Nhật Bản dưới thời Mạc phủ Kamakura có những thành tựu nổi bật nào?
kiến thức chung
Nhật Bản dưới thời Mạc phủ Kamakura đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
Hành chính
Thành tựu đạt được chủ yếu dưới thời nhiếp chính Hojo: Hội đồng quốc gia được thành lập, bộ luật quân sự đầu tiên của Nhật Bản được áp dụng, có sự chuyển dịch bản chất từ triều đình sang xã hội quân sự hóa. Trong khi việc thực thi pháp luật tại Kyoto vẫn dựa trên những nguyên tắc Nho giáo 500 năm tuổi thì bộ luật mới đã được ban hành với các văn bản bắt buộc thi hành cao, nhấn mạnh vào nhiệm vụ của những người quản lí. Về quân sự và dân sự, đưa ra phương tiện để giải quyết các tranh chấp đất đai và thành lập các nguyên tắc về quyền thừa kế...Các điều luật này đếu súc tích và rõ ràng, qui định cả việc trừng phạt người vi phạm, và vẫn còn có hiệu lực hơn 600 năm sau.
Quân sự
Việc đánh lui hai cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ là sự kiện quan trọng của Nhật Bản thời kì này. Năm 1274, Mông Cỏ đưa hơn 400 chiến thuyền tấn công và chiếm đóng đảo Sushima, Ikishima, sau đó đổ bộ lên đảo Kyushu nhưng thất bại. Năm 1281, Mông Cổ đưa hơn 10 vạn quân và 1000 chiến thuyền, chia thành hai ngả tiến vào Nhật Bản nhưng cũng thất bại .Cuộc xâm lăng đã để lại ấn tượng sâu sắc với các nhà lãnh đạo Mạc phủ về mối đe dọa quốc phòng từ phía Trung Quốc. Tuy vậy, chiến thắng này đã mang cho các chiến binh cảm giác chiến đấu mạnh hơn và tiếp tục còn trong người lính Nhật cho đến các thế kỉ cận đại. Chiến thắng cũng thuyết phục các chiến binh về giá trị của thể chế Mạc phủ với chính quyền.
Kinh tế
So với nông nghiệp, công- thương nghiệp mặc dù chỉ là ngành kinh tế thứ yếu nhưng đã đóng góp vai trò tích cực nhất định trong sự phát triển chung của kinh tế Nhật Bản. Từ đầu thế kỉ XIII, tuyến vận tải ven biển phái Đông và vùng biển nội địa Nhật Bản đã được xác lập. Chính quyền Mạc phủ đã nới lỏng một số quy định ngặt nghèo đối với các hoạt động buôn bán, sản xuất. Nhiều khu chợ lớn được hình thành, có những chợ chỉ chuyên buôn bán sản vật địa phương. Trong thương nghiệp, đã xuất hiện loại thương nhân chuyên mua gom sản vật từ các địa phương, tái chế lại rồi chở đi bán ở nơi khác. Thế ngưng đọng, tự cung tự cấp vốn có trong kinh tế nông thôn đã bị phá vỡ. Chính quyền tăng được khả năng tài chính từ một số khoản thuế đánh vào hoạt động buôn bán và sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Xuất hiện các tổ chức buôn bán độc quyền, các phường hội riêng được thành lập, nhờ vậy một mạng lưới lưu thông kinh tế đã bước đầu được xác lập ở một số vùng của Nhật Bản. Trao đổi tiền tệ ra đời.
Ngoại thương được đẩy mạnh thông qua các đoàn thuyền buôn bán đi giao thương với nhiều quốc gia. Sàn phẩm xuất khẩu chủ yếu là lưu huỳnh, vàng, thủy ngân, ngọc trai, kiếm, quạt,...
Văn hóa
Văn chương thời kỳ này phản ánh tinh thần bất ổn của thời đại. Hojoki miêu tả sự loạn lạc của thời kỳ này dưới dạng các khái niệm Phật giáo về tính phù du, phù phiếm của loài người. Heike Monogatari thuật lại sự hưng thịnh rồi sụp đổ của nhà Taira, cung cấp nhiều câu chuyện vế chiến tranh và chiến công của các Samurai. Dòng văn học thứ 2 là sự tiếp diễn của hợp tuyển thơ Shin Kokinshu, bao gồm 20 tập được làm từ năm 1201 đến năm 1205. Nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật của Nhật Bản sau này đã được sáng tác dựa vào chủ đề tư tưởng và nguồn cảm hứng từ những tác phẩm văn hóa quý báu này.
Tập thơ Kokinshu thuộc dòng thơ waka (和歌) - một trong những thể loại thơ tiêu biểu của người Nhật
Về kiến trúc, ngoài những ngôi chùa có kiến trúc hoành tráng được xây dựng theo lối Thiên trúc dạng hay Đường dạng và kiểu nhà Hòa dạng truyền thống thì cách dựng nhà Vũ gia tạo mang phong cách phòng thủ quân sự, bố trí vuông vức với cổng chắc chắn và tường bao quanh cũng ngày một phổ biến trong giới võ sĩ Nhật Bản.
Mỹ thuật: Kamakura cũng được coi là thời kỳ phát triển của các thề loại tranh mang tư tưởng Phật giáo. Có thể chia thành 3 dòng chính: Tranh mang chủ đề Phật giáo, tranh chân dung, tranh cuộn. Nhiều tác phẩm đạt trình độ cao về nghệ thuật và giá trị tư tưởng.
Tôn giáo: Kamakura là thời đại phổ cập Phật giáo trong dân chúng. Hai tông phái mới là Jodoshu và Zen thống trị thời kỳ này.
Nội dung liên quan
Diệp Tuệ Linh