Nhà Tây Sơn là kế tục của Champa lẫn Đại Việt?

  1. Lịch sử



Đàng Ngoài ảnh hưởng bởi Trung Quốc nhiều, còn Đàng Trong thì pha tạp tùm lum, vừa Trung vừa Ấn nhưng Ấn mạnh hơn. Nói chung văn hóa, sinh hoạt, tập quán khác nhau dữ lắm nên dân 2 Đàng xem nhau là người của quốc gia khác. Tới giờ nhiều bạn vẫn phân biệt Nam Kỳ và Bắc Kỳ là do ảnh hưởng sâu xa của Đàng Trong và Đàng Ngoài còn đến hôm nay.

Nhà Tây Sơn là triều đại đậm chất "Chiêm Thành" nhất của Việt Nam, từ cách lên ngôi, quân đội, cho đến phân chia lãnh thổ thành các tiểu quốc nhỏ (cho Huệ, Nhạc và Lữ cai trị). Đất khởi phát của Tây Sơn nằm ngay vùng Vijaya, nơi có kinh thành Trà Bàn. Nguyễn Nhạc mặc đồ như người Chăm và không hề giấu diếm ý định hồi sinh lại vương quốc Champa, đáp ứng mong mỏi của dân vùng đó. Thật ra vua Champa không nhất thiết phải là người Chăm, chẳng hạn vua Pô Rômê là người Churu.

Khi Nguyễn Huệ ra Bắc, người Bắc Hà đã gọi quân Tây Sơn là "quân cuồng Chiêm". Kinh đô mà vua Quang Trung đặt cho nước Việt nằm sát hai ngọn núi Kỳ Lân và Phượng Hoàng. Bạn nào ở Nghệ An tại phường Trung Đô, thành phố Vinh chắc biết. Nguyễn Huệ lúc tự xưng hoàng đế làm lễ trên ngọn núi Bân gần Huế luôn. Đây là một phong cách cực chất chơi và "dị", vì xưa nay hoàng đế Đại Việt lúc nhường ngôi hoặc đăng đàn bao giờ cũng tổ chức trọng thể trong lâu đài, chưa một ông nào làm lễ trên núi hết. Vì trong văn hóa Ấn Độ, ngọn núi Meru nằm trên lưng rùa Kurma là trung tâm vũ trụ, nơi vị thần tối cao Vishnu cai trị. Nguyễn Huệ xưng đế trên núi và tự nhận là hậu duệ vua Chăm trong văn thư ngoại giao.

Về mặt nào đó, hoàng đế Quang Trung là phiên bản hùng mạnh và nguy hiểm hơn của vua Chế Bồng Nga.

Fun fact: Do Quang Trung liên quan nhiều tới núi, khởi nghĩa Tây Sơn cũng nổ ra trên đèo An Khê, ông là Sơn Tinh. Còn Gia Long gắn liền với biển cả và sông nước, bạn hàng thân quen của các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Cổ Cốt, Côn Đảo, về sau còn đặt chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa..., ông là Thủy Tinh.

Sơn Tinh và Thủy Tinh ngày xưa tranh nhau làm rể vua Hùng, về sau hai chàng đầu thai rồi thì đều là rể của vua Lê Hiển Tông. Tuy nhiên có lẽ mối thù ngàn năm chưa bao giờ tắt kể từ lần giựt bồ đầu tiên. ;)

Từ khóa: 

lịch sử

Tôi đã từng có chút suy nghĩ giống như vậy, không có thời gian nói sâu, nhưng xâu chuỗi tất cả thì ra hệ quả cuối cùng là đây chính là lý do 3ae phải đi khắp nơi tuyên truyền mình không phải là họ Nguyễn mà là họ Hồ gốc 4 đời trước ở Nghệ An =)) 

Phải chăng chẳng có ông Hồ Thơm nào cả, mà chỉ là chiêu để làm cho người Việt chúng ta tin các ông ấy chính là người Việt ? Một chút nghi vấn./.

Trả lời

Tôi đã từng có chút suy nghĩ giống như vậy, không có thời gian nói sâu, nhưng xâu chuỗi tất cả thì ra hệ quả cuối cùng là đây chính là lý do 3ae phải đi khắp nơi tuyên truyền mình không phải là họ Nguyễn mà là họ Hồ gốc 4 đời trước ở Nghệ An =)) 

Phải chăng chẳng có ông Hồ Thơm nào cả, mà chỉ là chiêu để làm cho người Việt chúng ta tin các ông ấy chính là người Việt ? Một chút nghi vấn./.

Cái fun fact của bạn chất quá chừng luôn ha,cuối cùng thì anh Thủy cũng thắng được anh Sơn 1 lần ấy nhỉ.

Về cái vấn đề vua Quang Trung lên ngôi theo mình thì do tình huống đặc thù, Nguyễn Huệ tiến quân gấp rút ra Bắc dẹp 29 vạn quân Thanh, ông làm lễ lên ngôi theo kiểu nhanh, gọn,lẹ để tập trung đánh giặc và cách đánh thần tốc mà tạo bất ngờ, làm giặc không kịp trở tay.

Còn cái vụ vùng miền thì do nhiều yếu tố lắm bạn ơi như khởi thủy là do nhiều vương quốc trước đó như phía nam từ cái nôi là Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp, tiếp theo giai đoạn đàng trong - đàng ngoài rồi đến khi thực dân Pháp chia nước ta thành 3 kỳ là bắc kỳ, trung kỳ, nam kỳ rồi tiếp nữa là thời kỳ chia cắt thể chế chính trị Việt Nam cộng hòa và cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tựu chúng nhiều nhân tố hình thành.

Một cách nhìn mới về nhà Tây Sơn❤️
Kỳ này anh Thủy lật kèo anh Sơn :))

Cái fun fact ấn tượng quá anh

Hay quá anh ơi!

Lễ nghi cúng bái tập tục Đàng trong ăn tết theo văn hóa Đông á,đâu ra văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh z thằng ngu