm ở đâu? Ở các bạn trẻ - những người được ("bị") hỏi, hay ở các bậc phụ huynh, ông bà, người thân trong họ, khách khứa... - những người hỏi?

Phải chăng giới trẻ chúng ta đang trở nên nhạy cảm quá mức? Có lẽ nào bản chất của những câu hỏi kia không xấu, mà vấn đề là ở tâm lý mặc cảm của người bị hỏi?

Quan điểm của các bạn là gì? Theo bạn thì việc đả kích những câu "hỏi khó" có thực sự cần thiết không? Có giới hạn nào cho việc đặt những câu hỏi khó đó không?

https://cdn.noron.vn/2020/04/06/507ae63bd30c6d2fe8de2e7845020b96.png

Từ khóa: 

hiểu tết để yêu tết

,

hỏi khó ngày tết

,

văn hóa việt nam

,

văn hóa

Trong trường hợp này, mình nghĩ vấn đề không nằm ở người hỏi, cũng không nằm ở người bị hỏi, mà là nằm ở... câu hỏi, kiểu Hỏi không có lỗi, lỗi ở câu hỏi. :)

Có rất nhiều người hỏi rất tinh tế, khi đặt ra câu hỏi nghe là thấy dễ thương, thiện cảm và muốn trả lời ngay, thậm chí khiến người được hỏi cảm thấy thích, và mong muốn được nhận câu hỏi, nếu không thấy người đó hỏi sẽ thấy nhớ. Đó là dạng câu hỏi chia sẻ, nhiều khi hỏi mà không cần câu trả lời cũng được. Những lúc như vậy, một nụ cười có khi đã là một câu trả lời.

Ví như thay vì hỏi "Bao giờ lấy chồng?", thì hỏi "Vẫn con ham vui hay sao?" hay "Tết này lạnh lắm đó, chưa muốn tậu một cái chăn 37 độ mới hay sao?", hay thay vì hỏi "Khi nào đẻ?" thì hỏi "Tao thấy nhà mày mới có hai ngọn nến, thế có muốn thêm một cái cho thành ba ngọn nến lung linh không?"... Đại loại vậy.

Chứ những câu hỏi như muốn đụng chạm vào đời tư của người khác như "Bao giờ lấy chồng?", "Có... con chó nào nó thèm lấy một đứa ế như mày chưa?", "Bao giờ đẻ?", "Không chịu lấy chồng/vợ, hay cháu là pê-đê/ô môi?", thì cực kỳ phản cảm và không thể ngồi yên đó để mà trả lời. Thậm chí, một phản ứng tiêu cực phát ra cũng là chuyện bình thường.

Nên mình nghĩ, vấn đề ở đây vẫn là nằm ở câu hỏi. Tất nhiên, cũng còn một phần là nằm ở thái độ hỏi nữa. Còn như người hỏi vui vẻ thân thiện, mà người được hỏi lại suy nghĩ tiêu cực và trả lời/phản ứng tiêu cực thì lúc đó vấn đề mới nằm ở người được hỏi. ^^

Trả lời

Trong trường hợp này, mình nghĩ vấn đề không nằm ở người hỏi, cũng không nằm ở người bị hỏi, mà là nằm ở... câu hỏi, kiểu Hỏi không có lỗi, lỗi ở câu hỏi. :)

Có rất nhiều người hỏi rất tinh tế, khi đặt ra câu hỏi nghe là thấy dễ thương, thiện cảm và muốn trả lời ngay, thậm chí khiến người được hỏi cảm thấy thích, và mong muốn được nhận câu hỏi, nếu không thấy người đó hỏi sẽ thấy nhớ. Đó là dạng câu hỏi chia sẻ, nhiều khi hỏi mà không cần câu trả lời cũng được. Những lúc như vậy, một nụ cười có khi đã là một câu trả lời.

