Những bí ẩn về 'thôi miên soi kiếp' (Past-life regression) (P.1)

  1. Tâm linh

"Thôi miên soi kiếp", còn được gọi là "thôi miên trị liệu", hay Past-life Regression trong tiếng Anh, là một kĩ thuật trị bệnh dựa vào phương pháp thôi miên, thay vì dựa vào thuốc men. Kĩ thuật này có thể giúp người bệnh "truy cập" vào các kí ức tiềm thức (subconscious memory) của mình - được cho là đến từ những kiếp sống trước đây của họ & từ đó có thể hiểu được nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh & chiến thắng nó.

thoi-mien

Nguồn: isha.sadhguru.org

Nguồn gốc

Kĩ thuật trị bệnh này bắt đầu phát triển mạnh ở phương Tây vào những năm 1950, và được rất nhiều người thuộc cộng đồng Thời Đại Mới (New Agers - những người tin vào thuyết luân hồi, luật nhân quả, linh hồn...) tại những quốc gia này quan tâm. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của nó, nhiều nguồn cho biết, là từ Ai Cập & Hy Lạp cổ đại, vào khoảng thế kỉ thứ 2 TCN, cách đây đã hơn 2000 nghìn năm.

Trong bối cảnh nền y học hiện đại, Sigmund Freud, vị bác sỹ chuyên khoa thần kinh học (neurology) & phân tâm học (psychoanalysis) nổi tiếng, được cho là người đã giúp thai nghén ý tưởng rằng tính cách & hành vi của chúng ta đã được xác định từ trước, ngoài phạm vi ý thức của chúng ta - ý tưởng này được đề cập lần đầu tiên trong thuyết tất định tâm lý (Psychic Determinism) của ông, và đã trở thành tiền đề cho việc phát triển lĩnh vực thôi miên trị liệu sau này.

soi-kiep

Nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud. Nguồn: republica.gt

Được biết, ngoài các quốc gia phương Tây, Ấn Độ & Trung Quốc, thì lĩnh vực này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được phát triển.

Quy trình "thôi miên soi kiếp" như thế nào?

Được biết, một quy trình thôi miên soi kiếp có thời lượng khá linh động. Nó có thể diễn ra chỉ trong vòng vài chục phút, nhưng cũng có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Thời lượng của quy trình được giải thích là tùy thuộc vào số lượng kiếp sống mà người bệnh đã từng trải qua: người bệnh nào đã từng sống càng nhiều kiếp, thì quy trình này càng dài, và ngược lại.

Về phần các bác sỹ, ngoài việc nắm vững các phương pháp & kĩ thuật thôi miên và có các chứng chỉ, chứng nhận y tế, thì họ cũng thường được cho là những người có "căn" - tức những người đã từng tu hành & có lối sống tâm linh vào kiếp trước, hoặc có các luân xa, hoặc con mắt thứ ba đã được khai mở.

Dụng cụ hành nghề của họ rất đa dạng: có thể là những con lắc, cũng có thể là lời nói du dương cùng âm nhạc - những bài nhạc không lời nhẹ nhàng và thậm chí nghe có phần thần bí, ma quái...cùng một thiết bị ghi âm (recorder).

luan-hoi-chuyen-kiep

Người bệnh thường được yêu cầu thả lỏng cơ thể & thư giãn đầu óc trước khi tiến hành soi kiếp. Nguồn: claytontherapy.com

Một quy trình "soi kiếp" thường bao gồm các bước sau:

  • Người bệnh bước vào phòng & nằm thư giãn trên một chiếc giường, hoặc một chiếc sofa.
  • Sau khi chào hỏi, bác sỹ sẽ bắt đầu tiến hành soi kiếp cho người bệnh. Thường bắt đầu bằng cách bật các bài nhạc giúp thư giãn.
  • Bác sỹ có trách nhiệm điều chỉnh ánh sáng & nhiệt độ trong phòng thích hợp, để giúp người bệnh ở trong trạng thái hoàn toàn thư giãn trong suốt nhiều giờ đồng hồ.
  • Bác sỹ sẽ bắt đầu dùng lời nói, hoặc các công cụ để từ từ đưa người bệnh tiến vào trạng thái cận tiềm thức.
  • Trong trạng thái này, người bệnh sẽ có thể tiếp cận các vùng kí ức từ tiền kiếp của họ, và thuật lại với bác sỹ.
  • Bác sỹ sẽ ghi âm câu chuyện của người bệnh để làm tài liệu & dựa vào đó đưa ra các phân tích chính xác.
hypnotherapy-masters-course

Nguồn: centerofexcellence.com

"Tôi không muốn đi soi kiếp, nhưng vẫn muốn biết tiền kiếp của mình, có được không?"

