Nhận diện thủ pháp hứng trong “Thi kinh”. Phân tích cấu trúc thủ pháp hứng và nêu rõ chức năng thẩm mỹ của thủ pháp này

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nhắc đến Trung Quốc, chúng ta phải thừa nhận rằng nền văn học Trung Quốc có bề dày cũng như sự phong phú thể loại cùng một lượng đồ sộ của rất nhiều các tác phẩm văn học có giá trị xuyên không gian và thời gian. Nhưng có lẽ, để nói đến “viên gạch đầu tiên” đặt nền móng cho văn học Trung Quốc phát triển đến tận bây giờ thì không thể không nhắc đến “Thi Kinh”. “Thi Kinh” là một bộ tổng tập thơ ca vô danh Trung Quốc – một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo, đồng thời là một kiệt tác văn học giàu tính sáng tạo cả về nội dung và hình thức. Sở dĩ, “Thi Kinh” được coi là thơ ca vô danh vì nguồn gốc các bài thơ khá phức tạp, bao gồm chủ yếu là ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình do tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời sáng tác. Các bài thơ xuất hiện chính xác từ khi nào vẫn là câu hỏi đang còn tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng đến thời Hán “Thi Kinh” trở nên gần gũi với nhân dân Trung Quốc hơn bao giờ hết. Khổng Tử gọi Thi Kinh là “Thi tam bách” (thơ 300 bài), ông nhấn mạnh rằng: “Không học thơ thì không biết nói”. Ông ca tụng Thi là “tư vô tà” chuyển từ thi dùng làm sách để dạy học trò thành nhận thức chung của toàn xã hội về việc tu dưỡng nhân cách. Với “Thi Kinh” , các nhà nghiên cứu học thuật Trung Hoa công nhận phân loại làm ba phần: thơ Phong (gồm 160 bài) của 15 Quốc phong và được cố định văn bản vào thế kỷ VI (TCN), thơ Nhã( gồm 105 bài) và thơ Tụng (gồm 40 bài). Phú, tỉ, hứng được chép sớm nhất ở sách Chu Lễ hợp với “phong”, “nhã”, “tụng” được gọi là “lục nghĩa”. “Thi Kinh” được ví như một bức tranh miêu tả toàn cảnh xã hội đương thời Trung Quốc từ lịch sử, chính trị, phong tục tập quán, xã hội đến thể chế chính trị... Chính bởi những giá trị to lớn đó, nghệ thuật của “Thi Kinh” cũng rất đặc sắc, nhất là các thủ pháp nghệ thuật phổ biến “phú”, “tỉ”, “hứng” và lối trùng chương điệp cú rất có ảnh hưởng đến đời sau. Tuy nhiên, có thể nói, “Hứng” là thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu và được sử dụng nhiều nhất trong các bài thơ Phong của “Thi Kinh”. Trong “Thi tập truyện”, Chu Hy giải thích về “phú”, “tỉ”, “hứng’ như sau: “Phú là trình bày sự việc rồi viết thẳng ra. Tỉ là lấy vật kia so sánh với vật này. Hứng là trước nói một vật khác để dẫn đến lời của thơ”. Hứng có khi liên quan đến ý chính của bài thơ nhưng cũng có khi không, có khi gắn liền với tình điệu nhưng cũng có khi chỉ là lấy vần cho có liên kết câu trên câu dưới. Đặc điểm dễ nhận thấy ở thủ pháp này là luôn có một về tả vật đặt trước và một về tả người đặt sau biệt