Ví như thay vì hỏi "Bao giờ lấy chồng?", thì hỏi "Vẫn con ham vui hay sao?" hay "Tết này lạnh lắm đó, chưa muốn tậu một cái chăn 37 độ mới hay sao?", hay thay vì hỏi "Khi nào đẻ?" thì hỏi "Tao thấy nhà mày mới có hai ngọn nến, thế có muốn thêm một cái cho thành ba ngọn nến lung linh không?"... Đại loại vậy.

Chứ những câu hỏi như muốn đụng chạm vào đời tư của người khác như "Bao giờ lấy chồng?", "Có... con chó nào nó thèm lấy một đứa ế như mày chưa?", "Bao giờ đẻ?", "Không chịu lấy chồng/vợ, hay cháu là pê-đê/ô môi?", thì cực kỳ phản cảm và không thể ngồi yên đó để mà trả lời. Thậm chí, một phản ứng tiêu cực phát ra cũng là chuyện bình thường.

Nên mình nghĩ, vấn đề ở đây vẫn là nằm ở câu hỏi. Tất nhiên, cũng còn một phần là nằm ở thái độ hỏi nữa. Còn như người hỏi vui vẻ thân thiện, mà người được hỏi lại suy nghĩ tiêu cực và trả lời/phản ứng tiêu cực thì lúc đó vấn đề mới nằm ở người được hỏi. ^^

Có người yêu chưa

https://tikibook.com/upload/news/012021/tuyet-chieu-xu-ly-nhung-cau-hoi-kem-duyen-ngay-tet-2.jpg

Nếu độ sát thương của câu đầu tiên là 200% thì câu số 2 cũng thuộc hàng 199%.

Nhiều bạn trẻ cho biết, nghe xong câu hỏi này chỉ muốn trốn đi khỏi thực tại. Dường như không có cách nào để những người xung quanh ngừng hỏi bạn về chuyện đó. Thế thì đành tạm tìm cách chống chế bằng các câu nói vui thôi, chẳng hạn như: Tại sao lại cứ phải có người yêu khi cuộc sống độc thân vẫn đang “vui tận nóc”.

Này là acc thiệt của page Ngày ngày viết chữ trên FB hả bạn? Mình rất thích page đó.

Welcome to Noron! ^^

Còn câu hỏi này thì mình đang viết bài, xong sẽ post lên luôn hehe

Mình thấy có vẻ các bạn hay bị hỏi làm quá lên thôi. Công nhận là bị hỏi hoài thì cũng bực thật, nhất là những ng chỉ hỏi xã giao. Và các câu hỏi này lại vô tình đụng đến các khúc mắc, thua kém chưa đc tháo gỡ trong lòng các bạn. Nên càng bị hỏi càng đâm ra bực cho dù ng hỏi có là quan tâm hay xã giao.

Việc thăm hỏi nhau là điều bình thường đã thành văn hóa của ng Việt. Còn gì dễ bắt đầu câu chuyện hơn 1 câu hỏi thân tình. Việc đó không đáng trách. Nhưng tuổi trẻ thì tâm lý ko ổn định lại bị hỏi đi hỏi lại có chồng chưa trong khi đang ế chỏng ế chơ nằm chờ ng "tán" mà ko có. Vậy sao ko bực.

Vậy nên thôi. Các bạn đừng tự tạo áp lực cho mình. Ai hỏi thân tình thì thật lòng còn ai xã giao thì cũng xã giao lại 1 câu, ngày Tết sao phải tự làm căng thẳng bản thân. Tết nào cũng có ng hỏi và ng bị hỏi, bao lâu nay ng ta vẫn trưởng thành cả đấy thôi, sao phải ngại ngần, căng thẳng.

Vả lại cũng chưa chắc nhiều ng xem nó là câu hỏi khó nhưng các "nhà báo" thì cố đưa nó lên để có bài viết kiếm nhuận bút ăn Tết vậy thôi.

