Nhận thức tốt nhưng lười?

  1. Phong cách sống

Như tiêu đề, mình là thế! Trong học tập, hay các hoạt động liên quan đến học tập, mọi người đều nhận xét mình là nhận thức tốt và có năng lực, nhưng mình mắc phải bệnh nan y là... lười. Việc lười này gây ra một vài tác hại khá đáng kể như mặc dù có nhận thức, nhưng sau 1 thời gian thì quên mất hoặc có một số cái chỉ biết sơ sơ, không biết sâu,...

Vậy mọi người có thể cho mình biết, một cách chân thành, đừng có khoa trương sách vở, là làm sao để chữa bệnh nan y này không?

Gửi mọi lời chúc!

Từ khóa: 

phong cách sống

Chuyên gia lười tư vấn đây!!!

Mấy tư vấn về động lực, khát khao mình cho rằng hơi nhảm. Mong ước tốt hơn ai chẳng có nhưng lại không mấy ai làm được. Mình có phương pháp suy ra từ kinh nghiệm bản thân cho bạn đây.

Xuất phát từ cụm từ nổi tiếng: "Lười thành thói".

Con người ai mà chả lười, nhưng lười nhỏ, thi thoảng lười thì không sao. Còn lười đã thành thói thì là cái rất khó chữa. Cách chữa là tìm cách thay đổi thói quen. Bạn nhìn lại các thói quen lớn của bạn hiện nay là gì? Tìm cách thay đổi thói quen đó. Ví dụ buổi tối toàn chơi game từ 8h30 đến 11h (lãng phí thời gian).

Thay đổi thói quen thì đừng cực đoan bằng cách biến giờ chơi game đó thành giờ học bài hay đọc sách (những việc tốt nhưng chán). Bạn chuyển giờ chơi game thành những buổi đi chơi, những thứ thật hấp dẫn bạn. Mục đích là phá vỡ tiết tấu, phá vỡ thói quen cũ bằng những thứ vui, hấp dẫn. Sau khoảng 2-3 tuần bạn thường xuyên không chơi game nữa, bạn đã hết nghiện game, thì mới tính tới việc dùng thời gian dư ra đó làm việc gì có ích hơn thay vì đi chơi vui như  gần đây hay chơi game như cũ.

Đó là mẹo để đập vỡ thói quen cũ và xác lập thói quen mới.

image
Trả lời
Chuyên gia lười tư vấn đây!!!

Mấy tư vấn về động lực, khát khao mình cho rằng hơi nhảm. Mong ước tốt hơn ai chẳng có nhưng lại không mấy ai làm được. Mình có phương pháp suy ra từ kinh nghiệm bản thân cho bạn đây.

Xuất phát từ cụm từ nổi tiếng: "Lười thành thói".

Con người ai mà chả lười, nhưng lười nhỏ, thi thoảng lười thì không sao. Còn lười đã thành thói thì là cái rất khó chữa. Cách chữa là tìm cách thay đổi thói quen. Bạn nhìn lại các thói quen lớn của bạn hiện nay là gì? Tìm cách thay đổi thói quen đó. Ví dụ buổi tối toàn chơi game từ 8h30 đến 11h (lãng phí thời gian).

Thay đổi thói quen thì đừng cực đoan bằng cách biến giờ chơi game đó thành giờ học bài hay đọc sách (những việc tốt nhưng chán). Bạn chuyển giờ chơi game thành những buổi đi chơi, những thứ thật hấp dẫn bạn. Mục đích là phá vỡ tiết tấu, phá vỡ thói quen cũ bằng những thứ vui, hấp dẫn. Sau khoảng 2-3 tuần bạn thường xuyên không chơi game nữa, bạn đã hết nghiện game, thì mới tính tới việc dùng thời gian dư ra đó làm việc gì có ích hơn thay vì đi chơi vui như  gần đây hay chơi game như cũ.

Đó là mẹo để đập vỡ thói quen cũ và xác lập thói quen mới.

image

Bạn lười vì bạn thiếu động lực thôi.

Bạn thử nghĩ về những thứ bạn mong muốn đạt được và đặt các mục tiêu rõ ràng cho từng vấn đề hoặc môn học khi bạn bắt đầu đi. Tránh cái kiểu "Thế nào cũng được"; cố gắng xác định rõ ràng thứ mình mong muốn và hoặc tìm ra được động lực cho bản thân rõ ràng.

Mình là người như thế này, bạn có thể tìm hiểu các bài viết về thinker vs doer. Còn với mình, đơn giản là mình không nghĩ nữa.

Việc mình nghĩ tốt, sẽ khiến mình có cảm giác mình "đã làm được điều gì đó rồi", trong khi còn chưa có bản kế hoạch. Tương tự, việc nói với người khác về ý tưởng của mình sẽ khiến bạn sẽ nhận được feedback, đó có thể là lời khen, động viên. Tức là bạn đã nhận (earn) được một thành quả gì đó (lời khen, sự ghi nhận) trong khi bạn chưa làm gì cả.

Để khắc phục, mình không nghĩ quá nhiều. Mình nghĩ ra idea rồi bắt tay vào làm thử cái gì đó, chứ không ngồi tiếp tục nghĩ trong đầu ra đủ thứ tình huống nữa.

Nghĩ ít đi.

Bạn tìm hiểu lý do tại sao bạn lười nha :))

Mình cũng nghĩ là do thiếu động lực. Nếu bạn không tin rằng bạn cần phải cố gắng thế này, chăm chỉ thế nọ, thì nhiều khả năng là bạn sẽ chẳng bao giờ thực hiện đc những gì mình đã lên kế hoạch thực hiện.

Kiểu như bạn nhận thức đc rằng học giỏi tiếng Anh là 1 điều rất quan trọng và cần thiết. Nhưng bạn lại chưa thấy rõ đc rằng điều đó sẽ có ảnh hưởng quan trọng thế nào đến cuộc đời bạn. Vì thế bạn cảm thấy 'uh giỏi tiếng Anh thì cũng hay đó, nhưng không khẩn cấp lắm, mình sẽ bắt đầu học vào ngày mai'. Cứ như vậy bạn chẳng bao giờ bắt tay vào học.

Bạn phải làm thế nào đó để thấy rằng 'nếu mình không thực hiện việc đó ngay bây giờ thì sớm muộn cuộc sống của mình cũng sẽ gặp vấn đề'. Đó đúng là một suy nghĩ có thể gây sợ hãi, nhưng sợ hãi cũng là một động lực khá tốt nếu ta biết cách dùng.