Nguyễn Thị Định-Vị nữ tướng huyền thoại của Việt Nam
Tôi vẫn nhớ như in buổi chiều hôm ấy, lần thứ 2 tôi cùng anh họ về Bến Tre thăm người thân. Đi qua bao nhiêu con đường, con phố…Bất chợt Anh hỏi tôi:
- Em định vị cho anh đây là đường nào rồi?
- Dạ Nguyễn Thị Định anh.
- Vậy Anh hỏi em, chứ em biết Nguyễn Thị Định là ai không?
- Hơi ngậm ngùi nhưng tôi vẫn trả lời là “ Không Anh ạ”
- Là nữ tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam đó em. Vì tôi không biết nên anh thao thao bất tuyệt về cuộc đời Bà Định cho tôi nghe.
Và quãng đường về xứ dừa, lần đầu tiên tôi cảm thấy thật sự ngưỡng mộ cũng như hiểu thêm về một người con gái tuyệt vời mà Việt Nam nói chung, bà con tỉnh Bến Tre nói riêng rất đỗi tự hào.
Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, hay còn được mọi người biết đến với các tên thân thương bà “ Ba Định”. Ngày 15.3.1920, có lẽ cũng sẽ là ngày bình thường ở làng quê mộc mạc bên bến sông Lương Hòa, huyện Giồng Trôm. Nhưng không, đó là một ngày định mệnh, ngày mà người con gái huyền thoại ấy cất tiếng khóc chào đời nơi xứ dừa Bến Tre.
Và cũng kể từ đó, cuộc đời bà gắn liền với lòng yêu nước, cách mạng và với chiến trường khốc liệt.
Năm 1936, được anh trai giác ngộ, 16 tuổi, bà tham gia cách mạng. Sau 2 năm, 18 tuổi bà đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong khoảng thời gian ấy, bà cũng có mái ấm gia đình. Nhưng chẳng may mắn như mọi người, chồng bà bị Pháp đày Côn Đảo, hi sinh tại đó. Gạt nỗi đau thương mất chồng, gửi con thơ mẹ già chăm lo, bà thoát ly tham gia vào hoạt động cách mạng. Mặc dù tuổi còn ít, nhưng với ý chí kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt và lại nhiều mưu trí. Năm 1946 bà được tỉnh ủy phân công làm “ thuyền trưởng” chuyến tàu đầu tiên chở đầy vũ khí về đến nơi an toàn. Cũng kể từ đó bà “ Ba Định” gắn liền với huyền thoại “ Đường Hồ Chí Mình trên biển”.
Cuối năm 1959, Mỹ-Diệm cho xây khu trù mật ở Bến Tre và cho thực hiện luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam để khủng bố phong trào cách mạng. Nguyễn Thị Định là người khởi xướng và lãnh đạo chủ chốt phong trào Đồng Khởi ở Mỏ Cày, Bến Tre, mở đầu phong trào Đồng Khởi trong toàn tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Từ phong trào Đồng Khởi xuất hiện cái tên “đội quân tóc dài”, họ tổ chức thành đội ngũ, tiến hành cuộc đấu tranh trực diện với địch, đòi chấm dứt càn quét, bắn giết, bom pháo, đòi bồi thường nhân mạng…Cuộc đấu tranh chính trị thắng lợi rực rỡ, Mỹ-Diệm phải gờm trước sức mạnh lợi hại của đội quân mà chúng gọi là “đội quân đầu dài”.
Sinh thời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từng nói:
“Một người phụ nữ đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre thì người đó rất xứng đáng được làm tướng và ở trong Bộ Tư lệnh đánh Mỹ”.
Đến năm 1965, bà được phong quân hàm Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam, và được giao giữ chức Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam đến năm 1975.
Bà đã khẳng định tài năng của mình trong vai trò là một nữ tướng. Những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt ấy, rừng miền Đông vẫn thấy nữ tướng không mặc quân phục, không đeo quân hàm, một nữ tướng giản dị khi ra trận nhưng tài chỉ huy, lòng trách nhiệm, sự dũng cảm, sự thấu đáo của bà đã góp phần xoay chuyển tình hình từ bị động chuyển sang phòng ngự và chủ động tấn công.
Chân dung thiếu tướng Nguyễn Thị Định còn được khắc ghi trong những hình ảnh của người chỉ huy chiến trường, đồng cam cộng khổ với chiến sĩ, thương yêu chiến sĩ như con, giữa các trận đánh thường ngồi vá áo cho chiến sĩ.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định rằng:
“Có lẽ bà là người Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới, từ những người dân thường cho đến các nguyên thủ quốc gia nổi tiếng và thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau”. Bà - “một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng” đại diện cho “một Việt Nam đang chiến đấu khốc liệt”, “sự kiên định không gì lay chuyển nổi lại được thể hiện chính bằng một vẻ thong dong đầy tự tin”. Bà đem bạn bè về cho dân tộc. Và đấy là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi kỳ lạ của Việt Nam trong thế kỷ qua”.
Từ sau ngày đất nước thống nhất, bà giữ nhiều chức vụ trọng trách mới cùng Đảng và Nhà nước ra lãnh đạo thành công việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.