Nếu giờ ko ai hỏi lấy chồng chưa mà chuyển qua hỏi: Bạn khỏe không? (Như How are you? của bên Tây) chắc vài năm lại chả có bài: Đi đâu cũng đc hỏi thăm sức khỏe, ko thấy đang ho sù sụ đây hay sao mà cứ hỏi khỏe ko? 😂😂

Có lẽ "hỏi khó" chính là do người được hỏi tự cảm nhận câu hỏi này quá khó để trả lời và họ nghĩ rằng phải chăng người hỏi đang cố làm khó mình, thành thử ra mới có ác cảm với những loại câu hỏi này. Có hay không nên nghĩ theo hướng bình thường rằng đấy là những câu hỏi xã giao của những con người lâu ngày mới gặp lại nhau, những câu hỏi đệm để gắn kết nhau sau chuỗi ngày xa cách? Giữa được đệm bằng những câu "hỏi khó" hoặc chỉ nhìn nhau cười, người trẻ chọn cái nào?

Cá nhân mình cũng không thích bị hỏi vì tính mình không thích xen vào chuyện riêng của người khác và ngược lại. Nhưng nếu được hỏi thì cứ trả lời bình thường thôi. Còn người ta bất đồng ý kiến thì cứ tranh luận. Máu đến đâu thì đến. Ai cũng chỉ có 1 cuộc đời cho riêng mình thôi. Quan tâm nhưng phải tinh tế và ý tứ. Chẳng ai cấm được người khác quan tâm hay nhiều chuyện với mình nên tùy theo câu hỏi của người hỏi nhé. Tử tế hỏi chân thành thì sẽ nhận được chân thành. Hỏi cắc cớ vô duyên thì sẽ nhận được duyên không vô mà thôi

Hỏi "khó" hay không tùy vào người hỏi là ai đó. Tùy vào người hỏi mà sẽ phân biệt ra 1 kiểu là "quan tâm" và 1 kiểu là "vô duyên".

"Thái độ của tôi tùy thuộc vào cách ứng xử của bạn". Hẳn là những người khó chịu với các câu hỏi tưởng chừng rất thường tình này là đang giao tiếp với kiểu người thứ 2, loại "vô duyên" nên mới khó chịu ra mặt

Cá nhân mình thấy thì việc hỏi thăm vào ngày tết bản chất nó không xấu. Sau một năm học tập, làm việc thì cuộc sống của mình sẽ có những thay đổi nhất định. Và việc sau một năm nếu người thân họ hàng, khách khứa, bạn bè có hỏi thăm mình về những vấn đề trong cuộc sống (hỏi một cách lịch sự) thì đó chính là một cách mà người ta thể hiện sự quan tâm đối với mình, bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa xã giao. Và nếu người hỏi hỏi một cách vui vẻ, cởi mở thì người được hỏi cũng sẽ đáp lại một cách vui vẻ, cởi mở, họ sẽ sẵn sàng bày tỏ những vấn đề của mình trong một năm vừa qua, có thể là cả những thành công và cả những thất bại. Người lớn- những người có kinh nghiệm, những người đi trước- cũng có thể sẽ cho chúng ta những bài học , những kinh nghiệm của họ, biết đâu chúng ta có thể thu thập, học hỏi được gì đó. Buổi nói chuyện sẽ kết thúc một cách hòa nhã, vui vẻ, chẳng có gì gọi lạ khó chịu hay khó khăn cả.