lập nhằm hàm ý mối dây liên hệ. Nói về thủ pháp hứng, phải kể đến một số bài thơ như: “Quan thư” (Chu nam), “Phiếu hữu mai” (Chu nam), “Thảo trùng” (Thiệu nam), “Đào yêu” (Chu nam), “Hán Quảng” (Chu nam), “Đông sơn” (Mân phong)... Trong những bài thơ này, cấu trúc thủ pháp hứng và chức năng thẩm mỹ của nó được thể hiện rõ nét. Chủ đề về tình yêu, hôn nhân chiếm một tỉ trọng lớn các bài thơ trong thơ Phong. Có lẽ chính bởi tính giàu nhạc điệu kèm theo sắc thái âm nhạc dân gian nên Phong trở thành một thể loại phù hợp hơn cả cho những bài thơ gửi gắm tình yêu của đôi lứa. Bài “Quan thư” mở đầu cho Quốc phong và cũng là bài mở đầu cho toàn bộ “Thi Kinh” cũng không nằm ngoài chủ đề ấy. Đó là bản tình ca đơn phương của chàng trai với một cô gái gợi hứng từ tiếng kêu hòa hợp của đôi chim thư cưu ngoài xa: “Quan quan thư cưu Tại hà chi châu Yểu điệu thục nữ Quân tử hảo cầu” Đôi chim thư cưu họa hót nghe ríu rít ở trên bãi sông là một vế tả vật. “Yểu điệu thục nữ/Quân tử hảo cầu” có nghĩa là cô gái xinh đẹp, nết na xứng đôi với chàng quân tử. Đó cũng là người con gái mà chàng trai luôn mong muốn được lấy làm vợ. Khổng Tử có nhận xét về “Quan thư” rằng: “Bài thơ Quan thư trong Kinh Thi đưa đến niềm vui mà không quá buông tuồng, mang nỗi buồn mà không đến mức đau thương.” Thật vậy khi tiếp tục ở những đoạn thơ tiếp theo: “Sâm si hạnh thái Tả hữu lưu chi. Yểu điệu thục nữ Ngộ mị cầu chi. ... Sâm si hạnh thái Tả hữu thỉ chi Yểu điệu thục nữ, Cầm sắt vĩ chi. ...” Tác giả nhắc đến hình ảnh “rau hành cọng dài cọng ngắn không đều nhau” như ám chỉ đến sự so le, chưa rõ ràng chắc chắn về tương lai của chàng trai với cô gái mình thầm thương. Sự vật và con người đặt cạnh nhau dường như chẳng có ràng buộc gì nhưng lại đầy hữu ý trong mối liên hệ của tác giả. Nói đến nỗi tương tư trong tình yêu, bài “Thảo trùng” (Thiệu Nam) lại mượn cảm hứng ở một sự vật khác, đó là con châu chấu, cào cào: “ Yêu yêu thảo trùng, Địch địch phụ chung. Vị kiến quân tử, Ưu tâm sung sung.” Dịch nghĩa là: Châu chấu kêu eo eo, cào cào nhảy tách tách. Khi chưa thấy chàng, lòng em buồn rười rượi. Tiếng kêu của châu chấu và cào cào, những côn trùng mà trong lúc cô gái lên núi nghe thấy giống như một tấm phông nền họa nỗi nhớ của cô gái, buồn nôn nao khi nhìn thấy chàng trai. Bài “Hán quảng” (Chu nam) cũng nói đến tình cảm đơn phương chan chứa, triền miên mà không kém phần xúc động. “ Nam hữu kiều mộc Bất khả hữu ti Hán hữu du nữ Bất khả cầu ti” Dịch nghĩa là: Phía nam có cây cao trụi cành, không thể nghỉ ngơi ở dưới được. Sông Hán có những cô gái xinh đẹp dạo chơi, không thể nào cầu hôn được. Hai vế đó ngầm dẫn dắt người đọc đến hình ảnh một người con gái “quá tầm với” của chàng trai. Thế nhưng đó lại là người chàng trai để mắt đến, nguyện theo đuổi