Nhảy việc liên tục sẽ đem lại những gì?
Hôm nay vô tình thấy profile của 1 bạn và cực kỳ ấn tượng với phần mô tả là “Người nhảy việc nhiều nhất VN & Người đầu tiên ở Việt Nam và thứ 6 trên thế giới thực hiện “Mỗi tuần 1 công việc””
Mình bỗng nhiên tò mò:
Liệu có sự cân nhắc khi lựa chọn công việc và đó là điều gì?
1 tuần đã đủ để hiểu được mô hình kinh doanh hay đánh giá mức độ phù hợp với môi trường?
Nhảy việc liên tục và nhanh như vậy thì sẽ get được những gì?
Nếu bạn có thể phân tích được hành vi/ suy nghĩ của bạn trên thì giải đáp giúp mình nhé, hoặc có thể vote để bạn đó có thể nhìn thấy câu hỏi này.
phong cách sống
Mình có mấy giải đáp cho mấy thắc mắc của các bạn như dưới đây, nhưng trước nhất có mấy điều mình lưu ý 1 chút
- Với mình thì thay vì nói rộng hay sâu, mình sẽ mô tả mức độ của nó còn đánh giá ra sao thì tùy từng người ha
- Câu hỏi nói về "nhảy việc" và cá nhân mình cần hiểu người đặt câu hỏi đang hiểu "nhảy việc" là thế nào thì mới có thể giải đáp tiếp được.
Về mặt công việc, nhìn chung là có rất nhiều việc trong vòng 1 tuần có thể giải quyết được chẳng hạn như cắm hoa, đi biển, làm kế hoạch sự kiện, tổ chức sự kiện, bán hàng, ... và nếu công việc ấy có thể làm được trực tiếp với người có quyền quyết định, không bị ảnh hưởng bởi thủ tục hành chính rườm rà thì hoàn toàn có thể làm xong, thậm chí vượt kì vọng. Vì chỉ 1 tuần nên công việc sẽ có mức độ tập trung cao hơn so với thông thường. Ngoài ra, công việc có thể đa dạng, nhưng nhìn chung thì đều cần những kỹ năng, kinh nghiệm gần gần như nhau. Trừ những hiểu biết và kinh nghiệm của riêng lĩnh vực, ngành thì những cái khác như nghe, nói, đọc, viết, đặt câu hỏi được sử dụng thường xuyên ở các mức độ khác nhau. Kỹ năng quan sát, tổ chức sắp xếp công việc cũng như thế. Vậy nên, mỗi tuần cho dù lĩnh vực có thể thay đổi nhưng nếu thấy được điểm chung rồi thì cũng không có quá nhiều khác biệt. Cuối cùng, 1 tuần thì có thể tính chất công việc sẽ khác 1 tháng hay lâu hơn, hiểu được rồi thì việc nắm bắt hay thành thạo trong 1 tuần cũng không hẳn là không thể, nó phụ thuộc vào đặc thù công việc.
Về phát triển bản thân, điều đầu tiên và chắc chắn là nhận thức về bản thân, hiểu mình và hiểu người có những chuyển biến rõ nhất. Thay đổi này thể hiện trong nhận thức (tự mình biết), trong ứng xử và làm việc (người khác thấy). Hai bằng chứng là một giảng viên làm việc cùng mình trong 5 năm qua bảo rằng càng về sau này nói chuyện với mình càng thoải mái, nhẹ nhàng, dễ chịu hơn; hai là mối quan hệ trong gia đình được cải thiện đáng kể, mình có thể thoải mái trò chuyện với nhiều người thân thiết, kể cả những người ít/khó trò chuyện trước đó.