 Hiện nay việc hỏi thăm vào ngày tết trở thành một vấn đề nổi cộm, nguyên nhân đương nhiên xuất phát từ cả hai phía: người hỏi và người được hỏi- thường là những bạn trẻ. Thứ nhất là nằm người được hỏi. Trong một năm thì chúng ta thường đặt ra những mục tiêu cho riêng mình, như trong việc học hành, trong cuộc sống, tình cảm,... Có những mục tiêu chúng ta hoàn thành. Nhưng cũng có những mục tiêu, những kế hoạch- vì một hay nhiều lý do gì đó- mà chúng ta không thể hoàn thành hoặc kết quả không như ý muốn. Những điều đó đương nhiên sẽ mang đến cho ta những cảm xúc tiêu cực- khi nhắc hoặc khi nghĩ về nó. Do đó khi có người hỏi tới những vấn đề mà chúng ta không được thành công hay suôn sẻ- vì tâm lý Tết là một dịp vui và chúng ta chỉ muốn nhắc những chuyện vui- nên chúng ta sẽ thường lảng tránh hoặc cảm thấy khó khăn mỗi khi nhắc tới những vấn đề đó. Đối với những việc hơi tế nhị, riêng tư như việc "có bồ",... đại loại vậy, thì khi bị hỏi đến lại càng khó muốn nói ra và chia sẻ một cách thẳng thắn. Thứ hai là nằm ở người hỏi. Đôi khi việc ta bị hỏi han những vấn đề cá nhân bỏi những người mà chúng ta không thân, ít gặp hoặc thậm chí là chúng ta không biết thì sẽ rất khó cho chúng ta khi kể về những chuyện đó. Chưa kể bên cạnh những kiểu hỏi với một thái độ quan tâm, xã giao, nhã nhặn, lịch sự, cũng không thiếu những kiểu hỏi hơi "vô duyên" một xíu, nghe một cái là không những không muốn trả lời mà còn muốn xù vảy lên "đáp trả" lại (cái này đã có nhiều bạn đề cập). Việc chúng ta đả kích có chừng mực những câu hỏi khó, thiếu tôn trọng, đối với những người dưng bên ngoài thì có thể xem như là không tới nỗi sai trái, nhưng nếu ta làm vậy với những người thân họ hàng, khách khứa vào dịp Tết thì có thể bị xem là "hỗn hào", "mất dạy", từ đó gây ngược lại cho các bạn bị hỏi một cảm xúc tiêu cực, kiểu như bị buộc kiềm nén. Hỏi câu hỏi "đụng chạm", "mất lịch sự" nhưng lại không được "đáp lại" mà lại phải lễ phép lắng nghe, đương nhiên là rất khó chịu.

 Và vấn đề nằm ở đâu thì phải giải quyết bắt đầu từ đó, nhưng theo cảm nghĩ của mình thì chủ yếu người bị hỏi phải có cách giải quyết thông minh. Nếu phải đối diện với những câu hỏi khó, cùng một thái độ không mấy ý tứ thì chúng ta cần phải "tỉnh táo", "giữ cái đầu lạnh", tìm một cách trả lời đáp trả thật khéo léo, nhưng vẫn phải lịch sự, sao cho chúng ta vừa có được cảm giác thoải mái vì đã có thể đáp trả phần nào những câu hỏi kia, vừa không khiến cho người hỏi cảm thấy khó chịu hoặc phải lên tiếng bắt bẻ. Còn những người hỏi thì nên ý nhị, lịch sự, tinh tế một xíu, quan tâm thì phải ra quan tâm, để ý tới cảm nhận của người khác một xíu, từ đó có cách đặt câu hỏi khiến cho người khác vui vẻ, vừa nghe là đã muốn trả lời.

Câu hỏi quan tâm hay tọc mạch/vô duyên thì mình nghe là có thể cảm nhận ra ngay. Thực ra mình thấy do khác biệt về suy nghĩ, phông văn hóa, mối quan tâm và lối sống của người hỏi và người được hỏi nên các bạn trẻ sẽ thấy "khó chịu" thôi.


Với một số họ hàng ở quê mình thì combo  làm gần nhà, việc nhàn hạ, lấy chồng giàu, đẻ con sớm, lương cao thì mới là sung sướng

Còn với mấy đứa như mình thì làm việc ở đâu có cơ hội phát triển là được, việc nhàn thì không có lương cao, chồng không cần giàu nhưng tử tế có ý chí và đồng điệu là được, con thì khi nào sẵn sàng thì đẻ.

Nên với những câu hỏi của họ hàng chỉ trả lời chung chung và cảm ơn là được rồi.