Nhãn hiệu có giá trị gì?
kiến thức chung
Trước mắt, tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhãn hiệu cũng trở thành thứ hàng hóa để giao dịch. Những nhãn hiệu nổi tiếng đã trở thành “cây tiền” của nhà sản xuất, và là vũ khí để chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam trước đây thường ít chú ý đến điều này, khái niệm “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã trở thành một quan điểm lạc hậu, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, người tiêu dùng nhận biết nhãn hiệu trước khi hiểu về chất lượng của sản phẩm. Do đó, nhãn hiệu cũng trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị rất lớn; đây cũng là lý dó vì sao nếu ta không đăng ký bảo hộ bản quyền nhãn hiệu thì việc phải chi một số tiền lớn ra mua lại nó khi bị cạnh tranh là điều rất dễ sảy ra. Giá trị của nhãn hiệu còn thể hiện trên ba phương diện, thứ nhất nó là thứ để nhận diện và phân biệt nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm; thứ hai nó đại diện cho uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm; thứ ba trên thương trường quốc tế đây cũng là thứ để thể hiện trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế của quốc gia, thậm chí là đại diện cho uy tín của cả quốc gia. Trong ba phương diện trên, thì cái đầu tiên là giá trị sử dụng của nhãn hiệu, hai cái sau là thể hiện thuộc tính xã hội của nhãn hiệu; nó góp phần tạo ra uy tín và danh vọng, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trường Minh Nghi