Vài lời để các bạn biết thêm :)
Nguyễn Minh Nhật
Mình có mấy giải đáp cho mấy thắc mắc của các bạn như dưới đây, nhưng trước nhất có mấy điều mình lưu ý 1 chút
Về mặt công việc, nhìn chung là có rất nhiều việc trong vòng 1 tuần có thể giải quyết được chẳng hạn như cắm hoa, đi biển, làm kế hoạch sự kiện, tổ chức sự kiện, bán hàng, ... và nếu công việc ấy có thể làm được trực tiếp với người có quyền quyết định, không bị ảnh hưởng bởi thủ tục hành chính rườm rà thì hoàn toàn có thể làm xong, thậm chí vượt kì vọng. Vì chỉ 1 tuần nên công việc sẽ có mức độ tập trung cao hơn so với thông thường. Ngoài ra, công việc có thể đa dạng, nhưng nhìn chung thì đều cần những kỹ năng, kinh nghiệm gần gần như nhau. Trừ những hiểu biết và kinh nghiệm của riêng lĩnh vực, ngành thì những cái khác như nghe, nói, đọc, viết, đặt câu hỏi được sử dụng thường xuyên ở các mức độ khác nhau. Kỹ năng quan sát, tổ chức sắp xếp công việc cũng như thế. Vậy nên, mỗi tuần cho dù lĩnh vực có thể thay đổi nhưng nếu thấy được điểm chung rồi thì cũng không có quá nhiều khác biệt. Cuối cùng, 1 tuần thì có thể tính chất công việc sẽ khác 1 tháng hay lâu hơn, hiểu được rồi thì việc nắm bắt hay thành thạo trong 1 tuần cũng không hẳn là không thể, nó phụ thuộc vào đặc thù công việc.
Về phát triển bản thân, điều đầu tiên và chắc chắn là nhận thức về bản thân, hiểu mình và hiểu người có những chuyển biến rõ nhất. Thay đổi này thể hiện trong nhận thức (tự mình biết), trong ứng xử và làm việc (người khác thấy). Hai bằng chứng là một giảng viên làm việc cùng mình trong 5 năm qua bảo rằng càng về sau này nói chuyện với mình càng thoải mái, nhẹ nhàng, dễ chịu hơn; hai là mối quan hệ trong gia đình được cải thiện đáng kể, mình có thể thoải mái trò chuyện với nhiều người thân thiết, kể cả những người ít/khó trò chuyện trước đó.
Vài lời để các bạn biết thêm :)
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Mình là người nhảy việc cũng thuộc loại nhiều, trong 10 năm qua thì mình làm ở 6 công ty trên 1 năm, và khoảng 4 công ty dưới 3 tháng.
Điểm lợi duy nhất là : Có góc nhìn đa dạng về ngành. Mình may mắn được làm việc ở các công ty lớn, nên có thể hiểu được sơ sơ về môi trường làm việc của các công ty, tại đó có ưu điểm và nhược điểm gì. Và đôi khi mình áp dụng điều học được đó tại công ty mới.
Còn lại là vô số các nhược điểm.
Mình cho rằng quá trình học hỏi kinh nghiệm ở một công ty là sau năm đầu tiên, và không quá 3 năm. Tức là : năm đầu tiên bạn làm việc ở công ty đó chỉ là làm quen với công việc và môi trường : hiểu sơ sơ về văn hóa công ty, định hướng, sứ mệnh... . Bạn sẽ bắt đầu gặp những bài học thật sự từ năm thứ 2, khi mà bạn đã vào guồng công việc và các dự án đã tới lúc đánh giá kết quả. Và tới năm thứ 3, bạn cần có góc nhìn khác, có thể là sự thăng tiến hay chuyển vị trí ở công ty hiện tại hoặc tìm một công ty khác.
Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo
Qua hiện tượng nêu trên, điều mình thấy được là bạn đó có CV tốt và kỹ năng phỏng vấn tốt, thế thôi.
Còn lại thì những việc mà bạn ấy được giao, nguyên nhân vì sao nhảy việc nhiều vậy thì mình không đoán được, cũng không muốn đoán, hehe.
Mình nghĩ việc nhảy việc liên tục hay làm mãi 1 công việc cũng không có gì quá tốt hay quá xấu, quan trọng là bản thân người đó có cảm thấy phù hợp hay không. Đứng ở góc độ người tuyển dụng cũng thế, chỉ cần người đó có khả năng đảm nhận vị trí mình muốn tuyển là ok.
Mình nghĩ người trẻ thì nên trau dồi bản thân, tích lũy nhiều giá trị và đừng ngại nhảy việc.
Hường Hoàng