Nguyên tắc suy đoán vô tội thể hiện trong Báo chí như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Báo chí có ảnh hưởng mật thiết đối với Nguyên tắc suy đoán vô tội. Là cơ quan truyền thông đại chúng, cập nhật thông tin, định hướng dư luận cũng như tìm hiểu, điều tra và thể hiện đúng đắn vấn đề, Báo chí luôn cần sử dụng Nguyên tắc này trong quá trình tác nghiệp, viết bài. Nhất là khi nhân vật của các tác phẩm lại là những nghi phạm, tội phạm, đồng phạm hay người bị hại thì càng cần sự nhạy cảm ấy trong vấn đề áp dụng Nguyên tắc suy đoán vô tội này. Phải thể hiện như thế nào mới phù hợp với Nguyên tắc? Như thế nào mới đúng với Hiến pháp, pháp luật? mà vấn thấy được định hướng rõ ràng từ bài báo. Báo chí Việt Nam hiện nay thể hiện khá tốt nguyên tắc suy đán vô tội trong những tác phẩm của mình. Nhiều bài viết ở những vấn đề nhạy cảm liên quan đến pháp lí, pháp luật được các nhà báo xử lí thông minh dựa trên nội dung quy định từ Hiến Pháp: vừa đúng pháp luật, vừa thể hiện được quan điểm , định hướng dư luận. Tuy nhiên, việc một số tờ báo và nhà báo thời gian qua không tuân thủ nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong hoạt động nghề nghiệp không những ảnh hưởng đến uy tín của giới báo chí mà còn vi phạm quyền con người, làm nhiễu loạn thông tin và gây khó khăn cho các cơ quan chức năng tìm ra sự thật. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình: Thứ nhất, đưa tin không trung thực, chính xác, khách quan, quy kết tội danh, luận tội... khi chưa có bản án kết tội của Tòa án. Những người làm báo luôn biết rằng: Chính xác, khách quan, trung thực là những nguyên tắc hàng đầu của báo chí. Thế nhưng, để phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin hàng giờ, hàng phút của công chúng, nhiều tờ báo vào cuộc đua thông tin mới nhất, nóng nhất. Thậm chí, một số nhà báo không trực tiếp đến hiện trường lấy thông tin mà chỉ cóp nhặt trên mạng xã hội, tổng hợp từ những lời đồn đoán và đưa tin, từ đó dẫn đến thông tin không chính xác, trung thực, thậm chí mâu thuẫn trong chính các bài viết của mình. Ví dụ 1: Trong loạt bài về vụ cháu Vũ V .A 33 ngày tuổi ở xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội bị sát hại, cùng một chi tiết của vụ án nhưng các báo mạng điện tử đưa tin lại khác nhau. Trong bài “Cận cảnh dòng chữ cạnh thi thể bé trai 35 ngày tuổi” của tác giả Nguyên Vũ đăng ngày 13-6-2017 trên Báo Pháp luật Việt Nam điện tử viết: “Theo thông tin ban đầu, cha mẹ cháu bé sáng sớm tỉnh dậy không thấy con đâu liền vội vàng đi tìm. Khi phát hiện ra cháu bé thì cả nhà hốt hoảng cháu đã tử vong trong chậu nước tắm…”. Nhưng trong bài “Người mẹ sát hại con trai 33 ngày tuổi khai gì trước công an?” đăng ngày 14-6-2017 thì cũng chính tác giả Nguyên Vũ “dựng” lại chi tiết câu chuyện: “Chị Trinh bị đau đầu, tỉnh dậy và bế cháu V .A từ phòng ngủ ra gần cầu thang lối lên tầng 2 của gia đình, thấy có chậu nước hàng ngày tắm cho cháu V .A đầy nước, Trinh liền thả cháu vào chậu trong tư thế sấp mặt xuống đáy chậu rồi đi xuống nhà vệ sinh tầng 1, sau đó lên phòng ngủ ở tầng 2. Lên cầu thang tầng 2, thấy cục than hoa, Trinh liền viết dòng chữ “Tao sẽ giết cháu mày Lăng” rồi lên giường đi ngủ cho đến khi ông Lăng - bố chồng Trinh gọi hai vợ chồng dậy khi phát hiện sự việc”. Như vậy, cùng một thông tin về người phát hiện thi thể cháu Vũ V .A nhưng tác giả Nguyên Vũ lại đưa ra những thông tin hoàn toàn khác nhau trong 2 bài viết của mình. Một bài, tác giả cho rằng người phát hiện ra thi thể cháu Vũ V .A là cha mẹ của cháu bé, còn một bài tác giả lại cho rằng người phát hiện thi thể của cháu Vũ V .A là ông nội của cháu. Điều này làm cho công chúng đặt dấu hỏi: Vậy đâu là thông tin chính xác cho chi tiết này của vụ án? Nhà báo có mặt ở hiện trường không, hay chỉ thu nhặt thông tin qua dư luận? Qua khảo sát, dù thông tin thiếu chính xác về các vụ án trên báo chí chiếm tỷ lệ không cao so với những biểu hiện vi phạm khác nhưng những ảnh hưởng tiêu cực của nó thì không nhỏ. Khi báo chí phản ánh thông tin không trung thực, sai sự thật sẽ làm xói mòn những giá trị cơ bản của báo chí, mất niềm tin của công chúng, thậm chí họ sẽ “tẩy chay” báo chí và tìm đến những kênh thông tin khác. Không chỉ đưa tin sai sự thật, thiếu chính xác, mà nhiều tờ báo còn tự ý suy diễn, kết tội và áp đặt bản án cho nghi phạm khi chưa có kết luận của Tòa án. Đọc những bài đưa tin về các vụ án (đặc biệt là những vụ án giết người) trên báo chí, công chúng không khó bắt gặp những cụm từ như “hung thủ”, “hung thủ giết nguời”, “sát thủ”, “kẻ giết nguời”, “kẻ thủ ác”… mà tác giả bài báo dùng chỉ nghi phạm, bị can, bị cáo của vụ án. Ví dụ2: Bài: “Hung thủ sát hại tân sinh viên sa lưới” đăng trên VnExpress ngày 29-8-2016. Mặc dù nghi phạm Chu Văn Trường mới bị cơ quan Công an tạm giữ để điều tra vụ án giết người, thế nhưng tác giả bài báo đã “kết án” nghi phạm thay Tòa án khi gọi nghi phạm là “hung thủ”. Hoặc bài: “Bắt nữ hung thủ giết nữ Phó Chủ nhiệm HTX ở Bắc Ninh” đăng trên báo An Ninh thủ đô ngày 22-9-2017, bên cạnh tít bài, trong nội dung tác giả vô tư viết: “Đã bắt giữ được hung thủ gây án vào ngày 12-9 khiến nữ Phó Chủ nhiệm HTX ở thị trấn Lim, Tiên Du tử vong. Đây là vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Hung thủ gây án là nữ”. (!) Khi đưa tin, thay vì chờ Tòa án xét xử, luận tội và kết án, thì một số nhà báo đã “hồn nhiên” suy diễn, kết tội, áp đặt bản án cho nghi phạm và đưa ra những kết luận chắc như “đinh đóng cột”. Thứ hai, sử dụng ngôn từ, hình ảnh miệt thị đối với người bị quy kết có tội và gia đình của họ. Phổ biến nhất của biểu hiện này là hình thức gọi nghi phạm trong vụ án với những từ miệt thị như là “y”, “thị”, “hắn”, “kẻ”, “gã”, “bọn chúng”, “nữ quái”, “yêu râu xanh”, “tên giết người”, “kẻ thủ ác”, “gã đồ tể”, “kẻ lừa đảo”... dù chưa biết chính xác họ có tội hay không. Việc báo chí dùng những lời