Nhím Gai - Người Chơi Hệ Gai X6K Với Vẻ Ngoài Cute Vô Đối :)))

  1. Khoa học

Nhím Gai - Heyghoge với vẻ ngoài cute nhưng sâu bên trong là người chơi hệ gai X6k. Có năng lực bẩm sinh chống lại nọc đối của một số loài rắn hay có thể xem là khắc tinh của sinh vật nguy hiểm này.

️🎉 Thống kê hộ khẩu !

🦔 Tên: Nhím Gai - Heyghoge

🦔 Danh pháp khoa học: Erinaceinae

🦔 Thuộc phân họ: Erinaceidae (Nhím Chuột)

🦔 Phân bố:

  • Nhím gai gồm cho 5 chi được chia thành 17 loài.

  • 4 loài trong đó được phân bố tại châu Âu, châu Á, châu Phi và New Zealand.

🦔 Ý nghĩa tên gọi: Bắt nguồn từ tiếng Anh trung cổ Heyghoge (1450)

  • Heyg, hegge: rào chắn Bởi vì chúng thường hay quanh quẩn gần hàng rào.

  • Hoge, hogge: heo từ chiếc mũi giống như heo của chúng. Theo

🦔 Tên gọi khác: urchin, hedgepigfurze-pig.

🦔 Thức ăn: khoái ăn tạp. Món khoái khẩu của chúng là côn trùng, rắn rết, bọ cạp, ếch ốc, xác động vật, quả mọng, nấm,...

🦔 Tuổi thọ: 4-7 năm trong tự nhiên, có thể lên đến 16 năm.

🦔 Thiên địch: cú, chồn, cáo, chó sói và cầy mangut

https://cdn.noron.vn/2021/08/27/87132812611466158-1630067785_1024.jpg

"Ngoài cứng trong mềm chính là iemmm"

Mặc dù mang tên "nhím" nhưng Nhím Gai lại không có quan hệ với Nhím Lông mà lại có họ hàng xa với Chuột Chù. 😲😲😲

(chắc đó là lý do mà ẻm nằm trong họ Nhím Chuột 😶)

Cơ thể của mấy ẻm được chia thành hai phần gồm: một bộ xương ngoài có gai & một phần thịt dưới bụng. Tấm áo giáp của Nhím nhà ta có tới 5-6000 chiếc gai nhọn bảo vệ.

Những chiếc gai nhọn này thực chất là những sợi lông rỗng được làm cứng bằng keratin. Gai của Nhím không có độc và cũng không dễ dàng gì có thể "rụng" khỏi cơ thể được, trừ mấy bé con chưa trưởng thành sẽ có một đợt "rụng gai" để thay bằng gai trưởng thành.

Khi có cảm giác bị "ăn hiếp" thay vì xù lông, Nhím nhà ta sẽ cuộn tròn người lại biến thành một quả bóng gai siêu cấp vô địch để "cán bẹp" kẻ thù.

Trên lưng nhím có 2 cơ lớn, có khả năng kiểm soát vị trí của các gai. Khi cuộn người lại, các gai nhọn sẽ hướng ra ngoài tấn công kẻ thù còn khuôn mặt, bàn chân và bụng của ẻm sẽ được bảo vệ chắc chắn bên trong khiên chắn bút lông kia.

https://cdn.noron.vn/2021/08/27/615061293098995-1630070606_1024.png

"Người ta chỉ đang ngủ thôi nha. Chứ không phải chuẩn bị quánh nhau đâu 😂"

Nhím nhà ta cũng là thành viên của hiệp hội "ngủ ngày - quẩy đêm". Khi đêm xuống, mấy ẻm sẽ chui ra khỏi hang của mình để đi săn mồi, về bản chất thì Nhím ta là loài ăn tạp nên trên đường đi lang thang, thấy em nào là "xơi ngay" kể cả rắn, rết, bọ cạp,....

Mấy bồ không đọc nhầm đâu. Nhím đại ca ăn cả rắn, rết, bọ cạp đấy!!!

