Những bài học sách vở nào mà sinh viên nên quên khi rời trường và bước vào cuộc sống?

  1. Kỹ năng mềm

Đây là một câu hỏi mình dành cho các khách mời trong một talkshow vui vẻ cách đây mấy tháng. Đây cũng là câu trả lời của các chị, rảnh vui thì các bạn xem
Minh muốn raise tiếp cau hỏi này cho các bạn rời truong đưa ra loi khuyên cho các bạn sắp rời trường và bước vào đời ;)
Từ khóa: 

women we see

,

happy hour talk

,

kỹ năng mềm

Câu hỏi này rất hay, nhưng để trả lời thật không dễ.
Thầy cô khi đi dạy thì thường dạy 2 thứ: chuyên môn và triết lý sống.
Trong mấy thứ triết lý từng nghe giảng, thì thứ mình muốn quên nhất là: "các em nhớ sau này lên đại học và đi làm, phải biết cách thể hiện đánh bóng mình, làm mình trông nổi bật hơn mấy đứa khác, vậy thì mình có cơ hội thăng tiến hơn". Điều này có lẽ đúng, nhưng cũng dễ khiến 1 con người trở nên lệch lạc, tranh giành hơn thua, bệnh thành tích. Chi bằng thầy cô khi đó hãy căn dặn mỗi học sinh cần đóng góp hết mình cho tổ chức, xã hội, vì lý tưởng không ngừng tạo ra thêm những giá trị tốt đẹp!?!? Thay vì ganh đua với những người xung quanh, chi bằng cố gắng trở nên tốt hơn chính bản thân của ngày hôm qua??
Trong chuyên môn thì ôi thôi có vô vàn thứ muốn quên. Mình học và làm bên kinh tế, phải tính toán không ít, nhưng những thứ như log, ln, tích phân vi phân lũy thừa đạo hàm các kiểu ngày xưa cày sâu cuốc bẵm cho bằng giỏi, giờ đây chẳng thể áp dụng làm thứ gì, nếu có cũng rất ít, chỉ đến tầm mức căn bản. Trong lòng vừa muốn quên đi những năm tháng phí phạm tuổi trẻ đó, vừa hy vọng các thế hệ tiếp theo không phải thừa hưởng chương trình học quá nặng nề như mình. :)
Trả lời
Câu hỏi này rất hay, nhưng để trả lời thật không dễ.
Thầy cô khi đi dạy thì thường dạy 2 thứ: chuyên môn và triết lý sống.
Trong mấy thứ triết lý từng nghe giảng, thì thứ mình muốn quên nhất là: "các em nhớ sau này lên đại học và đi làm, phải biết cách thể hiện đánh bóng mình, làm mình trông nổi bật hơn mấy đứa khác, vậy thì mình có cơ hội thăng tiến hơn". Điều này có lẽ đúng, nhưng cũng dễ khiến 1 con người trở nên lệch lạc, tranh giành hơn thua, bệnh thành tích. Chi bằng thầy cô khi đó hãy căn dặn mỗi học sinh cần đóng góp hết mình cho tổ chức, xã hội, vì lý tưởng không ngừng tạo ra thêm những giá trị tốt đẹp!?!? Thay vì ganh đua với những người xung quanh, chi bằng cố gắng trở nên tốt hơn chính bản thân của ngày hôm qua??
Trong chuyên môn thì ôi thôi có vô vàn thứ muốn quên. Mình học và làm bên kinh tế, phải tính toán không ít, nhưng những thứ như log, ln, tích phân vi phân lũy thừa đạo hàm các kiểu ngày xưa cày sâu cuốc bẵm cho bằng giỏi, giờ đây chẳng thể áp dụng làm thứ gì, nếu có cũng rất ít, chỉ đến tầm mức căn bản. Trong lòng vừa muốn quên đi những năm tháng phí phạm tuổi trẻ đó, vừa hy vọng các thế hệ tiếp theo không phải thừa hưởng chương trình học quá nặng nề như mình. :)
Với mình thì nhất định là những bài giảng triết học khô khan hồi đại học, những bài học thuộc lòng nhàm chán về lịch sử văn hoá hồi cấp 3, giờ đây những thông tin đó có được một cách thật tiện lợi dễ dàng, vậy mà các thầy cô cứ phải nhồi nhét bắt học làm gì nhỉ.
Quên và ko quên. Kỳ thực kiến thức học ở nhà trường rất nhiều, rất rộng. Nhưng áp dụng thực tế thì lại rất khác nhau. Ở trưởng chỉ dạy bạn kiến thức chứ ko dạy cho bạn nghề. Vì vậy, khi ra trường tốt nhất tạm quên đi những kiến thức đã học và bắt tay vào là 1 người học việc. Khi học việc đụng đế mục nào thì nhớ lại mục ấy. Ngày xưa thì Internet chưa phổ biến nên cần tự nhớ lại. Nhưng ngày nay thì chỉ cần nhớ phải tìm nó ở đâu là đủ. Tất nhiên, nhớ hết là tốt, nhưng con người ko phải là 1 cái máy để có thể ghi, lưu trữ và truy xuất thông tin ngay mà ko sai sót, nhầm lẫn. Do đó, tốt nhất học từ những người đi trước, học những cái ko có ở nhà trường, rồi sau đó nhớ lại hoặc học lại, vận dụng vào là phù hợp nhất.
Học đi đôi với hành. Như Bác Hồ nói. Nên tốt nhất ra đi làm, ma mới đứng đem cái học mà ko có hành ra, dễ bị ăn hành lắm
Theo em thì ko có bài học sách vở nào mà phải quên cả, vì có chắc mn còn nhớ đến lúc tốt nghiệp đâu mà quên. dù là đại cương hay chuyen ngành thì các môn học đều dc xây dựng theo chương trình đi từ tổng quát đến chuyen sâu theo chuong trinh BGD. Sẽ rất khó nhớ hết tất cả. Một cách tốt là có thể giữ lại giáo trình, vở chép lúc còn học để tham khảo lúc cần thiết sau này và cập nhật giáo trình, luật, kiến thức mới... tuỳ ngành vì nó luôn thay đổi. Giữ nó trong một ngăn tủ riêng. Sẽ ko hợp lý khi nói phải quên một môn nào thay vào đó phải quên định kiến, tư tưởng nào trong lúc còn là sv khi tot nghiệp. tran trong