Nhà Tần Trung Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Các nhà sử học thường coi thời kỳ từ khi bắt đầu nhà Tần tới khi kết thúc nhà Thanh là giai đoạn Đế quốc Trung Quốc. Dù thời gian thống nhất dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng Đế chỉ kéo dài mười hai năm, ông đã chinh phục được những vùng đất rộng lớn để tạo nên cơ sở cho nhà Hán sau này và thống nhất chúng dưới một chính phủ Pháp gia tập trung trung ương chặt chẽ, với thủ đô tại Hàm Dương (咸陽) (Tây An hiện nay). Học thuyết của Pháp gia đã khiến Tần đặt trọng tâm trên sự tôn trọng triệt để một hệ thống pháp luật và quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Triết học này, trong khi rất hữu dụng để mở rộng đế chế bằng quân sự, thì lại cho thấy không thể hoạt động tốt ở thời bình. Nhà Tần dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên chống đối, thậm chí gồm cả việc Đốt sách chôn nho. Điều này khiến cho nhà Hán kế tục sau này phải đưa thêm vào hệ thống chính phủ đó những trường phái cai trị có tính ôn hòa hơn. Nhà Tần đã khởi đầu công trình Vạn lý trường thành, sau này được sửa chữa và xây dựng thêm ở thời nhà Minh. Các đóng góp quan trọng khác của nhà Tần gồm thống nhất và tiêu chuẩn hóa pháp luật, chữ viết, tiền tệ, đo lường Trung Quốc sau giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc đầy biến loạn. Thậm chí cả chiều dài trục xe cũng được quy định thống nhất ở thời kỳ này để đảm bảo hệ thống thương mại có thể hoạt động trên khắp đế chế. Các luật lệ của đế chế rất chặt chẽ và ác nghiệt, đặc biệt đối với người trong triều đình. Hình phạt cho tham nhũng dành cho mọi thành viên triều đình là tử hình. Các pháp gia cũng tin rằng việc tập trung hoá về tư tưởng, sợ rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc phá vỡ hay nổi loạn. Vì thế mọi trường phái triết học khác bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đặc biệt là Khổng giáo, và sách vở của họ bị đốt, giáo viên bị hành quyết. Nhà Tần cũng mạnh tay đối với thương mại. Coi đó là một kiểu tiêm nhiễm hay sự ăn bám, nhà Tần cấm ngặt buôn bán và chủ nghĩa trọng thương, đánh thuế nặng đối với thương nhân, và hành quyết các thương nhân vì những lỗi nhỏ nhất. Việc huy động đông đảo dân chúng xây dựng các công trình công cộng cũng như cung điện, sự phân biệt đối xử giữa người Tần và dân sáu nước cũ gây cho họ sự phẫn nộ lớn. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng chết, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi trong đế chế và quân đội Tần không thể dẹp yên. Cuối cùng, hai lực lượng mạnh nhất do Hạng Vũ và Lưu Bang lãnh đạo lật đổ nhà Tần. Vua Tần cuối cùng là Tử Anh đầu hàng đánh dấu sự kết thúc của đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Trả lời
Các nhà sử học thường coi thời kỳ từ khi bắt đầu nhà Tần tới khi kết thúc nhà Thanh là giai đoạn Đế quốc Trung Quốc. Dù thời gian thống nhất dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng Đế chỉ kéo dài mười hai năm, ông đã chinh phục được những vùng đất rộng lớn để tạo nên cơ sở cho nhà Hán sau này và thống nhất chúng dưới một chính phủ Pháp gia tập trung trung ương chặt chẽ, với thủ đô tại Hàm Dương (咸陽) (Tây An hiện nay). Học thuyết của Pháp gia đã khiến Tần đặt trọng tâm trên sự tôn trọng triệt để một hệ thống pháp luật và quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Triết học này, trong khi rất hữu dụng để mở rộng đế chế bằng quân sự, thì lại cho thấy không thể hoạt động tốt ở thời bình. Nhà Tần dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên chống đối, thậm chí gồm cả việc Đốt sách chôn nho. Điều này khiến cho nhà Hán kế tục sau này phải đưa thêm vào hệ thống chính phủ đó những trường phái cai trị có tính ôn hòa hơn. Nhà Tần đã khởi đầu công trình Vạn lý trường thành, sau này được sửa chữa và xây dựng thêm ở thời nhà Minh. Các đóng góp quan trọng khác của nhà Tần gồm thống nhất và tiêu chuẩn hóa pháp luật, chữ viết, tiền tệ, đo lường Trung Quốc sau giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc đầy biến loạn. Thậm chí cả chiều dài trục xe cũng được quy định thống nhất ở thời kỳ này để đảm bảo hệ thống thương mại có thể hoạt động trên khắp đế chế. Các luật lệ của đế chế rất chặt chẽ và ác nghiệt, đặc biệt đối với người trong triều đình. Hình phạt cho tham nhũng dành cho mọi thành viên triều đình là tử hình. Các pháp gia cũng tin rằng việc tập trung hoá về tư tưởng, sợ rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc phá vỡ hay nổi loạn. Vì thế mọi trường phái triết học khác bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đặc biệt là Khổng giáo, và sách vở của họ bị đốt, giáo viên bị hành quyết. Nhà Tần cũng mạnh tay đối với thương mại. Coi đó là một kiểu tiêm nhiễm hay sự ăn bám, nhà Tần cấm ngặt buôn bán và chủ nghĩa trọng thương, đánh thuế nặng đối với thương nhân, và hành quyết các thương nhân vì những lỗi nhỏ nhất. Việc huy động đông đảo dân chúng xây dựng các công trình công cộng cũng như cung điện, sự phân biệt đối xử giữa người Tần và dân sáu nước cũ gây cho họ sự phẫn nộ lớn. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng chết, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi trong đế chế và quân đội Tần không thể dẹp yên. Cuối cùng, hai lực lượng mạnh nhất do Hạng Vũ và Lưu Bang lãnh đạo lật đổ nhà Tần. Vua Tần cuối cùng là Tử Anh đầu hàng đánh dấu sự kết thúc của đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.