Nhà văn nào là tác giả nhạc hiệu Đài Tiếng nói Việt Nam?
Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua nhạc hiệu này, vậy mọi người có từng thắc Ai là tác giả bài hát "Diệt phát xít", được chọn làm nhạc hiệu Đài Tiếng nói Việt Nam?
Gợi ý: Ông là nghệ sĩ lớn, đa tài ở nhiều lĩnh vực văn, thơ, nhạc, kịch, có vị trí đặc biệt trong nền văn nghệ cách mạng.
tinh hoa việt nam
,nhac hiệu
,hỏi xoáy đáp hay
Đầu các chương trình thời sự và đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc.
Nhạc hiệu của Đài là bài "Diệt phát xít" của Nguyễn Đình Thi, được dùng từ khi thành lập Đài cho đến nay.
Lời xướng của Đài dùng từ buổi phát thành đầu tiên từ ngày 7/9/1945-1/7/1976 (do Việt Khoa và Tuyết Mai thể hiện):
“ Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. ”
Lời xướng dùng từ ngày 2/7/1976 đến nay (do Hà Phương và Hoàng Yến thể hiện):
“ Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. ”
nguồn:
Nguyễn Hồng Ngọc
Đầu các chương trình thời sự và đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc.
Nhạc hiệu của Đài là bài "Diệt phát xít" của Nguyễn Đình Thi, được dùng từ khi thành lập Đài cho đến nay.
Lời xướng của Đài dùng từ buổi phát thành đầu tiên từ ngày 7/9/1945-1/7/1976 (do Việt Khoa và Tuyết Mai thể hiện):
“ Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. ”
Lời xướng dùng từ ngày 2/7/1976 đến nay (do Hà Phương và Hoàng Yến thể hiện):
“ Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. ”
nguồn:
Đài Tiếng nói Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
Friendly Me
***Chia sẻ thêm cho mọi người:
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là nhà văn, nhà thơ lớn trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: truyện, thơ, kịch, nhạc và ở lĩnh vực nào, ông cũng để lại những dấu ấn đậm nét.
Trong một bài phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam, Nguyễn Đình Thi kể vào đầu năm 1945, đời sống của Hà Nội rất thê thảm, cả nội, ngoại thành người chết đói la liệt. Hồi đó, ông và một số anh em hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc nhận được chỉ thị của Trung ương "Nhật Pháp bắn nhau, hành động của chúng ta". Chỉ thị đó như lời kêu gọi, thúc giục.
Diệt phát xít ra đời trong không khí như vậy. Hai chữ phát xít hầu như ai cũng nghĩ đến, cũng nói đến. Nguyễn Đình Thi bàn với một số nghệ sĩ khác sáng tác các bài hát cách mạng để đáp ứng yêu cầu của phong trào. Ít hôm sau, nhạc sĩ Văn Cao đã có bài Tiến quân ca; nhạc sĩ Đỗ Nhuận có Du kích ca. Ở trong Nam, Lưu Hữu Phước viết xong Lên đàng.
Nguyễn Đình Thi hơi vất vả mới hoàn thành Diệt phát xít, không in trên báo mà chỉ chép tay mấy bản đưa cho các bạn trẻ cùng tập. Trong một chiều tháng tám, giữa không khí sôi sục của quần chúng tiến đến tổng khởi nghĩa, trong cuộc diễn thuyết ở Nhà hát Lớn, một lá cờ đỏ sao vàng rất to được buông từ trên nóc xuống.
Sau bài hát tập thể Tiến quân ca, một thanh niên bước ra trước máy phóng thanh hát bài Diệt phát xít. Bài này cũng được biểu diễn mở đầu cho tuần lễ vàng ở Hà Nội rồi từ đó được chọn làm nhạc hiệu cho Đài Tiếng nói Việt Nam.
Giai điệu hùng tráng của bài hát trở nên quen thuộc với hàng triệu người suốt mấy chục năm qua khi được làm nhạc hiệu giới thiệu: "Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
Nguồn: Vnexpress
Rukahn
bác Nguyễn Đình Thi nổi tiếng với hai câu thơ về mảnh đất Cổ Nhuế:
"Anh ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng anh ...ứt đái văng đầy"