Những biểu hiện của người tự kỷ luật bản thân

  1. Kỹ năng mềm

Tự kỷ luật là một kỹ năng khó nhưng rất quan trọng có thể giúp bạn vượt qua những cám dỗ và khó khăn, duy trì sự tập trung và kiên trì trong công việc và cuộc sống. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tôi tìm hiểu về định nghĩa và những điều cần có để bạn có thể tự rèn luyện kỷ luật bản thân mỗi ngày.

https://cdn.mhdigital.vn/2024/10/14/5115110708891-1728893266.jpg
Chạy bộ mỗi ngày để rèn khả năng tự kỷ luật

Tự kỷ luật bản thân là gì?

Tự kỷ luật bản thân (tiếng anh làSelf discipline) là khả năng tự kiểm soát và điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, và cảm xúc của mình để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Đây một kỹ năng quan trọng thường có ở những người thành công trong cuộc sống. Một khi bạn sở hữu kỹ năng nay bàn sẽ trở nên ưu tú hơn.

Vậy những biểu hiện của một người có tính tự kỷ luật bản thân là gì?

Một người có tính tự kỷ luật cao về có bản sẽ mang những biểu hiện sau:

(1) Họ xác định được rõ ràng mục tiêu cần đạt được, họ biết mình muốn gì và lập kế hoạch cụ thể để đạt được điều đó.

(2) Họ thường có tính Kiên trì cao và không dễ dàng bỏ cuộc: Dù gặp khó khăn, họ vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực, kỷ luật là một chặng đường dài và trên còn đường đó chắc chẵn sẽ gặp rất nhiều chông gai, khó khăn.

(3) Họ có khả năng tự kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân tốt. Họ sẽ không để những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến ý chí và mục tiêu của mình.

(4) Họ sẵn sàng gạt bỏ mọi cám dỗ trước mắt. Sự khác biệt giữa một người tự kỷ luật bản thân và một người bình thường là họ có khả năng tránh xa những thứ có thể làm phân tâm hoặc cản trở mục tiêu.

(5) Họ có thể lặp lại một công việc, nhiệm vụ một cách đều đặn dù nó có nhàm chán bởi họ biết rằng đó là những hành động cần thiết để tiến tới mục tiêu.

Có thể thấy để có thể trở thành một người tự giác kỷ luật là không dễ dàng và nó có thể đòi hỏi rất nhiều thời gian, đôi khi điều này còn đi ngược lại hoàn toàn với bản năng sinh tồn của con người (bản năng luôn hướng bản thân đến những điều thoải mái và dễ chịu)

Vậy để rèn luyện tính tự kỷ luật bản thân, bạn cần làm gì?

Theo đó, để rèn luyện tính tự kỷ luật có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như:

1. Chấp nhận bản thân: Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình chấp nhận bản thân là một người bình thường và đang bắt đầu những bước đi đầu tiên để tự kỷ luật bản thân.

2. Xác định mục tiêu cụ thể: Bạn có thể bắt đầu bằng việc đặt ra những mục tiêu nhỏ rõ ràng và khả thi như việc đi ngủ đúng 11 giờ mỗi ngày.

3. Bắt đầu từ những việc nhỏ: Bạn hoàn toàn có thể thực hiện những thay đổi nhỏ và dần dần tăng cường độ để không gây ảnh hưởng quá lớn đến những thói quen hiện tại.

4. Loại bỏ cám dỗ bằng cách tránh xa những thứ có thể làm bạn mất tập trung như điện thoại, các buổi tụ tập, MXH... điều này sẽ giúp bạn có thể rèn luyện được ý chí của mình.

5. Sử dụng quy tắc 2 giây: Bạn hãy hành động ngay lập tức khi có ý định làm việc gì đó.

Như vậy để có thể tự kỷ luật bản thân bạn cần phải có sự thay đổi hoặc điều chỉnh thái độ sống và hành động của bản thân một cách từ từ và bền bỉ.

Thời gian đầu việc rèn luận khả nawg tự kỷ luật bản thân sẽ rất khó khăn tuy nhiên khi đã vào guông quay bạn sẽ bất ngờ nhận ra những tích cực mà khả năng này có thể mang lại thay đổi cho cuộc sống của bạn. Lấy ví dụ về các hoạt động/thói quen sẽ cần đến tính tự kỷ luật bản thân như:

(1) Ngủ sớm và dậy sớm đúng giờ

(2) Tập thể dục và chạy bộ mỗi ngày.

(3) Đọc sách hoặc Viết mỗi ngày

(4) Làm việc nghiêm túc/không lướt mạng xã hội....

Dưới đây là một vài chia sẻ về phương pháp và mẹo hữu ích gúp bạn có thể thực hiện việc tự kỷ luật bản thân được hiệu quả hơn.

1. Thiết lập thói quen hàng ngày.

- Bắt đầu từ những việc nhỏ: Hãy bắt đầu với những thói quen nhỏ như dậy sớm, tập thể dục, hoặc đọc sách mỗi ngày.

- Lặp lại hàng ngày: Thực hiện đều đặn để biến những hành động này thành thói quen.

2. Quản lý thời gian hiệu quả.

- Lập kế hoạch: Sử dụng lịch hoặc ứng dụng quản lý thời gian để lên kế hoạch cho từng ngày.

- Ưu tiên công việc: Xác định những công việc quan trọng và ưu tiên hoàn thành chúng trước.

3. Đặt mục tiêu cụ thể và khả thi.

- SMART Goals: Đặt mục tiêu theo tiêu chí SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound).

- Chia nhỏ mục tiêu: Phân chia mục tiêu lớn thành những bước nhỏ hơn để dễ dàng thực hiện.

4. Tự thưởng và tự phạt.

- Tự thưởng: Khi hoàn thành một nhiệm vụ, hãy tự thưởng cho mình một điều gì đó bạn thích.

- Tự phạt: Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, hãy tự đặt ra một hình phạt nhỏ để nhắc nhở bản thân.

5. Giữ tinh thần lạc quan và kiên trì.

- Tự động viên: Luôn nhắc nhở bản thân về lý do bạn bắt đầu và những lợi ích bạn sẽ đạt được.

- Học từ thất bại: Xem thất bại như một bài học và cơ hội để cải thiện.

6. Tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Người đồng hành: Tìm một người bạn hoặc đồng nghiệp cùng rèn luyện tính tự kỷ luật.

- Nhóm hỗ trợ: Tham gia các nhóm hoặc cộng đồng có cùng mục tiêu để cùng nhau tiến bộ.

7. Sử dụng công cụ hỗ trợ.

- Ứng dụng quản lý công việc: Sử dụng các ứng dụng như Todolist, Trello, Notion để theo dõi tiến độ công việc.

- Nhắc nhở: Đặt nhắc nhở trên điện thoại hoặc máy tính để không quên nhiệm vụ quan trọng.

Tính tự kỉ luật bản thân là một trong những kỹ năng rất khó để rèn luyện trong thời gian ngày một ngày hai, tuy nhiên người có tính tự kỷ luật cao thường là những người ưu tú và thành công trong cuộc sống. Mong rằng những tổng hợp và chia sẻ của tôi trong bài viết này có thể mang lại thông tin giá trị cho bạn.

Từ khóa: 

self-discipline

,

kỹ năng mềm