Theo các nhà nghiên cứu, việc này không phải là bất khả thi. Một trong những phương pháp "tự soi kiếp" hữu hiệu nhất, họ cho biết, chính là việc để ý, ghi lại & phân tích các giấc mơ.

Trong ngày, thời điểm chúng ta ngủ chính là lúc ta rời bỏ vùng não ý thức (conscious mind) và trở về với các kí ức tiềm thức của mình. Những hình ảnh lặp đi lặp lại mà bạn đã từng thấy trong rất nhiều giấc mơ của mình có thể chính là khu vực mà bạn đã từng sinh sống vào kiếp trước, hoặc những người thân, người yêu của bạn...

Các giấc mơ thậm chí còn có thể giúp bạn xác định được rằng liệu mình đã từng là người tu hành trong các kiếp trước.

thoi-mien-soi-kiep

Nguồn: spiritualunite.com

Một trong những cách tự soi kiếp khác chính là thiền định. Những người trong trạng thái thiền định sâu (trance state) thường cũng có thể tiếp cận & kích thích vùng não tiềm thức của mình hoạt động.

Lợi ích của việc soi kiếp

Lợi ích đầu tiên của việc thôi miên soi kiếp tất nhiên là trị bệnh, đặc biệt là các chứng bệnh tâm lý (ví dụ: chứng lo âu, trầm cảm, có một nỗi khổ đau hoặc uất ức không thể giải thích, đa nhân cách...), do người bệnh đã có điều kiện biết được nguyên nhân gốc rễ của chúng (thường là do nghiệp xấu của họ vào các kiếp trước).

Cũng nhờ việc thấy rõ được những lỗi lầm cũng như những bài học của mình từ các kiếp trước, nên người bệnh, sau khi được soi kiếp, cũng sẽ trở thành một con người ôn hòa, thông thái hơn - một phần vì họ chợt nhận ra rằng những lợi ích cá nhân mà họ đang cố gắng gặt hái trong kiếp sống hiện tại không phải là tất cả.

past-life-regression

Nguồn: Karma Healing.

Ngoài ra, trong suốt hơn 50 năm tiến hành thôi miên soi kiếp cho hàng nghìn bệnh nhân, các bác sỹ cũng đã học được rất nhiều điều từ những câu chuyện của họ. Những câu chuyện này đã giúp họ giải thích được những hiện tượng lạ kì như việc thấy một đường hầm ánh sáng (tunnel of light) trước khi một linh hồn tiến vào cõi âm, những dấu ấn bẩm sinh khó giải thích trên cơ thể con người, hoặc hiện tượng thần đồng ở những đứa trẻ...

Những phát hiện này cụ thể là gì? Mời các bạn đón đọc Phần 2 của bài viết nhé!


Nguồn:

Andrade, G. (2017): Is past life regression therapy ethical? (Journal of Medical Ethics & History of Medicine).

Association for Regression & Reincarnation Research: History of past-life regression therapy.

Đoan, H. (2017): Một cô gái nhờ thôi miên nhớ lại tiền kiếp nên hơn 300 âm hồn đến đòi mạng đều quy y Phật vãng sanh thế giới cực lạc (duongvecoitinh.com).

Heigl, A. (2017): We tried it: past-life regression therapy (people.com).

Từ khóa: 

