Những cách để tìm ý tưởng thiết kế sáng tạo, hiệu quả?
Mình dễ rơi vào tình trạng bí ý tưởng lắm vì thường làm việc theo cảm xúc, mọi người có thể chia sẻ cách tìm ý tưởng của mình không ạ?
ý tưởng
,art block
,art
,cạn ý tưởng
,nghệ thuật
Câu hỏi được gộp với Bí ý tưởng sáng tạo, phải làm sao?
Những nguồn lấy ý tưởng sáng tạo của mình:
1. Từ việc đọc sách
2. Từ đối thủ cạnh tranh, cái con mình ghét. Tìm cách làm ngược với nó ở một chi tiết nào đó
3. Ghi chép hàng ngày, viết nhật ký
4. Từ lịch sử
5. Từ kỷ niệm tuổi thơ.
6. Từ những đứa trẻ
7. Từ việc vận động thể chất như đi bộ, đạp xe, tắm ...
8. Từ việc ngắt wifi và internet, tập trung suy nghĩ
Nội dung liên quan
Nguyễn Thị Thu Hương
The Introvert Writer
Chào bạn,
Mình là một người viết blog và thường hay phải đi tìm ý tưởng để viết bài. Trong quá trình này, mình có tổng hợp một số cách để tìm kiếm những ý tưởng thú vị cho bản thân. Không biết có phù hợp với lĩnh vực của bạn hay không, tuy nhiên, mình vẫn hy vọng danh sách này có thể lại gợi mở cho bạn những ý tưởng thú vị khác nữa. Vì bài viết khá dài nên mình xin phép chia sẻ phần danh sách các ý tưởng, nếu bạn thấy ý tưởng nào hay bạn có thể nhấp chuột vào để đọc thêm nhé.
Cảm ơn bạn và chúc bạn không bao giờ phải lo lắng về việc thiếu ý tưởng hay bí ý tưởng nữa!
Nguyễn Quang Vinh
Ý tưởng đến với mình vào những đêm khuya thanh vắng yên tĩnh ko có ai, vừa nhìn cái thế đất người ta vừa nhâm nhi lon Coca-cola và hên xui nó nẩy ra ý tưởng:)))))
Còn bị "dí" quá cũng dễ ra ý tưởng. Nhưng lại hay theo lối mòn, ko đột phá lắm.
Huyen Thu Nguyen
Nguyễn Hương
Mời mọi người cùng tham gia thảo luận tại đây nhé.
Ý tưởng sáng tạo lấy từ đâu?
www.noron.vn
Trang Chau
Hương Đỗ
Mình đọc được 1 point khá hay từ "Content hay nói thay nước bọt" là mọi người thường hay nghĩ rằng sáng tạo thuộc về khả năng thiên phú, không phải là thứ mà ai cũng có thể học được, hên thì có ý tưởng, xui thì bí ý tưởng. Thực tế là mỗi chúng ta ai cũng có thể học cách sáng tạo. Sáng tạo về bản chất cũng là một kỹ năng, mà đã là kỹ năng cần được rèn luyện mài giũa thường xuyên.
Cũng trong cuốn này có gợi ý cách tạo ra 100 ý tưởng trong 30 phút và Cách rèn luyện kỹ năng sáng tạo mỗi ngày. Mình nghĩ bạn thử nên áp dụng để giải phóng não bộ nhé ^_^
Lạc trôi phù hợp cho các dự án cho phép bạn dành nhiều thời gian để sáng tạo.
Mình nghĩ tốt nhất chúng ta nên rèn luyện kỹ năng sáng tạo mỗi ngày để hình thành phản xạ, hạn chế nhiều nhất các tình huống tê cứng não bộ. Chúc bạn sớm tìm ra ý tưởng thú vị!
