“Nhử phần thưởng” có tạo động lực cho trẻ?
Mình thấy bây giờ các ông bố, bà mẹ đều dạy con theo kiểu "Hôm nay mà được 10 điểm thì mẹ sẽ cho đi Pizza", hay "Nếu thi tốt thì bố sẽ thưởng cho 1 bộ đồ chơi",... Hầu như mọi người đều nghĩ những phần thưởng đó sẽ tạo cho các con động lực, nhưng liệu sự thật có phải là như thế không?
giáo dục
Nhà tâm lý học Mark Lepper đã thực hiện nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và kết luận: "Khi não bộ cần tư duy sáng tạo, những kích thích bên ngoài được gọi là động lực ngoại sinh như thưởng/phạt dễ làm chúng ta quá tập trung phần thưởng hay mức phạt mà xao lãng công việc. Từ đó dẫn đến suy giảm khả năng sáng tạo cũng như khả năng giải quyết vấn đề, và tất nhiên sẽ dẫn tới kết quả thấp hơn".
Theo nghiên cứu này, khi con người làm điều mình thích, bản thân công việc đã là phần thưởng. Tuy nhiên, khi tiền bạc xuất hiện, bắt đầu làm vì tiền bạc, mình làm vì người khác muốn, động lực tự thân chuyển thành động lực ngoại sinh. "Khi thích thú giảm thì tự khắc hiệu quả cũng giảm theo", Mark Lepper nói. Đây là ví dụ cho thấy sai lầm trong việc tạo động lực mà nhiều bố mẹ mắc phải.
Cách này chỉ tạo được lợi ích trước mắt là khiến trẻ làm những điều mình muốn chúng làm, còn về lâu dài thì nó ảnh hưởng tiêu cực đến động lực trong cuộc sống của trẻ. Muốn con em tiến bộ về lâu dài thì mình thấy rất không nên lạm dụng cách dạy trẻ này.
Võ Hiền Minh
Nhà tâm lý học Mark Lepper đã thực hiện nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và kết luận: "Khi não bộ cần tư duy sáng tạo, những kích thích bên ngoài được gọi là động lực ngoại sinh như thưởng/phạt dễ làm chúng ta quá tập trung phần thưởng hay mức phạt mà xao lãng công việc. Từ đó dẫn đến suy giảm khả năng sáng tạo cũng như khả năng giải quyết vấn đề, và tất nhiên sẽ dẫn tới kết quả thấp hơn".
Theo nghiên cứu này, khi con người làm điều mình thích, bản thân công việc đã là phần thưởng. Tuy nhiên, khi tiền bạc xuất hiện, bắt đầu làm vì tiền bạc, mình làm vì người khác muốn, động lực tự thân chuyển thành động lực ngoại sinh. "Khi thích thú giảm thì tự khắc hiệu quả cũng giảm theo", Mark Lepper nói. Đây là ví dụ cho thấy sai lầm trong việc tạo động lực mà nhiều bố mẹ mắc phải.
Cách này chỉ tạo được lợi ích trước mắt là khiến trẻ làm những điều mình muốn chúng làm, còn về lâu dài thì nó ảnh hưởng tiêu cực đến động lực trong cuộc sống của trẻ. Muốn con em tiến bộ về lâu dài thì mình thấy rất không nên lạm dụng cách dạy trẻ này.
Tùy Đàm Kỳ
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ cơ chế phần thưởng sẽ tạo ra động lực nhất thời để nhanh chóng giải quyết vấn đề trước mắt. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ hình thành tâm lý thụ động và thậm chí là đòi hỏi ở trẻ. Khi trẻ lớn hơn, tâm lý này sẽ biến đổi thành việc ra điều kiện và đổi trác rất rõ rệt. Điều này làm suy yếu kỹ năng tiếp thu, học hỏi và nhu cầu trải nghiệm đời sống của trẻ.
Do đó, chúng ta nên cân nhắc kỹ những cách làm nhanh, thuận tiện trong thời đại này. Bởi nếu đề cao tốc độ thì khó lòng giáo dục con trẻ thành người- khi chính người dạy cũng mất kiên nhẫn thì sao yêu cầu trẻ kiên nhẫn học hỏi, bạn nhỉ?