Những cách để doanh nghiệp tìm đúng PAIN POINT của khách hàng?

  1. Công nghệ thông tin

  2. Marketing

  3. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  4. Kinh doanh

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

,

marketing

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

kinh doanh

Tìm pain point từ sale, người bạn của khách hàng

Trong doanh nghiệp, vị trí của một người làm sale luôn là một vị trí rất quan trọng. Ngoài nhiệm vụ chính là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, họ còn là những người bạn thấu hiểu, tâm sự với khách hàng của mình. Chính vì vậy, việc khai thác pain point từ sale luôn là một nguồn tin đáng tin cậy.

Hơn thế nữa, một người làm sale còn có thêm góc nhìn từ doanh nghiệp vậy nên càng giúp cho những giải pháp đưa ra được tối ưu hơn nữa. Marketing và sale luôn giữ mối liên hệ mật thiết để cùng nhau tìm ra pain point từ khách hàng, giúp tăng trưởng doanh thu tốt hơn.

Trả lời

Tìm pain point từ sale, người bạn của khách hàng

Trong doanh nghiệp, vị trí của một người làm sale luôn là một vị trí rất quan trọng. Ngoài nhiệm vụ chính là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, họ còn là những người bạn thấu hiểu, tâm sự với khách hàng của mình. Chính vì vậy, việc khai thác pain point từ sale luôn là một nguồn tin đáng tin cậy.

Hơn thế nữa, một người làm sale còn có thêm góc nhìn từ doanh nghiệp vậy nên càng giúp cho những giải pháp đưa ra được tối ưu hơn nữa. Marketing và sale luôn giữ mối liên hệ mật thiết để cùng nhau tìm ra pain point từ khách hàng, giúp tăng trưởng doanh thu tốt hơn.

Việc đầu tiên cơ bản nhất mà doanh nghiệp nào cũng nên làm đó là thu thập phản hồi của khách hàng:

Các bạn có thể tạo chủ đề thảo luận để họ tìm ra vấn đề mà bản thân đang gặp phải khi sử dụng sản phẩm của các bạn. Đôi khi chính những khách hàng lại có những idea cực kì thú vị cho các bạn.

Nếu khách hàng của các bạn quá lớn thì nên lập khảo sát (sử dụng công nghệ hỗ trợ là tối ưu nhất, thời đại 4.0 mà tổ chức khảo sát bằng giấy với nhân viên phát tờ rơi thì tốn nhân lực lắm).

Mình nghĩ cách làm khảo sát là cách tốt nhất để tìm ra paint point của khách hàng nè

Việc phân tích nỗi đau của khách hàng là một phần rất quan trọng, đặc biệt với sale marketing. Trước một khách hàng từ chối sử dụng sản phẩm, người làm kinh doanh cần phân tích được rõ lý do, nguyên nhân. Mục đích của việc này để phân loại khách hàng, từ đó sẽ có những chiến lược dành riêng cho mỗi nhóm đối tượng. Đây cũng là một hành động để thấu hiểu khách hàng, bán những gì khách hàng cần, không bán những gì doanh nghiệp có.

Bạn cứ thử hóa thân thành chính người dùng, trải nghiệm từ góc độ người dùng thay vì nhà cung cấp thì tự bản thân bạn sẽ tìm đc ra kha khá paint point đó.

Nói chuyện với đội sales bạn ạ. vì đội này giao tiếp với khách hàng nhiều nhất: họ biết khách hàng thuộc nhóm đối tượng nào, họ biết khách hàng gặp vde gì khi tìm tới sản phẩm, họ tiếp nhận trực tiếp các phản hồi của khách hàng,.. cứ đội sales mà nói chuyện nè, kết hợp với khảo sát thì càng tuyệt

Đối thủ cạnh tranh luôn luôn xuất hiện từ những bước đầu tiên thành lập doanh nghiệp và những bước phát triển doanh nghiệp. Pain point – nỗi đau của khách hàng cũng không ngoại lệ. Bạn có thể nhận thấy pain point được đối thủ cạnh tranh sử dụng trong từng chiến dịch quảng cáo. Họ đánh vào những đối tượng khách hàng có pain point như thế nào? Chân dung khách hàng của đối thủ được vẽ nên ra sao?

Trong chiến dịch marketing, nhất là phần xây dựng content, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy phương cách này, nêu ra được pain point của khách hàng và dùng sản phẩm của mình để giải quyết được những nỗi đau đó. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo, so sánh giữa chiến dịch của doanh nghiệp và của đối thủ để lựa chọn ra những giải pháp tối ưu nhất. Đừng bỏ qua việc research về đối thủ cạnh tranh và phát triển những điểm tốt khác nữa.