Nhiều chủ doanh nghiệp đang lấy lý do dạy dỗ để tranh thủ bóc lột sinh viên, giới trẻ như thế nào?
giới trẻ
,doanh nghiệp
,hướng nghiệp
,kinh doanh và khởi nghiệp
,xã hội
,kỹ năng mềm
Phần lớn các bạn đi làm, chắc đã từng được nghe qua về “bài ca bóc lột”!
“Bài ca bóc lột”, nghĩa là những người khuyên các bạn: “Này, em hãy cống hiến đi, cống hiến hết mình. Hãy để những người chủ bóc lột em. Bóc trần trụi. Cuộc đời rất công bằng. Em để người ta bóc lột, rồi thì em vẫn sẽ nhận được những phần xứng đáng cho mình. Hãy cống hiến không ngừng nghỉ.”
Đầu tiên, bạn có đồng ý không?
Nếu bạn đang không làm chủ, thì thường bạn sẽ không đồng ý. Bạn cho rằng người chủ có suy nghĩ và mục đích của họ, còn người đi làm cũng có suy nghĩ và mục đích của người đi làm.
Chó Sói chia buồn với bạn! Vì bạn đã có phần đúng.
Nhưng nếu bạn tiếp tục “đúng”, như bạn nghĩ ở trên, thì chuyện xảy ra, là bạn rất khó được tăng lương, hoặc thăng chức.
Bạn biết vì sao rồi đúng không? [Đây là câu hỏi tu từ, bởi nếu bạn không biết, thì thật tình hơi “dị”. Nhưng không sao, bạn hãy đọc tới cuối bài].
Còn bạn nào đang đi làm, mà vẫn đồng ý với ý kiến trên, thì, Chó Sói thấy bạn thật “lợi hại”. Ý là, bạn hơi “bất bình thường”.
Và Chó Sói chia buồn với bạn, hơn trường hợp ở trên. Bởi vì “bài ca bóc lột” có phần đúng của nó, nhưng nếu bạn tin vào đó, thì bạn thật quá ngây thơ.
Và bạn càng dễ “trắng tay”, nếu bạn không chọn đúng được công việc yêu thích, theo mục đích cuộc sống của bạn.
Bởi vì, “bài ca bóc lột” chỉ đúng, nếu bạn đang làm với một người chủ cũng biết-ăn-ở.
Nhưng, không phải tất cả người chủ đều biết-ăn-ở. Tỷ lệ này chắc chắn không cao, đặc biệt xét theo số lượng chủ doanh nghiệp mà Chó Sói từng gặp.
Đừng hiểu lầm ý của mình
Đa phần những người chủ mình gặp, họ không phải là “ác quỷ”. Nhưng họ là người bình thường. Nghĩa là họ quan tâm tới trục giá trị-lợi ích, chứ không phải trục “cống hiến”. Họ không “hy sinh” cho nhân viên.
Thân ái
Sydiano
Phần lớn các bạn đi làm, chắc đã từng được nghe qua về “bài ca bóc lột”!
“Bài ca bóc lột”, nghĩa là những người khuyên các bạn: “Này, em hãy cống hiến đi, cống hiến hết mình. Hãy để những người chủ bóc lột em. Bóc trần trụi. Cuộc đời rất công bằng. Em để người ta bóc lột, rồi thì em vẫn sẽ nhận được những phần xứng đáng cho mình. Hãy cống hiến không ngừng nghỉ.”
Đầu tiên, bạn có đồng ý không?
Nếu bạn đang không làm chủ, thì thường bạn sẽ không đồng ý. Bạn cho rằng người chủ có suy nghĩ và mục đích của họ, còn người đi làm cũng có suy nghĩ và mục đích của người đi làm.
Chó Sói chia buồn với bạn! Vì bạn đã có phần đúng.
Nhưng nếu bạn tiếp tục “đúng”, như bạn nghĩ ở trên, thì chuyện xảy ra, là bạn rất khó được tăng lương, hoặc thăng chức.
Bạn biết vì sao rồi đúng không? [Đây là câu hỏi tu từ, bởi nếu bạn không biết, thì thật tình hơi “dị”. Nhưng không sao, bạn hãy đọc tới cuối bài].
Còn bạn nào đang đi làm, mà vẫn đồng ý với ý kiến trên, thì, Chó Sói thấy bạn thật “lợi hại”. Ý là, bạn hơi “bất bình thường”.
Và Chó Sói chia buồn với bạn, hơn trường hợp ở trên. Bởi vì “bài ca bóc lột” có phần đúng của nó, nhưng nếu bạn tin vào đó, thì bạn thật quá ngây thơ.
Và bạn càng dễ “trắng tay”, nếu bạn không chọn đúng được công việc yêu thích, theo mục đích cuộc sống của bạn.
Bởi vì, “bài ca bóc lột” chỉ đúng, nếu bạn đang làm với một người chủ cũng biết-ăn-ở.
Nhưng, không phải tất cả người chủ đều biết-ăn-ở. Tỷ lệ này chắc chắn không cao, đặc biệt xét theo số lượng chủ doanh nghiệp mà Chó Sói từng gặp.
Đừng hiểu lầm ý của mình
Đa phần những người chủ mình gặp, họ không phải là “ác quỷ”. Nhưng họ là người bình thường. Nghĩa là họ quan tâm tới trục giá trị-lợi ích, chứ không phải trục “cống hiến”. Họ không “hy sinh” cho nhân viên.
