Nhân chi sơ tính bản thiện hay Nhân chi sơ tính bản ác?
Có lẽ câu hỏi này vẫn chưa thể giải thích một cách cặn kẽ từ trước đến nay. Bản chất của con người từ khi sinh ra là như thế nào biến đổi ra sao, phải chăng con người ta sinh ra đã mang trong mình một tâm ác và qua quá trình giáo dục thì con người ta mới hoàn thiện nên tâm thiện ?
nhân chi sơ tính bản thie
,nhân chi sơ tính bản ác
,tâm lý học
,triết học
Trẻ em sinh ra không hề có thiện ác đâu bạn, chúng chỉ là một tờ giấy trắng mà thôi.
Thiện ác chỉ hình thành khi trẻ em biết nhận thức đúng sai mà thôi, thường thì tầm 3 tuổi.Khi đó bé sẽ biết ăn cắp là việc xấu, giúp đỡ bạn bè là việc thiện..
Thế nhưng thiện ác của con người lại luôn thay đổi liên tục trong suốt quá trình trưởng thành của mỗi người, phụ thuộc vào môi trường sống và tâm tính của họ nữa.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trường Vũ
Độc Cô Cầu Bại
Hoàng Ân Điển
Cái này xét theo tâm lý học thông thường thì con người luôn tìm cách thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu vị kỷ của mình trước. Như vậy gọi là "bản ác" chắc cũng đúng. Một đứa trẻ con sẽ tìm mọi cách để có được món đồ chơi mà nó muốn, dù là gào khóc hay cấu xé đả thương bạn. Chỉ qua dạy dỗ, kỷ luật, các loại hình phạt, đe dọa...con người mới bắt đầu biết cân nhắc cái ngữ cảnh xung quanh, để từ đó tiết chế bản tính ác sẵn có.
Còn xét theo tâm linh thì con người khác biệt so với động vật nhờ có khả năng sống thoát tục. Nghĩa là hành vi của chúng ta không hoàn toàn bị áp đảo bởi những thôi thúc bản năng, chúng ta vẫn có thể kiểm soát chúng. Cái tâm thiện kia có thể có được là vì chúng ta là con người.
Cành Liễu Mành Bẻ Thuở Đương Tơ
Đây là hai học thuyết của hai nhà tư tưởng lớn thời Xuân Thu- Chiến Quốc. Mạnh Tử và Tuân Tử đều kế thừa Nho gia từ Khổng Tử. Nhưng cả hai ông có những tư tưởng trái ngược nhau.
Mạnh Tử cho rằng "con người khi sinh ra vốn đã thiện lành, trong quá trình phát triển thì mới bị tác động ảnh hưởng bên ngoài mà trở thành ác. (cơ bản câu này mn đều biết rồi, thế nên không giải thích thêm nữa)
Trái ngược với Mạnh Tử thì Tuân Tử cho rằng Nhân chi sơ tính bản ác. Bởi vì Tuân Tử sống trong thời đại Pháp gia lên ngôi. Hoàng đế nhà Tần là Tần Doanh Chính tin tưởng vào Pháp gia, dùng Pháp gia để trị nước dẫn đến thời cuộc rối ren, chính vì thế ông đã nhìn thấy được con người trong thời đại nghiệt ngã đau khổ nhất, cái ác lên ngôi.
Theo ông ác trong sự đối lập với thiện: thiên hạ gọi thiện là những điều đi cùng với "chính lí bình trị, thiên hạ thái bình", còn ác thường đi cùng với "thiên hiểm bội loạn, dân chúng lầm than." Cái gì đi ngược với đạo đức luân lý của xã hội, đi ngược lại với thái bình thịnh trị là ác.
Tuân Tử cho rằng con người không hẳn là khuynh hướng ác, mà là bản chất từ khi sinh ra đã có khuynh hướng xấu, bản tính tự nhiên của con người là vị kỉ, hám lợi, muốn hưởng thụ.
Đã thấy được căn nguyên, ông đề ra những định hướng lối đi giúp con người tốt hơn.