Ngày 26.8.1992, bà vĩnh viễn ra đi sau một cơn bệnh tim đột ngột. Trước lúc mất, bà còn đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Bà đã sống một cuộc đời trọn vẹn với non sông đất nước.
Nhà sử học lão thành Trần Văn Giàu trong lời đề tựa tập sách Nhớ Bà Ba Định đã viết: “Chị Ba Định ạ! Ngày xưa, người dân làng quê bảo nhau rằng những người như chị là sống làm tướng, chết thành thần”. Có lẽ, không một sự ngợi ca nào đẹp và chân tình hơn thế.
Bà đã trải qua một đời phụ nữ mất chồng, còn một đứa con duy nhất cũng mất nốt từ khi tuổi còn thơ, xa mẹ. Nhưng bà đã vượt lên nỗi cô đơn, luôn sống với đồng đội với nhân dân, dành hết mọi nỗi ưu tư lo toan cho hạnh phúc mọi người, nhất là những người bất hạnh.
Và nhìn lại chính ta, xung quanh chúng ta, liệu ai trong số chúng ta có thể sống một cuộc đời vô vàn thăng trầm bất khuất và giàu tình bao la như Cô Ba Định. Hình ảnh của cô tới tận bây giờ và mãi sau, cũng sẽ là một huyền thoại, người người con gái mà nhắc lại, chúng ta lại có thể gạt bỏ những nỗi đau hiện tại, bước tiếp trên con đường hướng tới những điều tốt đẹp mà chỉ cần buông đi chúng ta cũng sẽ chẳng có gì.
Tại quê hương bà, một đền thờ đã được nhân dân xây dựng lên, khánh thành vào ngày 20-12-2003, để nhân dân các nơi đến viếng và thắp hương tưởng niệm.
Ngày 8-4-2007, một tượng đồng chân dung nữ tường cao 1,75m. nặng hơn 1 tấn, trong trang phục áo bà ba, khăn rẳn quấn cổm, như lúc bà con sống.
Và lại nữa, ở Hà Tây, làng Hát Môn, huyện Phúc Thọ ( nay thuộc Hà Nội) nhân dân xã nhớ ngày và đến thăm hồi năm 1991 đã lập bát hương thờ bà tại đền thờ Hai Bà Trưng để” những người anh hùng lại gặp anh hùng”.
Với 72 tuổi đời, 56 năm hoạt động cách mạng trung kiên, mẫu mực, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ với đức tính khiêm tốn, vị tha , nhân hậu, giản dị, dịu hiền và luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, bà Ba Định đã là người phụ nữ tiêu biểu nhất, xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu đã tặng cho phụ nữ Việt Nam” Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Cô Định ơi, với mọi người, với toàn dân tộc Việt Nam, cô vẫn đấy, vẫn là nữ tướng tài ba, vẫn là ng con gái mà ai ai cũng phải tự hào!
Bài viết có tham khảo nguồn sử liệu từ TTXVN và TS. Phạm Thị Xuân Châu_Tuần báo văn nghệ HCM số 421.
thiên nam nữ kiệt
,phụ nữ việt nam
,lịch sử
Nuyễn thị định là một người yêu nước, hi sinh vì nước, với ý chí kiên cường,lòng yêu nước mãnh liệt,sự dũng cảm,cx với trí thông minh ,nguyễn thị định đã đánh đổ mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù❤
Với cuộc sống ngày nay, chúng ta cần phải noi gương những người anh hùng đi trước.❤và nguyễn thị định là 1 trong số anh hùng chúng ta cần phải noi theo, hk hỏi nhiều❤
Park Ngân Hà
Nuyễn thị định là một người yêu nước, hi sinh vì nước, với ý chí kiên cường,lòng yêu nước mãnh liệt,sự dũng cảm,cx với trí thông minh ,nguyễn thị định đã đánh đổ mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù❤
Với cuộc sống ngày nay, chúng ta cần phải noi gương những người anh hùng đi trước.❤và nguyễn thị định là 1 trong số anh hùng chúng ta cần phải noi theo, hk hỏi nhiều❤
Adoi Vuong
Bà Nguyễn Thị Định là người phụ nữ tài ba của Việt Nam
Tèo Em
Nếu là người việt nam thì hãy noi gương của cô định
Dương Tô
Thật là một người phụ nữ tuyệt vời của dân tộc❤
Thái Vương
Việt Nam thời nào cũng thế nhỉ, có những người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà, nếu ai cũng như cô Định thì chắc chắn đàn ông càng thêm lép vế thôi. Haha
Hoàng Dương
quả là 1 người phụ nữ tuyệt vời. Người phụ nữ anh hùng đáng để đời sau noi theo
Vuong Nguyen
Cô Định là một nữ tướng tài ba và kiệt xuất đại diện cho tầng lớp phụ nữ hiện nay
Nguyễn Tân
Cô Định ơi, với mọi người, với toàn dân tộc Việt Nam, cô vẫn đấy, vẫn là nữ tướng tài ba, vẫn là ng con gái mà ai ai cũng phải tự hào!
Đẹp Trai Nhất Nhà
Người phụ nữ trung hậu đảm đang bất khuất
Huy Hiếu
Người phụ nữ anh hùng của việt nam