Như thế nào là một người thất bại... thành công?

  1. Phong cách sống

Đã thất bại mà còn thành công, nghe có vẻ mâu thuẫn nhỉ? Nhưng John Maxwell (chuyên gia nổi tiếng thế giới về nghệ thuật lãnh đạo doanh nghiệp, tác giả của nhiều cuốn sách gối đầu cho các CEO lừng danh trên thế giới như: 21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo, Tinh hoa lãnh đạo, Lãnh đạo 360) đã nói như thế này về tài lãnh đạo: "Không ai thích thất bại. Nhưng nếu trung thực, chúng ta đều hiểu thất bại là một phần của cuộc sống. Không có thất bại sẽ không có thành công. Những nhà sáng chế vĩ đại như Thomas Edison đã trải qua rất nhiều thất bại trên con đường đến thành công. Ngay cả những cầu thủ bóng chày giỏi nhất cũng đánh lỗi rất nhiều lần so với những cú home-run. Bất kì ai theo đuổi một mục tiêu giá trị sẽ vấp phải sai lầm và những quyết định không đúng. Vậy nên vấn đề là hãy đoán trước thất bại, chuẩn bị sẵn sàng để biến nó thành bài học và bước đệm dẫn đến thành công. Đó gọi là một sự thất bại thành công."

Nghe thì rất hay ho. Vốn dĩ những lời nói như thế này thường chỉ đúng với những ai đã thành công. Thành công rồi thì nói gì cũng đúng (hoặc nói gì cũng hay, ít nhất là như vậy), và chúng ta - những người đang ngập lụt trong vai trò... mẹ của thành công, bà ngoại bà nội của thành công, còn lâu mới hấp thu được.

Dưới đây là một mớ những lý thuyết, về một người phải có những đặc điểm như thế nào thì được coi là một người thất bại thành công mà mình vừa mới đọc được:

Ảnh: johnmaxwell.com

1. Lạc quan

Thực ra thì trong thực tế, rất nhiều người sở hữu đặc điểm này. Chỉ có điều chúng ta không giống như Thomas Edison, có thể đoán trước được thất bại. Ông xem nó là một trong những cái giá phải trả khi tìm ra con đường hiệu quả nhất, nhận ra ích lợi trong thất bại để luôn sẵn sàng tiếp tục làm việc.

Người ta nói sự lạc quan không phải là đặc điểm tính cách sẵn có. Mà nó chính là một lựa chọn. Dù bạn là ai, vĩ đại hay không vĩ đại, nếu bạn không lựa chọn tinh thần lạc quan, chắc chắn bạn sẽ không có động lực hay quyết tâm để làm bất cứ việc gì.

2. Trách nhiệm

Khi thất bại, hãy dũng cảm và có trách nhiệm nhận cái sai là do chính bản thân mình. Đừng đổ lỗi cho một người hay một điều khác, có thể là hoàn cảnh xung quanh hay đồng nghiệp. Bởi vì thất bại chính là cơ hội để học hỏi thêm nhiều bài học đáng giá, từ đó tiếp tục cố gắng.

Trong nhiều trường hợp, trách nhiệm còn quan trọng hơn cả uy tín.

3. Kiên cường

Chắc chắn có rất nhiều bạn khi thất bại trong một việc nào đó, sẽ chìm đắm trong men rượu say, trong những ngày lang thang... đầu đường xó chợ cho quên đời. Bởi không phải ai cũng có khả năng vượt qua thất bại. Chúng ta thường quá chú ý đến những lỗi lầm của mình mà quên đi những điểm mạnh của bản thân, để rồi khi thất bại chúng ta trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Chúng ta hoàn toàn không biết rằng những thất bại của bản thân nếu so với người khác thì chẳng đáng là bao.

4. Chủ động

Mỗi khi thất bại, bạn có thấy sợ hãi không? Bạn có tự dần chui vào trong một chiếc vỏ ốc đã chuẩn bị sẵn? Thực tế, khi phải đối mặt với những điều chưa biết, chúng ta có hàng trăm thứ để lo lắng. Nhưng lo lắng thì có ích gì? Có giúp ta hoàn thành được mục tiêu của bản thân không?

Thay vì lo lắng, hãy hành động! Hành động với niềm tin mãnh liệt có thể theo đuổi đến cùng ước mơ. Chỉ khi đó chúng ta mới học được từ sai lầm và tiến bộ.

Thông thường, thực tế xảy ra luôn khác với lý thuyết mà chúng ta có thể tưởng tượng. Chỉ có những người trực tiếp đối mặt với thất bại, trải qua thất bại mới biết thực hư cảm giác đó. Bạn đã từng thất bại bao giờ chưa? Bạn thường phản ứng với thất bại của bản thân như thế nào? Và bạn đã từng vượt qua thất bại đó ra sao?

Từ khóa: 

thất bại

,

thất bại thành công

,

john maxwell

,

nghệ thuật lãnh đạo

,

phong cách sống

Ngày xưa khi gặp thất bại mình luôn khóc và rầu rĩ, chán nản. Mình nghĩ mọi thứ tiêu cực nhiều lắm. Bây giờ thì khác, khi gặp thất bại, mình thường nghỉ. Nghỉ để suy nghĩ và xem lại xem vì sao mình thất bại. Sau đó lại tiếp tục.

Trả lời

Ngày xưa khi gặp thất bại mình luôn khóc và rầu rĩ, chán nản. Mình nghĩ mọi thứ tiêu cực nhiều lắm. Bây giờ thì khác, khi gặp thất bại, mình thường nghỉ. Nghỉ để suy nghĩ và xem lại xem vì sao mình thất bại. Sau đó lại tiếp tục.

Tóm lại là sau thất bại đó có được bài học, ko nản chí; bước tiếp và tránh để ko bị sa lầy như cái cũ :D

Thất bại nhiều lần thì chính là thất bại thành công chứ còn gì nữa. Có người ngay cả một lần thất bại cũng không có, người đó đích thực là thất bại (trong lĩnh vực) thất bại. Thất bại nhiều thì có kinh nghiệm thất bại, và như thế mình sẽ biết cách thất bại sao cho hoành tráng. Như thế chính là thất bại thành công :v