Pixudyr
Cái này không thể đánh đồng được. Mình chúa ghét những câu đánh đồng cả loài người như thế này. Mỗi cá thể là một bộ máy xử lý khác nhau có người vừa sinh ra có nhận thức thì đã là ác quỷ có người sinh ra không có tà niệm.
Nói chung là không thể tổng kết như thế được. Con người thì ai cũng có " Bản năng sinh tồn" chứ "bản ác" hay "bản thiện" thì còn phải chờ vào nhận thức của mỗi người. Chứ sinh ra chưa có nhận thức thì làm gì có bản ngã.
Rukahn
Ủng hộ quan điểm của Pháp gia: Nhân chi sơ tính bổn ác. Ác là bản tính của con người. Chính vì có ác nên mới có sự tàn bạo, tham lam, giết chóc. Chính vì có ác nên mới có cảnh khổ đau, chiến tranh, giành giật. Chính vì vậy cần có giáo dục và pháp luật để răn đe đưa con người hướng thiện
Nguyễn Hữu Hoài
Nếu không có cái Ác thì cái Thiện để so sánh với cái gì. Có thiện ắt có ác và ngược lại.
Con người sinh ra không có cái gì là sẵn cả, tất cả do môi trường xung quanh tác động mà thành. Thiện và Ác cùng sinh ra khi con người muốn có cái tiêu chuẩn cho xã hội. Tương tự vật làm mốc trong vật lý vậy. Phải có cái ranh giới để so sánh thiện ác.
Thiện - ác là gì?
Giả sử có một người bị nhiễm vi rút lạ, không cách nào chữa trị được. Vậy thì giết một người để cứu vạn người thì thiện hay ác? Chỉ vì người ta vô tội mà không giết họ để cả vạn người phải chết là ác hay thiện?
Một tên tội phạm giết người thì là ác? Bắt họ đền mạng có ác không?
Một người bị giết cũng có nghĩa là nhiều con vật được cứu, hay ít con vật phải chết hơn.
Cứu sống một người, vô tình khiến bao nhiêu con vật phải bỏ mạng vì bị chính người được cứu ăn thịt có tốt không? Sinh ra một người mà không nuôi dạy họ đến nơi đến chốn, một ngày họ vướng vào lao lý, thì người sinh thành có ác không?
Phải chăng một hành vi có thể vừa thiện vừa ác?
Như các ví dụ trên ta có thể rút ra: Trong cái thiện, có cái ác không chủ đích. Trong cái ác, có cái thiện không chủ đích.
Cũng có khi cả cái thiện và ác đều không có chủ đích. Ví dụ, có một người ăn trái cây xong vứt cái hạt xuống đất, mấy năm sau có một người sắp chết đói đi qua có quả để ăn, như vậy nhờ vứt cái hạt mà cứu một mạng người. Nhưng cũng chính cái cây đó, lại vô tình đè chết một người sau đó ít lâu.
Chúng ta thường phán xét thiện ác dựa trên chủ đích, còn cái không chủ đích là suy diễn thêm. Ngoài ra thì cái ranh giới phân định đúng sai, thiện ác cũng có thể thay đổi.
Từ đó có thể thấy, thiện và ác không phải là bản chất của cái gì cả. Bởi vì nếu là bản chất thì nó sẽ không thay đổi, không phụ thuộc sự phán xét của con người. Có nghĩa là cũng không có bản thiện hay bản ác.
Theo tôi suy luận là vậy, các bạn thấy đúng không?
Đôn Ki Hô Tê
Nhân chi sơ tính bản thiện. Còn ác là do cách giáo dục sai lầm của những người nuôi dạy nó. Quá hà khắt khiến nó nghĩ rằng trên đời này ai cũng ác, nên nó cũng phải ác. Hoặc quá nuông chiều khiến nó nghĩ rằng nó muốn làm gì cũng được miễn là nó thích, mà không cần nghĩ tới cảm nhận của người khác.
Thái Lương Phú