đến nỗi giữa bao nhiêu người chàng ta chỉ chọn có mình cô: “ Kiều kiều thác tân Ngôn ngải kỳ sở Chi tử vu quy Ngôn mạt kỳ mã” Nghĩa là “đám cỏ chen lấn tốt tươi, ta cắt lấy cây sở. Cô gái ấy đi lấy chồng nếu là ta thì ta sẽ nuôi ngựa đưa sang đón nàng về..” Về một khía cạnh khác trong nội dung phản ánh hôn nhân tình yêu, bài thơ “Đào yêu” (Chu nam) tả mùa xuân hoa đào nở mơn mởn gắn liền với chuyện cưới xin: “Đào chi yêu yêu Chước chước kỳ hoa Chi tử vu quy Nghi kỳ thất gia Đào chi yêu yêu Hữu phần kỳ thực Chi tử vu quy Nghi kỳ gia thất Đào chi yêu yêu Kỳ diệp trăn trăn Chi tử vu quy. Nghi kỳ gia nhân.” Cây đào là loài cây nở hoa và tươi tốt vào mùa xuân. Và cũng bởi thế nó tượng trưng cho những điều tốt lành, biểu trưng cho thanh xuân, sắc đẹp của người con gái. Nói chuyện cây đào mơn mởn, hoa rực rỡ cũng là nói đến chuyện hỷ sự của người con gái nhất định sẽ êm ấm hạnh phúc khi về nhà chồng. Thủ pháp hứng tiếp túc phát huy vai trò trung gian gắn kết hai sự việc tưởng chừng không có quan hệ gì lại trở nên đầy ý nhị trong bài “Phiếu hữu mai” (Chu nam) “ Phiếu hữu mai Kỳ thực thất hề Cầu ngã thứ sĩ Đãi kỳ cát hề Phiếu hữu mai Kỳ thực tam hề Cầu ngã thứ sĩ Đãi kỳ kim hề Phiếu hữu mai Khuynh khuông hý chi Cầu ngã thứ sĩ Đãi kỳ vị chi.” Ở đây hình ảnh “cây mai” xuất hiện ở đầu mỗi đoạn thơ nhưng đặc điểm của nó lại thay đổi theo cấp độ giảm dần về số lượng quả. Lúc đầu “quả còn bảy phần” thì những chàng trai tốt đến cầu hôn, hãy chọn ngày lành tháng tốt mà đến. Tiếp “quả chỉ còn ba phần” thì những chàng trai tốt đến cầu hôn hãy đến ngay hôm nay đi. Và đến khổ cuối “Quả đã rụng nhiều đến nỗi phải dùng tay vạt vào giỏ” những chàng trai đến cầu hôn chỉ cần nói với em một tiếng là xong. Điều đó khiến người đọc suy luận ra được sự liên hệ ở trong những câu thơ ấy chính là sự lỡ dở tình duyên theo tuổi tác dần thêm năm tháng ở người thiếu nữ. Khi đúng thì thì nên cưới nhanh kẻo để lỡ qua độ tuổi đẹp nhất để lập gia thất thì mọi chuyện không còn quá câu lệ nữa “chỉ một tiếng là xong”. Chuyện nam nữ hẹn hò, thề thốt được đề cập đến trong nhiều bài thơ nhưng ý thơ thì lại rất trong sáng và có khi đượm tình điệu thuở ban sơ thời trung cổ. Điều ấy được thể hiện thành công qua thủ pháp hứng rất độc đáo và sáng tạo qua đó phản ánh được tình yêu nam nữ thuộc thời đó tương đối tự do. Bên cạnh nhiều bài thơ về tình yêu đôi lứa như trên, ta cũng bắt gặp trong Thi Kinh một bài thơ đặc biệt sử dụng thủ pháp hứng để nói đến nỗi đau khổ nhớ nhung vì ly biệt cách xa do phu phen và chiến tranh. Bài thơ “Đông Sơn” (Mân phong) có những đoạn thơ như thế: “ Quyên quyên giả thục Chưng tại tang dã Đôi bỉ độc túc, Diệc tại xa hạ.” Ý đoạn thơ là : Con sâu dâu cuộn tròn nằm ở trong ruộng dâu, còn ta cũng cuộn tròn nằm một mình ở