Những bài học kinh doanh các bạn học được qua thất bại của các doanh nghiệp?
Có bài học nào bạn thấy giá trị và tâm đắc qua thất bại của các dự án, hoạt động kinh doanh bất kỳ nào mà bạn đọc được hay chứng kiến được không?
kinh doanh
,bài học kinh doanh
,kinh doanh và khởi nghiệp
Bài học về việc không chịu đổi mới của sữa Cô gái Hà Lan:
Năm 2007, Cô gái Hà Lan là thương hiệu số 1 với 37% thị phần, Vinamilk đứng ngay số 2 với 35% thị phần. Trong những năm sau đó, Vinamilk liên tục đổi mới với các quảng cáo sáng tạo, mở thêm điểm phân phối, các trang trại bò tiên tiến, thì Cô gái Hà Lan dường như chưa có động thái mạnh mẽ nào. Kết quả là đến 2021, Vinamilk hiện chiếm 63% thị phần, trong khi Cô gái Hà Lan chỉ còn 9%.
Bài học mình nhậ được là, thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh, các đối thủ không ngừng đổi mới, nếu cứ mãi dậm chân tại chỗ, thương hiệu sẽ rất nhanh chóng rơi vàng quên lãng.
Minh Phương
Bài học về việc không chịu đổi mới của sữa Cô gái Hà Lan:
Năm 2007, Cô gái Hà Lan là thương hiệu số 1 với 37% thị phần, Vinamilk đứng ngay số 2 với 35% thị phần. Trong những năm sau đó, Vinamilk liên tục đổi mới với các quảng cáo sáng tạo, mở thêm điểm phân phối, các trang trại bò tiên tiến, thì Cô gái Hà Lan dường như chưa có động thái mạnh mẽ nào. Kết quả là đến 2021, Vinamilk hiện chiếm 63% thị phần, trong khi Cô gái Hà Lan chỉ còn 9%.
Bài học mình nhậ được là, thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh, các đối thủ không ngừng đổi mới, nếu cứ mãi dậm chân tại chỗ, thương hiệu sẽ rất nhanh chóng rơi vàng quên lãng.
Lê Hương Mai
Mình đọc cũng khá nhiều các case study như vậy nhưng case mình đọc gần đây nhất là về sản phẩm kem đánh răng Colgate Maxfresh.
Colgate ban đầu có định vị mạnh mẽ là “Thương hiệu số 1 được các nha sĩ khuyên dùng”, gắn liền với hình ảnh những chuyên gia, tại phòng lab. Tuy nhiên sau đó, Colgate đã cho ra mắt dòng Colgate Max fresh với hình ảnh trẻ trung, xa rời với hình ảnh nha sĩ quen thuộc. Điều này gây ra loạn hình ảnh thương hiệu, người dùng không biết thương hiệu bán gì, khi có nhu cầu không thể nhớ ngay đến thương hiệu.
Bài học: Mở rộng về cả danh mục sản phẩm, quy mô công ty, số cửa hàng theo chuỗi,... với tốc độ quá nhanh đều dễ mang đến những quyết định sai lầm. Nếu không có chiến lược phát triển thương hiệu nhất quán, rõ ràng, thương hiệu rất dễ rơi vào trạng thái mất chất riêng, không có điểm nhấn với khách hàng.
Hoa Thu Ly
Không chỉ các thương hiệu nhỏ mới gặp những thất bại trong khâu Marketing mà kể cả những ông lớn trong ngành cũng không tránh khỏi những lần đau đầu vì thực hiện chiến lược sai cách. Một trong những thứ doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ trước khi bắt tay vào việc xây dựng một chiến dịch nào đó chính là hiểu VĂN HOÁ đất nước mà mình sắp khai phá. Bỏ qua hoặc coi nhẹ khâu quan trọng này, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những hệ luỵ khó lường trước được - ngay cả những ông lớn trong ngành cũng phải nhận lấy những thất bại đáng quên khi mắc phải lỗi sai nghiêm trọng này.
1.Coca Cola tại Trung Quốc
Coca Cola chính thức bước chân vào thị trường Trung Quốc vào năm 1927. Người ta cứ tưởng khi du nhập vào thị trường này, Coca Cola sẽ thắng lớn và đem về cho mình doanh thu cao ngất ngưỡng nhưng đáng tiếc thay, câu chuyện bắt đầu khi Coca Cola vẫn giữ nguyên tên thương hiệu của mình. Về mặt hình ảnh, chữ viết thì không có gì để nói nhưng về mặt phát âm thì Coca Cola sẽ được đọc là “Kekoukela”. Trùng hợp thay, đây là một từ mang ý nghĩa không được tốt trong tiếng Trung. Nhận ra được điều này thì các chuyên gia Coca Cola đã phải tra cứu rất nhiều và tìm ra một cái tên mới cho riêng thị trường Trung Quốc là “Kokoukole” có ý nghĩa tốt đẹp hơn nhiều.
2.Pepsi tại Trung Quốc
Là một thương hiệu không kém cạnh gì với ông lớn Coca Cola, Pepsi cũng mong đợi được thắng lớn trên thị trường tỉ dân này. Tuy nhiên, khi mở rộng sang thị trường Trung Quốc Pepsi cũng phải đối diện chính lỗi sai của mình. Cụ thể, họ đã tạo ra một câu slogan nghe rất “kêu” là “Pepsi bring you back to life” (Pepsi mang bạn trở lại cuộc sống) nhưng không ngờ câu slogan này lại được dịch thành “Pepsi bring your ancestors back from the grave” (Pepsi mang tổ tiên của bạn từ dưới mồ trở lại). Đây là một sai lầm khá hài hước nhưng nó lại chiến dịch Marketing đáng quên của Pepsi, là bài học kinh nghiệm trong ngành Marketing của Pepsi khi nỗ lực xây dựng thương hiệu toàn cầu.
3. Starbucks cùng chiến dịch “Race Together”
Được xem là gã khổng lồ trong lĩnh vực cà phê, nhưng Starbuck cũng có những bài học đáng nhớ về chiến dịch Marketing của mình. Vào tháng 3/2015, Starbuck bắt đầu chạy chiến dịch “Race Together”, tưởng chừng đây là một sáng tạo hay ho nhưng không ai ngờ được việc chính nó lại châm ngòi cho một cuộc đối thoại quốc gia về quan hệ sắc tộc được nổ ra bằng cách viết cụm từ “Race Together” lên cốc. Không dừng lại ở đó, chiến dịch còn kêu gọi sự trao đổi của nhân viên với khách hàng về chủ đề nhạy cảm này. Vốn đã chạm vào một trong những chủ đề gây tranh cãi, chiến dịch này ngay sau đó đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của người tiêu dùng và trở thành trò cười trên mạng xã hội. Tất nhiên, với chiến dịch này, Starbuck đã nhận lấy thất bại một cách thảm hại bởi, là bài học kinh nghiệm về việc marketing gắn liền phải gắn liền với văn hoá địa phương.