thôi miên

,

soi kiếp

,

past-life regression

,

luân hồi chuyển kiếp

,

thôi miên soi kiếp

,

tâm linh

Thôi miên mình cũng nghe qua và đôi lần lướt đọc trên các báo. Qua thôi miên biết được tiền kiếp, biện pháp chữa bệnh, trị liệu. Thôi miên không phổ biến ở ta. Tuy nhiên, nhiều hiện tượng cuộc sống ta bắt gặp có liên quan điều này, chẳng hạn nhiều người thường bị đánh thuốc mê bị mất cắp (tất nhiên đây không phải là thôi miên như vấn đề mà chúng ta đề cập, nhưng thí dụ đó cho thấy trạng thái "lơ mơ" của chúng ta). Nói về thôi miên, rõ nhất có lẽ là việc đi xem bói của người Việt Nam, hay việc chúng ta đến chùa hỏi về tiền kiếp, nhân quả... (trong bài bạn cũng đề cập đến thiền định, những người theo đạo Phật, thiền không thể thiếu), tránh bàn về mê tín, nhưng ta đi xem bói, xem quẻ, đến đền, chùa, làm lễ... cũng đều nhằm đáp ứng cuộc sống tâm linh của mình, giải tỏa tâm tư, trạng thái, cân bằng và sống hạnh phúc. Mình không đi sâu vào chuyên ngành này, đơn giản mình chỉ là người quan niệm có tâm linh. Thôi miên hay các hình thức mang tính tâm linh ở nước ta, rộng hơn có thể đề cập tới các nước châu Á xung quanh như Nhật bản, Hàn Quốc (các bạn xem phim Hàn Quốc nhiều, chắc không ít lần thấy phim có cảnh nhân vật đi xem bói, làm lễ...) theo cách hiểu của mình liên quan đến đời sống tâm linh của con người. Thôi miên xuất phát từ phương tây nên mang tính lý tính và khoa học, các hình thức bói toán, làm lễ... ở phương đông mang cảm tính và văn hóa. Cơ bản mình giải thích thế nhé, bài bạn viết dễ hiện, khoa học
Trả lời
Thôi miên mình cũng nghe qua và đôi lần lướt đọc trên các báo. Qua thôi miên biết được tiền kiếp, biện pháp chữa bệnh, trị liệu. Thôi miên không phổ biến ở ta. Tuy nhiên, nhiều hiện tượng cuộc sống ta bắt gặp có liên quan điều này, chẳng hạn nhiều người thường bị đánh thuốc mê bị mất cắp (tất nhiên đây không phải là thôi miên như vấn đề mà chúng ta đề cập, nhưng thí dụ đó cho thấy trạng thái "lơ mơ" của chúng ta). Nói về thôi miên, rõ nhất có lẽ là việc đi xem bói của người Việt Nam, hay việc chúng ta đến chùa hỏi về tiền kiếp, nhân quả... (trong bài bạn cũng đề cập đến thiền định, những người theo đạo Phật, thiền không thể thiếu), tránh bàn về mê tín, nhưng ta đi xem bói, xem quẻ, đến đền, chùa, làm lễ... cũng đều nhằm đáp ứng cuộc sống tâm linh của mình, giải tỏa tâm tư, trạng thái, cân bằng và sống hạnh phúc. Mình không đi sâu vào chuyên ngành này, đơn giản mình chỉ là người quan niệm có tâm linh. Thôi miên hay các hình thức mang tính tâm linh ở nước ta, rộng hơn có thể đề cập tới các nước châu Á xung quanh như Nhật bản, Hàn Quốc (các bạn xem phim Hàn Quốc nhiều, chắc không ít lần thấy phim có cảnh nhân vật đi xem bói, làm lễ...) theo cách hiểu của mình liên quan đến đời sống tâm linh của con người. Thôi miên xuất phát từ phương tây nên mang tính lý tính và khoa học, các hình thức bói toán, làm lễ... ở phương đông mang cảm tính và văn hóa. Cơ bản mình giải thích thế nhé, bài bạn viết dễ hiện, khoa học

Thôi miên là 1 trong những biện pháp mang tính an thần nhằm đánh thức những ý thức tiềm ẩn được ghi lại trong bộ não, nhằm mục đích lấy thông tin cũng như ký ức bản thân. Thực tế không chỉ thôi miên con người còn có những biện pháp khác nhằm đánh lừa bộ não để lấy thông tin, như cho ai đó uống say nữa mê nữa tỉnh, thậm chí trong quân sự người ta có phát triển thuốc sự thực nhằm mục đích quân sự. Thank woo map nhé

Chị đã trải qua trị liệu thôi miên khi điều trị tâm lý nhưng ko giống như chuyện "soi kiếp" mà em đề cập. Nó đơn giản chỉ là cách giúp e kết nối cảm xúc, kéo em quay về những vùng ký ức mà em đã cất giấu đâu đó do nó có tác động đến tâm lý của em

Kéo e quay lại thời điểm đó để em nhận diện vấn đề, đối diện với cảm xúc lúc đó và vượt qua nó.

Quay ngược lại có thể làm rõ hơn "thôi miên" ở góc độ khoa học là gì ko? 

Phần "Quy trình thôi miên soi kiếp" bạn viết, mình thấy nó chưa đúng tiêu đề lắm (nó giống Làm sao... như thế nào hơn). Bạn có thể cho mình 1 ví dụ minh họa cụ thể để mình dễ hình dung được không bạn. Từ bước đầu tiên cho tới bước cuối cùng.

Ngoài ra, bạn nghĩ sao việc biết kiếp trước của mình dẫn tới việc sống "thờ ơ" cuộc sống kiếp này vì dùng kiếp trước để mà biện hộ cho những cái đang xảy ra ở kiếp này.