chiến trường xa. Sự phi đồng đẳng thể hiện rõ ở đây, khi mà một vế là hình ảnh “con sâu tằm” với một người lính tráng còn sống sót nằm lại trên chiến trường. Nơi ruộng dâu là nơi con sâu có thể “yên tâm” sống cả đời “ăn lá nhả kén nuôi tằm” của nó, thế nhưng người trai trong bài thơ thì khác: ở nơi đó hoang tàn và đổ nát của cái sự chết chóc do chiến tranh phi nghĩa gây ra. Người trai tráng bị bắt đi lính bỏ lại vợ nhỏ con thơ nơi quê nhà với bao nhớ thương, giận hờn. Bởi thế, đoạn thơ nói nên được điều ấy cũng như lòng tự thương mình của chàng trai. Ở những đoạn thơ sau của bài thơ, ta cũng nhận thấy nội dung đó được thể hiện rõ hơn qua thủ pháp hứng: “Quán minh vu đật (chim quán kêu trên gò đất) Phụ thán vu thất ( người vợ của ta phàn nàn đi mãi không về)” Hay: “Thương canh vu phi (Chim hoàng li đang bay) Dực diệu kỳ vũ. (cánh của nó thật rực rỡ) Chi tử vu quy (Vợ ta trong ngày cưới) Hoàng bác kỳ mã (có ngựa màu sắc sặc sỡ đón dâu)” Đó là những ký ức đẹp đẽ mà chàng trai hồi tưởng: có con chim hoàng li đang bay trên bầu trời – loài chim có bộ lông vũ rực rỡ mà liên tưởng đến màu áo người vợ ngày vu quy, từ đó bày tỏ mong ngóng ngày trở về bên vợ không biết như thế nào. Khi nhắc đến một trong những chức năng của văn học thì không thể thiếu chức năng thẩm mỹ. Và thủ pháp hứng phần nào đó đã góp phần giúp tác giả dân gian thể hiện được những nét đẹp của hình tượng, câu chữ, ngôn từ cũng như những nội dung gửi gắm của họ. Thêm vào đó, một đặc điểm thường thấy trong kết cấu dân ca “Thi Kinh” là cách trùng chương điệp cú hay còn gọi là sự lặp đoạn, lặp câu. Sự lặp đi lặp lại này cũng xuất hiện ở những bài thơ kể trên. Biện pháp này kèm theo hứng, giúp nói rõ hơn được thứ tự tiến triển của sự việc, có thể lặp lại một câu, hoặc thậm chí là vài câu trong nhiều đoạn. Nhiều bài thơ trong Thi Kinh có nhạc điệu bằng cách sử dụng nhiều điệp từ, phức từ như: “quan quan” (Quan thư), “yêu yêu” (Đào yêu) “kiều kiều” (Hán quảng) , “quyên quyên” (Đông sơn), những từ miêu tả âm thanh như “yêu yêu” “địch địch” (Thảo trùng) ... tạo nên một thứ ngôn ngữ vừa mộc mạc, dân dã nhưng lại không kém phần tinh tế, giàu hình tượng, âm thanh sinh động. Trong dòng chảy bất tận của thời gian, “Kinh Thi” không khỏi tránh được việc bị rơi rụng hoặc thay đổi ít nhiều trong quá trình lưu truyền và tập hợp ghi chép lại. Thế nhưng với những bài thơ nêu trên và phép xây dựng những vế “vật – người” đầy tính nghệ thuật của thủ pháp hứng đã giúp người đọc bao thế hệ thấy được sự tài tình và đặc sắc của văn học dân gian Trung Quốc những ngày đầu hình thành. Kinh Thi đã mở đường cho phong cách văn học Trung Quốc sau này khi mà không chỉ “hứng” mà cả “phú” và “tỉ” cũng trở thành những phép nghệ thuật mẫu mực cho các nhà thơ , nhà văn Trung Hoa nói riêng và nhiều các tác gia của các quốc gia lân cận học tập trong đó có Việt Nam.