Poli Sali
1. Hãy bắt đầu từ việc thu thập thông tin và học hỏi kiến thức
Quan điểm cho rằng sáng tạo là bản năng của mỗi người là một quan điểm sai lầm. Thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện tư duy sáng tạo thông qua việc học tập và trải nghiệm. Trong tiếng Anh sáng tạo chính là creation hay có nghĩa là sự tạo ra. Và để tạo ra được sự sáng tạo thì bước đầu tiên chính là thu thập các thông tin và học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.
2. Sắp xếp các kiến thức cũ dưới góc độ mới
Bước tiếp theo trong quy trình sáng tạo là gì? Đôi khi sáng tạo ra những thứ mới là điều vô cùng khó khăn, do vậy, bạn có thể rèn luyện tư duy sáng tạo thông qua việc tiếp cận những kiến thức đã cũ theo một cách khác mới lạ hơn. Chẳng hạn, bạn có thể đứng trên phương diện của một nhà văn để giảng dạy bộ môn toán học, từ đó đưa đến một số cách tiếp cận mới mẻ hơn để thu hút học viên.
Ngoài ra, đối với một số vị trí công việc đòi hỏi khả năng sáng tạo liên tục thì khi bạn bí ý tưởng, đừng ngại ngần dừng hẳn công việc đó để thử thách trong một lĩnh vực mới. Sau một thời gian bạn sẽ tìm lại được cho mình niềm cảm hứng sáng tạo riêng và khác biệt.
3. Thả lỏng đồng nghĩa với việc tạo ra năng lực cho bản thân
Đôi khi áp lực không phải là cách tuyệt vời để tạo môi trường sáng tạo. Lúc này, hãy thả lỏng bản thân, làm một điều gì đó mới mẻ, tận hưởng ly cà phê buổi sớm hoặc đi đến nơi bạn muốn ghé thăm, biết đâu ý tưởng sáng tạo sẽ đột nhiên xuất hiện bất ngờ.
4. Hãy để ý tưởng tự nhiên tìm đến bạn
Nghe có vẻ lạ lùng nhỉ? Thực ra điều này lại rất thực tế. Chúng ta quên làm sao được định luận nổi tiếng “Luật hấp dẫn của Newton” xuất hiện trong giây phút vô cùng tình cờ khi quả táo rơi xuống đầu. Lúc này, với bộ óc thiên tài và những tò mò không hồi kết về thế giới xung quanh, ông suy nghĩ về lý do cho việc táo rơi. Nhờ vậy, Newton đã cho ra đời định luật vạn vật hấp dẫn. Đây được coi như là ví dụ điển hình cho việc hãy để ý tưởng tự nhiên tìm đến!
Ý tưởng trong sáng tạo là gì?
5. Phát triển tư duy sáng tạo từ những ý kiến phản hồi
Có một phương thức sáng tạo khá hiệu quả hiện nay là thay đổi dựa trên các ý kiến phản hồi,feedback từ khách hàng. Điều này thường được áp dụng trong lĩnh vực Nhà hàng-khách sạn, Marketing, đặc biệt là nghiên cứu thị trường. Đôi khi việc cải tiến sản phẩm lại xuất phát trực tiếp về sự tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng. Đó có thể là một lời ca ngợi, một sự phàn nàn, nhưng cho dù là gì, bạn hãy tận tâm suy nghĩ, tư duy sáng tạo sẽ đến để tìm ra giải pháp thay đổi.
Bành Phương Linh
Ý tưởng mới có thể đến từ mọi khoảnh khắc trong cuộc sống. Quan trọng là bạn đủ kiến thức và nhận diện được nó.
Poli Sali
Các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo là gì?
