Nhập gia vấn húy là gì?
văn hóa
"Nhập gia" thì giống như trong "Nhập gia tùy tục", nghĩa nôm na là đến nhà. Vấn là hỏi, là tìm hiểu. Húy nghĩa là kiêng kỵ (trong "tên húy").
Ngày xưa người ta thường tránh nói tên húy của nhau để tỏ lòng tôn trọng, đặc biệt là người dưới dành cho người trên. Trong gia đình khi muốn đặt tên con, cháu phải tránh tất cả tên húy của những người trên. Khi nói chuyện nếu có từ nào đó trùng với tên húy của người khác thì phải nói trại ra một từ khác để tránh xúc phạm. Có một số địa phương cũng phải đổi tên vì trùng với tên húy của vua (cái này mình không nhớ ví dụ)
Hơn chục năm trước có lần mình đi đám cưới, có một anh bạn trẻ hỏi một người trung niên: "Chú tên gì ạ?", chú ấy cười và sửa: "Con nên hỏi "chú thứ mấy?" mới phải." Xưng hô với người lớn thì gọi bằng thứ, không gọi tên. Bây giờ thì dễ hơn nhiều rồi, học theo bên Tây, cứ "you" tuốt.
Tóm lại: Nhập gia vấn húy là một phong tục thời xưa, khi đến nhà ai đó chơi thì phải hỏi trước tên húy của những người lớn trong nhà để tránh xúc phạm.
Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo
"Nhập gia" thì giống như trong "Nhập gia tùy tục", nghĩa nôm na là đến nhà. Vấn là hỏi, là tìm hiểu. Húy nghĩa là kiêng kỵ (trong "tên húy").
Ngày xưa người ta thường tránh nói tên húy của nhau để tỏ lòng tôn trọng, đặc biệt là người dưới dành cho người trên. Trong gia đình khi muốn đặt tên con, cháu phải tránh tất cả tên húy của những người trên. Khi nói chuyện nếu có từ nào đó trùng với tên húy của người khác thì phải nói trại ra một từ khác để tránh xúc phạm. Có một số địa phương cũng phải đổi tên vì trùng với tên húy của vua (cái này mình không nhớ ví dụ)
Hơn chục năm trước có lần mình đi đám cưới, có một anh bạn trẻ hỏi một người trung niên: "Chú tên gì ạ?", chú ấy cười và sửa: "Con nên hỏi "chú thứ mấy?" mới phải." Xưng hô với người lớn thì gọi bằng thứ, không gọi tên. Bây giờ thì dễ hơn nhiều rồi, học theo bên Tây, cứ "you" tuốt.
Tóm lại: Nhập gia vấn húy là một phong tục thời xưa, khi đến nhà ai đó chơi thì phải hỏi trước tên húy của những người lớn trong nhà để tránh xúc phạm.