Trả lời
Nhắc đến Trung Quốc, chúng ta phải thừa nhận rằng nền văn học Trung Quốc có bề dày cũng như sự phong phú thể loại cùng một lượng đồ sộ của rất nhiều các tác phẩm văn học có giá trị xuyên không gian và thời gian. Nhưng có lẽ, để nói đến “viên gạch đầu tiên” đặt nền móng cho văn học Trung Quốc phát triển đến tận bây giờ thì không thể không nhắc đến “Thi Kinh”. “Thi Kinh” là một bộ tổng tập thơ ca vô danh Trung Quốc – một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo, đồng thời là một kiệt tác văn học giàu tính sáng tạo cả về nội dung và hình thức. Sở dĩ, “Thi Kinh” được coi là thơ ca vô danh vì nguồn gốc các bài thơ khá phức tạp, bao gồm chủ yếu là ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình do tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời sáng tác. Các bài thơ xuất hiện chính xác từ khi nào vẫn là câu hỏi đang còn tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng đến thời Hán “Thi Kinh” trở nên gần gũi với nhân dân Trung Quốc hơn bao giờ hết. Khổng Tử gọi Thi Kinh là “Thi tam bách” (thơ 300 bài), ông nhấn mạnh rằng: “Không học thơ thì không biết nói”. Ông ca tụng Thi là “tư vô tà” chuyển từ thi dùng làm sách để dạy học trò thành nhận thức chung của toàn xã hội về việc tu dưỡng nhân cách. Với “Thi Kinh” , các nhà nghiên cứu học thuật Trung Hoa công nhận phân loại làm ba phần: thơ Phong (gồm 160 bài) của 15 Quốc phong và được cố định văn bản vào thế kỷ VI (TCN), thơ Nhã( gồm 105 bài) và thơ Tụng (gồm 40 bài). Phú, tỉ, hứng được chép sớm nhất ở sách Chu Lễ hợp với “phong”, “nhã”, “tụng” được gọi là “lục nghĩa”. “Thi Kinh” được ví như một bức tranh miêu tả toàn cảnh xã hội đương thời Trung Quốc từ lịch sử, chính trị, phong tục tập quán, xã hội đến thể chế chính trị... Chính bởi những giá trị to lớn đó, nghệ thuật của “Thi Kinh” cũng rất đặc sắc, nhất là các thủ pháp nghệ thuật phổ biến “phú”, “tỉ”, “hứng” và lối trùng chương điệp cú rất có ảnh hưởng đến đời sau. Tuy nhiên, có thể nói, “Hứng” là thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu và được sử dụng nhiều nhất trong các bài thơ Phong của “Thi Kinh”. Trong “Thi tập truyện”, Chu Hy giải thích về “phú”, “tỉ”, “hứng’ như sau: “Phú là trình bày sự việc rồi viết thẳng ra. Tỉ là lấy vật kia so sánh với vật này. Hứng là trước nói một vật khác để dẫn đến lời của thơ”. Hứng có khi liên quan đến ý chính của bài thơ nhưng cũng có khi không, có khi gắn liền với tình điệu nhưng cũng có khi chỉ là lấy vần cho có liên kết câu trên câu dưới. Đặc điểm dễ nhận thấy ở thủ pháp này là luôn có một về tả vật đặt trước và một về tả người đặt sau biệt lập nhằm hàm ý mối dây liên hệ. Nói về thủ pháp hứng, phải kể đến một số bài thơ như: “Quan thư” (Chu nam), “Phiếu hữu mai” (Chu nam), “Thảo trùng” (Thiệu nam), “Đào yêu” (Chu nam), “Hán Quảng” (Chu nam), “Đông sơn” (Mân phong)... Trong những bài thơ này, cấu trúc thủ pháp hứng và chức năng thẩm mỹ của nó được thể hiện rõ nét. Chủ đề về tình yêu, hôn nhân chiếm một tỉ trọng lớn các bài thơ trong thơ Phong. Có lẽ chính bởi tính giàu nhạc điệu kèm theo sắc thái âm nhạc dân gian nên Phong trở thành một thể loại phù hợp hơn cả cho những bài thơ gửi gắm tình yêu của đôi lứa. Bài “Quan thư” mở đầu cho Quốc phong và cũng là bài mở đầu cho toàn bộ “Thi Kinh” cũng không nằm ngoài chủ đề ấy. Đó là bản tình ca đơn phương của chàng trai với một cô gái gợi hứng từ tiếng kêu hòa hợp của đôi chim thư cưu ngoài xa: “Quan quan thư cưu Tại hà chi châu Yểu điệu thục nữ Quân tử hảo cầu” Đôi chim thư cưu họa hót nghe ríu rít ở trên bãi sông là một vế tả vật. “Yểu điệu thục nữ/Quân tử hảo cầu” có nghĩa là cô gái xinh đẹp, nết na xứng đôi với chàng quân tử. Đó cũng là người con gái mà chàng trai luôn mong muốn được lấy làm vợ. Khổng Tử có nhận xét về “Quan thư” rằng: “Bài thơ Quan thư trong Kinh Thi đưa đến niềm vui mà không quá buông tuồng, mang nỗi buồn mà không đến mức đau thương.” Thật vậy khi tiếp tục ở những đoạn thơ tiếp theo: “Sâm si hạnh thái Tả hữu lưu chi. Yểu điệu thục nữ Ngộ mị cầu chi. ... Sâm si hạnh thái Tả hữu thỉ chi Yểu điệu thục nữ, Cầm sắt vĩ chi. ...” Tác giả nhắc đến hình ảnh “rau hành cọng dài cọng ngắn không đều nhau” như ám chỉ đến sự so le, chưa rõ ràng chắc chắn về tương lai của chàng trai với cô gái mình thầm thương. Sự vật và con người đặt cạnh nhau dường như chẳng có ràng buộc gì nhưng lại đầy hữu ý trong mối liên hệ của tác giả. Nói đến nỗi tương tư trong tình yêu, bài “Thảo trùng” (Thiệu Nam) lại mượn cảm hứng ở một sự vật khác, đó là con châu chấu, cào cào: “ Yêu yêu thảo trùng, Địch địch phụ chung. Vị kiến quân tử, Ưu tâm sung sung.” Dịch nghĩa là: Châu chấu kêu eo eo, cào cào nhảy tách tách. Khi chưa thấy chàng, lòng em buồn rười rượi. Tiếng kêu của châu chấu và cào cào, những côn trùng mà trong lúc cô gái lên núi nghe thấy giống như một tấm phông nền họa nỗi nhớ của cô gái, buồn nôn nao khi nhìn thấy chàng trai. Bài “Hán quảng” (Chu nam) cũng nói đến tình cảm đơn phương chan chứa, triền miên mà không kém phần xúc động. “ Nam hữu kiều mộc Bất khả hữu ti Hán hữu du nữ Bất khả cầu ti” Dịch nghĩa là: Phía nam có cây cao trụi cành, không thể nghỉ ngơi ở dưới được. Sông Hán có những cô gái xinh đẹp dạo chơi, không thể nào cầu hôn được. Hai vế đó ngầm dẫn dắt người đọc đến hình ảnh một người con gái “quá tầm với” của chàng trai. Thế nhưng đó lại là người chàng trai để mắt đến, nguyện theo đuổi đến nỗi giữa bao nhiêu người chàng ta chỉ chọn có mình cô: “ Kiều kiều thác tân