Có nhiều cách khác nhau để rèn luyện tư duy sáng tạo, tùy thuộc vào từng cá nhân để có thể đánh giá được sự hiệu quả của từng phương pháp. Dưới đây là 6 cách phổ biến nhất giúp bạn năng cao tư duy sáng tạo:
1. Hãy bắt tay vào hành động
Phương pháp phổ biến nhất để rèn luyện tư duy sáng tạo là gì? Đó chính là bắt tay vào hành động. Khi có một ý tưởng nào lóe lên trong đầu, đừng trần trừ, chúng ta cần tiến hành ngay, bởi lẽ thời gian sẽ làm động lực và mong muốn thực hiện giảm dần. Bên cạnh đó, việc tiến hành hành động ngay lúc đó sẽ khích lệ và giúp mỗi người có nhiều thời gian để thử nghiệm và hành động hơn.
Cách rèn luyện tư duy sáng tạo là gì?
2. Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng
Cách khiến chúng ta trở nên sáng tạo là gì? Cho dù sáng tạo là việc đem đến những cảm giác mới mẻ, mới lạ nhưng không có nghĩa là chúng viển vông, vô lý. Bạn không thể cố gắng chứng minh rằng con người có thể nhịn thở để sống đúng không nào? Vậy thì trước khi quyết định làm một điều khác biệt, bạn nên tự hỏi liệu điều đó có quá phi lý hay không. Đôi khi sự viển vông sẽ đem lại sự thất vọng và cảm giác tồi tệ cho bạn, do đó, bạn cần cố gắng cân bằng giữa thực tế và lý tưởng cho dù là sáng tạo điều gì nhé!
3. Hãy thoải mái và cởi mở
Quy trình sáng tạo là gì? Chúng hoàn toàn có thể đến vào bất cứ lúc nào, vào bất cứ thời điểm nào. Và tâm trạng của bạn nên tích cực, thoải mái để dễ dàng phát hiện ra những ý tưởng tuyệt vời. Việc thoải mái và cởi mở sẽ khiến não bộ ở trạng thái tích cực, vui vẻ. Nhờ vậy dễ dàng tiếp cận các thông tin mới, quá trình xử lý thông tin trong não bộ diễn ra hiệu quả hơn.
4. Đừng lo lắng quá nhiều về những vướng mắc
Bạn đang gặp một vấn đề khó giải quyết trong công việc? Bạn đang đau đầu và cảm thấy áp lực vô cùng? Điều đầu tiên chúng ta cần nhận thức được rằng tình trạng này hoàn toàn không tốt cho việc phát triển tư duy sáng tạo. Do vậy, hãy cố gắng lấy lại bình tĩnh, đừng quá căng thẳng hay cảm thấy áp lực, cứ giữ cho bản thân một tình thần sáng suốt nhất nhé!
5. Phá bỏ những nguyên tắc và giới hạn
Sáng tạo là gì? Đó là những lúc ta dám phá bỏ các nguyên tắc và vượt ra khỏi giới hạn bản thân. Nếu cứ giữ mãi những cách làm cũ thì làm sao có thể tạo ra cách tiếp cận mới? Nếu cứ thu mình trong vỏ kén an toàn, sao có thể trở thành chú bướm xinh đẹp bay lượn không trung? Vậy bạn nên sẵn sàng thử bỏ lại các nguyên tắc, làm những điều khác biệt và phá bỏ giới hạn. Đó là lúc bạn tạo cho mình cơ hội rèn luyện tư duy sáng tạo cá nhân.
6. Dám dấn thân và không phụ thuộc
Sáng tạo là gì? Đó là lúc ta dám dấn thân và không phụ thuộc vào những suy nghĩ của người khác. Cho dù đó là lần đầu tiên chúng ta thử làm điều đó, có thể sai, có thể thất bại nhưng nếu không làm sao biết có hiệu quả hay không? Mỗi khi nghĩ đến điều này hãy nghĩ đến nhà bác học vĩ đại Thomas Edison phát minh ra dây tóc bóng đèn điện sau sự thất bại của hàng nghìn thí nghiệm khác nhau. Ai trong chúng ta cũng đều có những lần thất bại, nhưng hãy lấy nó làm động lực, thành công sẽ đến với bạn.