lẽ, ngôn ngữ miệt thị đối với nghi phạm vừa tạo ra ác cảm với những nghi phạm, vừa gây bất lợi cho nghi phạm trong quá trình các cơ quan chức năng đi tìm sự thật của vụ án. Ví dụ 3: Bài “Thiếu nữ xinh như thiên thần mất mạng vì gặp phải bác sĩ nặng tình” đăng ngày 19-6-2017 trên Báo Pháp luật Việt Nam điện tử cũng là một ví dụ điển hình cho biểu hiện vi phạm nguyên tắc “suy đoán vô tội” về việc dùng những lời lẽ, ngôn từ miệt thị nghi phạm. Trong bài viết, tác giả Duy Cường đã sử dụng những cụm từ như “sát thủ giết người”, “kẻ lừa đảo”, “kẻ nặng tình”, “kẻ lừa đảo trên mạng”… để chỉ nghi phạm. “Hung thủ trong vụ án dưới đây có thể cùng lúc đảm nhận nhiều vai khác nhau, từ nhà thơ, lương y, kẻ nặng tình đa sầu đa cảm, người chồng đào hoa rồi trở thành kẻ lừa đảo trên mạng, sát thủ giết người tàn bạo… Vậy tại sao anh ta lại có thể có những vai diễn phức tạp như vậy?”. Việc sử dụng hình ảnh nghi can, nghi phạm, hình ảnh và thông tin người thân của họ trên nhiều tờ báo cũng rất tùy tiện. Một số tờ báo đăng ảnh của người đang bị cơ quan công an tạm giam để điều tra, dù chưa có kết luận đúng sai; hoặc đăng ảnh của người bị hại, những người thân của các nghi can, nghi phạm mà không làm mờ khuôn mặt của họ. Điều này có thể dẫn tới những suy diễn, đồn đoán thậm chí hạ thấp danh dự, uy tín của một cá nhân, hay nhiều người. Thứ ba, “đào bới” thông tin trong quá khứ của nghi phạm, “moi móc” thông tin về người thân theo hướng bất lợi cho nghi phạm. Giữ gìn và bảo vệ nhân phẩm con người là một trong những nhiệm vụ của những người làm báo. Nhưng hiện nay, tình trạng “bới móc” đời tư làm xúc phạm nhân phẩm, bôi nhọ danh dự các cá nhân (đặc biệt là các bị can, bị cáo, nghi can, nghi phạm và những người thân của họ) trên báo chí đang ngày càng phổ biến. Ví dụ 4: Vụ án mạng ở Bình Phước giết 6 người trong một gia đình. Ngoài thông tin về các nghi phạm Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến, các nhà báo chuyển sang đưa tin về người thân của họ. Gia đình của nghi phạm Nguyễn Hải Dương ở tận huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) cũng bị các nhà báo “săn tìm”, bố mẹ của nghi phạm Vũ Văn Tiến cũng đã xuất hiện liên tục trên các tờ báo. Trong một clip “Phỏng vấn mẹ và cha hung thủ vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước”của báo Thanh Niên đăng ngày 127-2015, phóng viên gặp cha, mẹ của nghi phạm Vũ Văn Tiến và đặt những câu như công an đang lấy cung nghi phạm. Trong đó, có những câu hỏi mà phóng viên dành cho mẹ của nghi phạm Vũ Văn Tiến, một bà mẹ đang quá đau đớn và đang phải chịu áp lực của dư luận là quá tàn nhẫn. Ví dụ như: “Khi hay tin con mình dính líu vào đó, với tâm trạng của một người mẹ, lúc đó tâm trạng của cô như thế nào?” Nói thương con thì bị quy chụp là dung túng cho đứa con “sát nhân”, còn lên án con thì làm sao nói được khi đó là “núm ruột” của mình và biết nói sao cho vừa lòng dư luận. Tại sao nhà báo lại cứ “cầm