Nhạc phủ thời Lục triều Trung Quốc?
kiến thức chung
Sau khi nhà Hán sụp đổ, đất nước Trung Quốc chia đôi, miền Nam trải qua các triều đại Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, gọi chung là Nam triều; còn miền Bắc bị các dân tộc thuộc nền văn minh du mục như Tiên Ty, Hung Nô, Khương, Yết...chia nhau chiếm cứ, về sau thống nhất vào nhà nước Bắc Ngụy do họ Thát Bạt người Tiên Ty lập ra.
Vào thời kỳ đó, các triều đại thời Lục triều cũng thiết lập cơ quan Nhạc phủ, do đó, dân ca Lục triều cũng gọi là nhạc phủ. GS. Nguyễn Khắc Phi cho biết:
Dân ca nhạc phủ Nam triều còn lại đến 400 bài, song nội dung không thật phong phú, phần lớn là các bài hát giao duyên hoặc tả sắc đẹp của phụ nữ. Về hình thức, phần lớn là những bài thơ trữ tình bốn câu theo thể ngũ ngôn hoặc tạp ngôn, lời lẽ nhẹ nhàng, uyển chuyển.
Dân ca nhạc phủ miền Bắc khác hẳn, phần lớn nói về chiến tranh, thể hiện tinh thần thượng võ, hoặc miêu tả cảnh sắc mênh mang của thiên nhiên miền Bắc. Cách biểu hiện tình cảm phóng khoáng, trực diện. Sở dĩ thế, một phần do khí chất của người dân du mục đã thấm vào trong nền văn hóa Trung Quốc, tạo nên vẻ mãnh liệt, cương cường, bi tráng trong dân ca Bắc triều (đối lập với sự diễm lệ, uyển chuyển, mềm mại của dân ca Nam triều), một phần vì trong một thời gian dài, các ngoai tộc đã hỗn chiến và thay nhau thống trị, làm thay đổi cả tình hình xã hội, bộ mặt tự nhiên, cũng như tâm lý của con người...
Nội dung liên quan
Khánh Kiều Xuân