Thân ái
Nhi Phương
Đi thực tập- học việc nhưng toàn được sai vặt từ việc lau bàn, quét nhà, pha trà.... cho các sếp. Lúc bảo làm cái này, lúc bảo làm cái kia.... Đôi khi cảm giác mình như con rối, không biết được rằng mình phải làm như thế nào. Công việc chuyên môn thì chẳng có ai hướng dẫn gì mà cứ bảo em phải làm đi, vứt cho ba cái trang website rồi bảo tham khảo làm như thế, rồi ra cả một đống công việc yêu cầu phải làm tốt….
Đúng rằng với một người trẻ thì chưa biết việc và cuộc sống thì phải học. Nhưng thực tập sinh không phải là “người giúp việc” để phục vụ các sếp. Các sếp nỡ lòng nào để sinh viên thực tập mất thời gian, để tự làm rồi ra kết quả không tốt rồi nói là không làm được việc….
Nói thật là cảm thấy áp lực với việc làm thực tập sinh nhưng cuối cùng không có ai hướng dẫn, bị sai bảo quá nhiều việc không liên quan.....Trong khi đó lương thì quá thấp chỉ có 2-3tr/tháng. Chẳng khác gì bóc lột thật sự.
Mình nghĩ các sếp không chỉ bảo được thì thôi. Lẽ ra các sếp phải giúp mình hiểu được công việc này ra sao, cần những gì khi áp dụng kiến thức từ sách vở vào thực tế chứ. Đằng này cứ được quăng cho bảo làm đi. Ai biết đâu mà làm. Chán thật sự
Vàng Vui Vẻ Vênh Váo Vừa Vừa Vội Vã Vẩn Vơ
Còn nhớ lần đi làm cho một đơn vị (cỡ kha khá) anh sếp từng tập hợp toàn bộ nhân viên mới lại và nói rằng "nghe này: các em có tuổi trẻ và anh sẽ bóc lột nó" lúc ấy rất cay nhưng hình như hơi ngờ ngợ thấm ra điều gì. Đến giờ sau khi phiêu bạt vào cõi làm thuê mới nhận ra ông anh ấy nói thẳng và là người sếp tốt. Khi ai đó nói rõ với bạn họ cần gì ở bạn khi bạn còn trẻ thì không phải họ lợi dụng bạn đâu, họ sẽ để bạn có quyền lựa chọn đi hoặc ở lại, ở lại thì ra giá, đôi bên chấp nhận nhau thì vui vẻ làm việc.
Còn nếu cảm giác bị bóc lột thì đó là học phí của lối truyền nghề học việc thôi, làm sao người ta dạy bạn được nếu không cho bạn làm việc chứ? vì đây là trường đời chứ không phải trường học mà chờ đợi học theo lối nghe giảng đọc chép nhé.
túm lại nếu cảm thấy bị bóc lột thì mạnh dạn bóc lột lại họ (bạn mà làm được việc thì họ vui vẻ cho bạn bóc lột lại ngay) còn nếu cảm thấy họ chơi không fair và toxic quá thì tìm chỗ khác đáng để bị bóc lột hơn mà thử sức.
Phương Linh
Thực ra đối với cá nhân mình thì dùng từ "bóc lột" nghe hơi nặng nề. Đúng là có những công ty ngoài kia luôn chỉ muốn thuê nhân công với giá rẻ mạt mà lại muốn hiệu quả một cách tối đa.
Và đối tượng của những hoạt động này rõ ràng là giới trẻ, những người chưa có quá nhiều kinh nghiệm. Các công ty thường tuyển dụng với cái mác Tuyển thực tập sinh nhưng khi tuyển dụng lại yêu cầu làm rất nhiều công việc, thậm chí là còn không được đào tạo bài bản. Các bạn sinh viên sẽ phải tự bơi và tự giải quyết những vấn đề công việc.
Mình nghĩ thì đây là xu hướng không tốt, sinh viên là lớp trẻ, ít kinh nghiệm nhưng lại có kiến thức và thái độ hầu như là khá tốt. Vì vậy thay vì bóc lột mình nghĩ các công ty nên đào tạo bài bản, trả cho họ thù lao xứng đáng và họ sẽ là người trợ giúp công ty trong tương lai.
Bồ công anh bay trong gió
Tất cả mối quan hệ trừ người thân ruột rà máu mủ trong gia đình, bạn bè thân thiết từ thời thơ ấu chung khố không quan tâm địa vị nhau thì đều được thiết lập trên mối quan hệ win - win. Hai bên đều có lợi, nhất là trong công việc, kinh doanh. Nên điều bạn nói trên cũng là tất yếu mà.
Thế Đạt
Nếu mà dạy dỗ thì hơi quá, mà đối đãi nhân viên của mình một cách không công bằng hoặc không xứng với những gì họ thể hiện thì thật sự quá đáng, mặc dù đổi lại với họ là những kinh nghiệm quý giá nhưng đôi khi cũng lấy của họ niềm cảm hứng trong công việc, khiến họ mất đi sự tự tin, động lực để họ tiếp tục công việc sau này hoặc hơn thế nữa.
Cành Liễu Mành Bẻ Thuở Đương Tơ
vậy là thế nào để không bị các công ti lợi dụng quá mức nhỉ?
Thuỷ Thu Nguyễn
Chi phí cho 1 bạn trẻ sinh hoạt tại các thành phố lớn là khoảng 2,5-3tr/tháng, chưa kể các chi phí học hành và thuê nhà. Thường thực tập không lương thì sẽ rơi vào 3-6 tháng, tức là sẽ tốn mất khoảng 9-18 triệu đồng - 1 khoản tiền khá lớn với sinh viên. Công ty có thể ngụy biện rằng đây là chương trình đào tạo, năng suất của các bạn sinh viên kém, rủi ro,... Nhưng những cái này vẫn ko thể biện minh cho việc các công ty đang bóc lột sức lao động của các bạn sinh viên.