Ngôn ngải kỳ sở Chi tử vu quy Ngôn mạt kỳ mã” Nghĩa là “đám cỏ chen lấn tốt tươi, ta cắt lấy cây sở. Cô gái ấy đi lấy chồng nếu là ta thì ta sẽ nuôi ngựa đưa sang đón nàng về..” Về một khía cạnh khác trong nội dung phản ánh hôn nhân tình yêu, bài thơ “Đào yêu” (Chu nam) tả mùa xuân hoa đào nở mơn mởn gắn liền với chuyện cưới xin: “Đào chi yêu yêu Chước chước kỳ hoa Chi tử vu quy Nghi kỳ thất gia Đào chi yêu yêu Hữu phần kỳ thực Chi tử vu quy Nghi kỳ gia thất Đào chi yêu yêu Kỳ diệp trăn trăn Chi tử vu quy. Nghi kỳ gia nhân.” Cây đào là loài cây nở hoa và tươi tốt vào mùa xuân. Và cũng bởi thế nó tượng trưng cho những điều tốt lành, biểu trưng cho thanh xuân, sắc đẹp của người con gái. Nói chuyện cây đào mơn mởn, hoa rực rỡ cũng là nói đến chuyện hỷ sự của người con gái nhất định sẽ êm ấm hạnh phúc khi về nhà chồng. Thủ pháp hứng tiếp túc phát huy vai trò trung gian gắn kết hai sự việc tưởng chừng không có quan hệ gì lại trở nên đầy ý nhị trong bài “Phiếu hữu mai” (Chu nam) “ Phiếu hữu mai Kỳ thực thất hề Cầu ngã thứ sĩ Đãi kỳ cát hề Phiếu hữu mai Kỳ thực tam hề Cầu ngã thứ sĩ Đãi kỳ kim hề Phiếu hữu mai Khuynh khuông hý chi Cầu ngã thứ sĩ Đãi kỳ vị chi.” Ở đây hình ảnh “cây mai” xuất hiện ở đầu mỗi đoạn thơ nhưng đặc điểm của nó lại thay đổi theo cấp độ giảm dần về số lượng quả. Lúc đầu “quả còn bảy phần” thì những chàng trai tốt đến cầu hôn, hãy chọn ngày lành tháng tốt mà đến. Tiếp “quả chỉ còn ba phần” thì những chàng trai tốt đến cầu hôn hãy đến ngay hôm nay đi. Và đến khổ cuối “Quả đã rụng nhiều đến nỗi phải dùng tay vạt vào giỏ” những chàng trai đến cầu hôn chỉ cần nói với em một tiếng là xong. Điều đó khiến người đọc suy luận ra được sự liên hệ ở trong những câu thơ ấy chính là sự lỡ dở tình duyên theo tuổi tác dần thêm năm tháng ở người thiếu nữ. Khi đúng thì thì nên cưới nhanh kẻo để lỡ qua độ tuổi đẹp nhất để lập gia thất thì mọi chuyện không còn quá câu lệ nữa “chỉ một tiếng là xong”. Chuyện nam nữ hẹn hò, thề thốt được đề cập đến trong nhiều bài thơ nhưng ý thơ thì lại rất trong sáng và có khi đượm tình điệu thuở ban sơ thời trung cổ. Điều ấy được thể hiện thành công qua thủ pháp hứng rất độc đáo và sáng tạo qua đó phản ánh được tình yêu nam nữ thuộc thời đó tương đối tự do. Bên cạnh nhiều bài thơ về tình yêu đôi lứa như trên, ta cũng bắt gặp trong Thi Kinh một bài thơ đặc biệt sử dụng thủ pháp hứng để nói đến nỗi đau khổ nhớ nhung vì ly biệt cách xa do phu phen và chiến tranh. Bài thơ “Đông Sơn” (Mân phong) có những đoạn thơ như thế: “ Quyên quyên giả thục Chưng tại tang dã Đôi bỉ độc túc, Diệc tại xa hạ.” Ý đoạn thơ là : Con sâu dâu cuộn tròn nằm ở trong ruộng dâu, còn ta cũng cuộn tròn nằm một mình ở chiến trường xa. Sự phi đồng đẳng thể hiện rõ ở đây, khi mà một vế là hình ảnh “con