Nhân vật lịch sử nào đã có câu nói đầy nghĩa khí “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

lịch sử

Câu nói đầy nghĩa khí “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” là nhắc đến khí tiết anh hùng của danh tướng Trần Bình Trọng.

Lịch sử kể lại:

Sau khi quân Mông-Nguyên tiến vào Thăng Long, chúng bị rơi vào cảnh “vườn không nhà trống”, Thoát Hoan vội cho Ô Mã Nhi đem thủy quân đuổi theo Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Nhân Tông đang trên đường xuôi về Thiên Trường. Khi đến Thiên Mạc, quân Mông – Nguyên gặp phục binh của Trần Bình Trọng, cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt giữaquân dân Đại Việt và quân xâm lược Mông-Nguyên với mục đích kéo dài thời gian truy kích của đạo quân Mông – Nguyên. Cuối cùng với sự tăng cường viện binh của quân Mông-Nguyên, cứ điểm phòng thủ Thiên Mạc bị phá vở. Trần Bình Trọng bị sa vào tay giặc. Dù thất bại nhưng với trận chiến tại Thiên Mạc, Trần Bình Trọng đã góp phần bảo vệ an nguy của hai vua Trần, từ đây đạo quân Mông – Nguyên hoàn toàn mất dấu đường rút lui của triều đình nhà Trần.

Khi bị giặc bắt, trước sự tra tấn của kẻ địch, Trần Bình Trọng luôn giữ vững khí tiết của mình, ông tuyệt thực, quyết im lặng trước những lời truy hỏi của kẻ thù về tình hình quân ta. Tướng giặc nhận thấy ông là một dũng tướng hiên ngang, lỗi lạc nên ra sức dụ dỗ, mua chuộc ông và hứa ban tước vương của triều Nguyên cho ông. Đây là thủ đoạn quen thuộc của chúng nhằm khai thác thông tin khi bắt được tướng sĩ của đối phương. Nhưng ông đã mắng lại. Theo Đại Việt sử ký toàn thư vàKhâm Định Việt sử thông giám cương mục thì lời mắng ấy được chép như sau: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi”.

Giặc Mông – Nguyễn biết không lay chuyển được tấm lòng trung kiên sắc đá của ông nên đã giết ông trước sự kính phục vô hạn của các tướng sĩ nhà Trần và nhân dân Đại Việt.

Tinh thần bất khuất, hiên ngang của ông được thể hiên mạnh mẽ, đầy đủ qua câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc…”. Đây là câu nói bất hủ của ông đươc mọi người dân Đại Việt nhớ mãi và nó cũng đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc. Tinh thần bất khuất của Trần Bình Trọng toát ra từ câu nói đó đã làm cho toàn quân dân nhà Trần nức lòng chiến đấu, đánh đuổi giặc Mông-Nguyên ra khỏi bờ cõi dành lại dộc lập bền vững cho non sông đất nước. Khí tiết và cái chết oanh liệt của Trần Bình Trọng đã thổi thêm ngọn lửa căm thù giặc vào toàn thể quân dân Đại Việt thời Trần, góp phần làm nên chiến thắng Mông-Nguyên vĩ đại trong lịch sử nước nhà. Ông mãi mãi là tấm gương soi sáng về tinh thần bất khuất trước mọi uy lực, không bị mua chuộc bởi vinh hoa phú quý, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì tổ quốc. Ý chí lớn lao đó đã được con cháu đời sau của Trần Bình Trọng noi theo, nổi bật hơn cả là Trần Khát – người đã đánh thắng binh lực hùng mạnh của Chiêm Thành dưới thời Chế Bồng Nga, giải cứu Thăng Long thoát khỏi những đợt tấn công của quân Chiêm Thành vào cuối thế kỷ XIV.

nguồn: CLB Sử học eNews

Trả lời

Câu nói đầy nghĩa khí “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” là nhắc đến khí tiết anh hùng của danh tướng Trần Bình Trọng.

Lịch sử kể lại:

Sau khi quân Mông-Nguyên tiến vào Thăng Long, chúng bị rơi vào cảnh “vườn không nhà trống”, Thoát Hoan vội cho Ô Mã Nhi đem thủy quân đuổi theo Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Nhân Tông đang trên đường xuôi về Thiên Trường. Khi đến Thiên Mạc, quân Mông – Nguyên gặp phục binh của Trần Bình Trọng, cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt giữaquân dân Đại Việt và quân xâm lược Mông-Nguyên với mục đích kéo dài thời gian truy kích của đạo quân Mông – Nguyên. Cuối cùng với sự tăng cường viện binh của quân Mông-Nguyên, cứ điểm phòng thủ Thiên Mạc bị phá vở. Trần Bình Trọng bị sa vào tay giặc. Dù thất bại nhưng với trận chiến tại Thiên Mạc, Trần Bình Trọng đã góp phần bảo vệ an nguy của hai vua Trần, từ đây đạo quân Mông – Nguyên hoàn toàn mất dấu đường rút lui của triều đình nhà Trần.

Khi bị giặc bắt, trước sự tra tấn của kẻ địch, Trần Bình Trọng luôn giữ vững khí tiết của mình, ông tuyệt thực, quyết im lặng trước những lời truy hỏi của kẻ thù về tình hình quân ta. Tướng giặc nhận thấy ông là một dũng tướng hiên ngang, lỗi lạc nên ra sức dụ dỗ, mua chuộc ông và hứa ban tước vương của triều Nguyên cho ông. Đây là thủ đoạn quen thuộc của chúng nhằm khai thác thông tin khi bắt được tướng sĩ của đối phương. Nhưng ông đã mắng lại. Theo Đại Việt sử ký toàn thư vàKhâm Định Việt sử thông giám cương mục thì lời mắng ấy được chép như sau: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi”.

Giặc Mông – Nguyễn biết không lay chuyển được tấm lòng trung kiên sắc đá của ông nên đã giết ông trước sự kính phục vô hạn của các tướng sĩ nhà Trần và nhân dân Đại Việt.

Tinh thần bất khuất, hiên ngang của ông được thể hiên mạnh mẽ, đầy đủ qua câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc…”. Đây là câu nói bất hủ của ông đươc mọi người dân Đại Việt nhớ mãi và nó cũng đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc. Tinh thần bất khuất của Trần Bình Trọng toát ra từ câu nói đó đã làm cho toàn quân dân nhà Trần nức lòng chiến đấu, đánh đuổi giặc Mông-Nguyên ra khỏi bờ cõi dành lại dộc lập bền vững cho non sông đất nước. Khí tiết và cái chết oanh liệt của Trần Bình Trọng đã thổi thêm ngọn lửa căm thù giặc vào toàn thể quân dân Đại Việt thời Trần, góp phần làm nên chiến thắng Mông-Nguyên vĩ đại trong lịch sử nước nhà. Ông mãi mãi là tấm gương soi sáng về tinh thần bất khuất trước mọi uy lực, không bị mua chuộc bởi vinh hoa phú quý, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì tổ quốc. Ý chí lớn lao đó đã được con cháu đời sau của Trần Bình Trọng noi theo, nổi bật hơn cả là Trần Khát – người đã đánh thắng binh lực hùng mạnh của Chiêm Thành dưới thời Chế Bồng Nga, giải cứu Thăng Long thoát khỏi những đợt tấn công của quân Chiêm Thành vào cuối thế kỷ XIV.

nguồn: CLB Sử học eNews

Trần Bình Trọng