Bởi vì bẩm sinh Nhím Gai có khả năng miễn dịch lại nọc độc của một số loại rắn thông qua một số protein elinashin (trong hệ thống cơ bắp) - khả năng miễn dịch nọc độc của rắn gấp từ 35 đến 45 lần so với lợn Guinea và chịu được lượng độc asen gấp 25 lần con người. 😱😱😱

Mặc dù lợi hại thế nhưng vùng cổ của đại ca là vùng không gai bảo vệ nên khá yếu ớt. Nếu bị tấn công vào vùng đó có thể sẽ bị "lật ngược tình thế" trở thành con mồi của các loài động vật kia. 🐍🦂

https://cdn.noron.vn/2021/08/27/87132812611466172-1630070802_1024.jpg

"Nhìn vậy hoy chứ tui dữ lắm ó nho !!! "

Sau khi có một buổi tối no say thì sáng hôm sau mấy Nhím nhà ta sẽ tìm chỗ đểđánh một giấc say nồng đến tận khuya rồi quẫy tiếp:))) Những chỗ được ưa chuộng nhất là dưới bụi cây, cỏ, đá, hoặc phổ biến nhất là trong các ổ đào trong lòng đất, với các thói quen khác nhau giữa các loài.

Tất cả các loài nhím hoang dã đều có thể ngủ đông, mặc dù không phải tất cả đều có thể ngủ đông, tùy thuộc vào nhiệt độ, loài và lượng thức ăn phong phú.

Nhìn em nó hay đi lang thang ngoài đường thế thôi nhưng thả xuống nước cũng là một "kình ngư" đấy. Khả năng bơi lội của Nhím gai rất tốt.

https://cdn.noron.vn/2021/08/27/87132812611466174-1630071258_1024.jpg

Ngoài ra, Nhím Gai có một thói quen "rất gì và này nọ" gọi là Self-anointing (mị thấy bác Gồ bảo là "xứt dầu" 😂😂😂) Khi ngửi thấy mùi lạ hay mùi hắc như thuốc lá hay nhựa thông, mấy ẻm sẽ lao vào liếm, cắn, nhai để tạo bọt sau đó bôi lên gai và cơ thể.

Các nhà khoa học chưa có chứng minh chính xác cho hành động này nhưng có 1 vài lý do được đưa ra là chúng làm như vậy để cơ thể bốc mùi, giúp kẻ thù tránh xa.

Một số ý kiến khác bảo rằng chúng làm vậy để diệt ký sinh trùng trên cơ thể.

Nhím con có xu hướng thực hiện việc này nhiều hơn, chắc do mùi lạ hơn. 🤔🤔🤔

https://cdn.noron.vn/2021/08/27/615061293099002-1630071602_1024.jpg

À, ngoài các thiên địch đã kể trên như cú, chồn, cáo, chó sói và cầy mangut thì xe ô tô cũng là một mối nguy hại với các bé Nhím gai. Mỗi năm có rất nhiều bé bị xe ô tô tông khi qua đường.

Các chú Nhím con khi được phát hiện sẽ được các hội bảo trợ động vật nhận nuôi còn nếu không thì phải tự mình sống sót tiếp trong tự nhiên.

Nguồn thông tin và ảnh: Tham khảo Internet

Từ khóa: 

nhím gai

,

khoa học

Ảnh cuối nhìn mấy chiếc chân hồng vừa buồn cười vừa đáng yêu

Trả lời

Ảnh cuối nhìn mấy chiếc chân hồng vừa buồn cười vừa đáng yêu

Cưng quaaá >.< mà bé này chắc chỉ dám ngắm thôi chứ không dám ôm vào lòng đâuuuu hihi :P lại được biết thêm một bé cute xỉu nhời sự khai phá của Diệc tks iuuuuuu :>>>

Lại 1 bạn đáng yêu nữa >.< Bạn cứ tiếp tục series này nhé mình thích xem mấy em động vật cute này lắm :>>>

"Hệ gai X6K" nghĩa là gì bạn ơi?