sâu tằm” với một người lính tráng còn sống sót nằm lại trên chiến trường. Nơi ruộng dâu là nơi con sâu có thể “yên tâm” sống cả đời “ăn lá nhả kén nuôi tằm” của nó, thế nhưng người trai trong bài thơ thì khác: ở nơi đó hoang tàn và đổ nát của cái sự chết chóc do chiến tranh phi nghĩa gây ra. Người trai tráng bị bắt đi lính bỏ lại vợ nhỏ con thơ nơi quê nhà với bao nhớ thương, giận hờn. Bởi thế, đoạn thơ nói nên được điều ấy cũng như lòng tự thương mình của chàng trai. Ở những đoạn thơ sau của bài thơ, ta cũng nhận thấy nội dung đó được thể hiện rõ hơn qua thủ pháp hứng: “Quán minh vu đật (chim quán kêu trên gò đất) Phụ thán vu thất ( người vợ của ta phàn nàn đi mãi không về)” Hay: “Thương canh vu phi (Chim hoàng li đang bay) Dực diệu kỳ vũ. (cánh của nó thật rực rỡ) Chi tử vu quy (Vợ ta trong ngày cưới) Hoàng bác kỳ mã (có ngựa màu sắc sặc sỡ đón dâu)” Đó là những ký ức đẹp đẽ mà chàng trai hồi tưởng: có con chim hoàng li đang bay trên bầu trời – loài chim có bộ lông vũ rực rỡ mà liên tưởng đến màu áo người vợ ngày vu quy, từ đó bày tỏ mong ngóng ngày trở về bên vợ không biết như thế nào. Khi nhắc đến một trong những chức năng của văn học thì không thể thiếu chức năng thẩm mỹ. Và thủ pháp hứng phần nào đó đã góp phần giúp tác giả dân gian thể hiện được những nét đẹp của hình tượng, câu chữ, ngôn từ cũng như những nội dung gửi gắm của họ. Thêm vào đó, một đặc điểm thường thấy trong kết cấu dân ca “Thi Kinh” là cách trùng chương điệp cú hay còn gọi là sự lặp đoạn, lặp câu. Sự lặp đi lặp lại này cũng xuất hiện ở những bài thơ kể trên. Biện pháp này kèm theo hứng, giúp nói rõ hơn được thứ tự tiến triển của sự việc, có thể lặp lại một câu, hoặc thậm chí là vài câu trong nhiều đoạn. Nhiều bài thơ trong Thi Kinh có nhạc điệu bằng cách sử dụng nhiều điệp từ, phức từ như: “quan quan” (Quan thư), “yêu yêu” (Đào yêu) “kiều kiều” (Hán quảng) , “quyên quyên” (Đông sơn), những từ miêu tả âm thanh như “yêu yêu” “địch địch” (Thảo trùng) ... tạo nên một thứ ngôn ngữ vừa mộc mạc, dân dã nhưng lại không kém phần tinh tế, giàu hình tượng, âm thanh sinh động. Trong dòng chảy bất tận của thời gian, “Kinh Thi” không khỏi tránh được việc bị rơi rụng hoặc thay đổi ít nhiều trong quá trình lưu truyền và tập hợp ghi chép lại. Thế nhưng với những bài thơ nêu trên và phép xây dựng những vế “vật – người” đầy tính nghệ thuật của thủ pháp hứng đã giúp người đọc bao thế hệ thấy được sự tài tình và đặc sắc của văn học dân gian Trung Quốc những ngày đầu hình thành. Kinh Thi đã mở đường cho phong cách văn học Trung Quốc sau này khi mà không chỉ “hứng” mà cả “phú” và “tỉ” cũng trở thành những phép nghệ thuật mẫu mực cho các nhà thơ , nhà văn Trung Hoa nói riêng và nhiều các tác gia của các quốc gia lân cận học tập trong đó có Việt Nam.