Nhân sâm có gì mà được mọi người ưa dùng đến vậy?

  1. Sức khoẻ

Từ khóa: 

nhân sâm

,

sức khoẻ

Nhân sâm là một vị thuốc nổi tiếng, được sử dụng từ rất lâu đời trong nền y học phương Đông. Nhân sâm có bộ phận dùng là rễ cây. Sau khi thu hoạch, củ nhân sâm phải được bào chế và bảo quản để giữ được độ ẩm có trong củ. Sau đó phân loại nhân sâm tốt để làm hồng sâm, nhân sâm kém để làm bạch sâm. Trên thị trường, nhân sâm được phân loại theo rễ củ: Nhân sâm rễ củ to là Đại vĩ; vừa là Trung vĩ; nhỏ là Tiểu vĩ.
Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân (bồi bổ huyết dịch), định thần, ích trí, nhân sâm thường được dùng để trị chứng chân khí suy kém, cơ thể mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, tay chân lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, nội nhiệt, tiêu khát, liệt dương, suy tim, hồi hộp, mất ngủ.
Trả lời
Nhân sâm là một vị thuốc nổi tiếng, được sử dụng từ rất lâu đời trong nền y học phương Đông. Nhân sâm có bộ phận dùng là rễ cây. Sau khi thu hoạch, củ nhân sâm phải được bào chế và bảo quản để giữ được độ ẩm có trong củ. Sau đó phân loại nhân sâm tốt để làm hồng sâm, nhân sâm kém để làm bạch sâm. Trên thị trường, nhân sâm được phân loại theo rễ củ: Nhân sâm rễ củ to là Đại vĩ; vừa là Trung vĩ; nhỏ là Tiểu vĩ.
Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân (bồi bổ huyết dịch), định thần, ích trí, nhân sâm thường được dùng để trị chứng chân khí suy kém, cơ thể mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, tay chân lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, nội nhiệt, tiêu khát, liệt dương, suy tim, hồi hộp, mất ngủ.
Theo y học hiện đại thì nhân sâm giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực nhờ các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng như germanium, glycoside panaxin cùng với các vitamin B1, vitamin B2, các axit béo như axit panmitic, streari, linoleic và các axit amin. Trong đó, hai thành phần hoạt chất quan trọng nhất là được cho là tạo nên công dụng thần kỳ của nhân sâm là ginsenosides và gintonin.