dao” khoét vào trái tim đang chảy máu của những ông bố, bà mẹ các nghi phạm?!. ❖ Còn nhân vật Bé Na mới tròn 18 tháng tuổi (người thân của các nạn nhân trong vụ thảm sát ở Bắc Giang) cũng bị báo chí “dằng xé” xem là con của ai... Và mới đây, khi Tòa án có quyết định ngày 17-11-2017 sẽ tử hình tử tù Nguyễn Hải Dương, người chủ mưu trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015 thì một lần nữa báo chí lại vào cuộc “đào bới” nỗi đau của người thân. Đặc biệt, các nhà báo đã đến gặp và phỏng vấn người nhà của 2 phạm nhân Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến. Ví dụ như bài “Mẹ của tử tù Vũ Văn Tiến: “Tôi sợ đến ngày con tôi cũng bị tiêm thuốc độc như Dương” (đăng trên báo Gia đình.net.vn - Báo điện tử Gia đình và Xã hội); bài “Mẹ Vũ Văn Tiến rơi nước mắt trong ngày Nguyễn Hải Dương bị tử hình: Chắc con tôi cũng sắp đến ngày tận cùng rồi!” đăng trên Kênh 14.vn. Các nhà báo lại một lần nữa làm trái tim của những người thân của phạm nhân “rỉ máu”!. Thứ tư, tưởng tượng diễn biến câu chuyện, vụ án và miêu tả chi tiết tình tiết với những ngôn ngữ, hình ảnh rùng rợn... Thời gian qua, nhiều tờ báo đưa tin quá đậm, tới mức dày đặc về các vụ án giết người. Nhiều bài báo còn mô tả chi tiết, rùng rợn, kết hợp với một số kết luận có tính suy diễn, quy chụp làm méo mó bản chất sự việc; gây hoang mang trong xã hội, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình đi tìm sự thật của vụ án. Ví dụ 5: Bài “Chặt xác chồng thành nhiều phần để phi tang” đăng trên trên báo VnExpress ngày 27-11-2004 đã miêu tả những chi tiết khá rùng rợn: “Sau khi giết chết chồng, người vợ chặt xác chết ra làm 6 khúc bỏ vào trong 3 bao tải, phi tang ở 3 nơi khác nhau”, hay “Biết chồng đã chết, sợ bị phát hiện, Thủy đã nghĩ ra cách chặt xác anh Lý ra nhiều phần để dễ phi tang. Phần đầu Thủy để riêng, thân người được chia làm hai phần, tất cả đều được đựng trong những túi nylon màu đen.” Hay bài “Nam sinh chặt xác người tình đồng tính: 'Tôi bị loạn thần'” đăng trên báo VnExpress ngày 07-10-2016, tác giả cũng miêu chi tiết việc “mua cưa về phân xác nạn nhân thành nhiều phần”. Không những miêu tả vụ án, một số tờ báo còn dựng lại diễn biến sự việc bằng clip, đồ họa như vụ án giết Bí thư tỉnh ủy Yên Bái, vụ án giết 6 nguời trong một gia đình ở tỉnh Bình Phước… Trên thực tế, khi vụ án xảy ra, nhà báo không chứng kiến, thế nhưng với những thông tin thu thập được, nhà báo đã tự suy diễn và miêu tả chi tiết, rùng rợn cứ như là “mắt thấy, tai nghe”. Khi thông tin về các vụ án giết người nghiêm trọng, nhiều nhà báo có khuynh hướng miêu tả những hành động gây án một cách chi tiết cùng những ngôn ngữ, hình ảnh rùng rợn với mục đích gây tò mò, thỏa mãn hiếu kỳ của một bộ phận công chúng. Tuy nhiên, với cách viết này, các tác giả vô tình không chỉ làm cho báo chí mất đi giá trị nhân văn mà còn làm cho xã hội hoang mang, người dân mất niềm tin vào xã hội hiện tại.
Trả lời
Báo chí có ảnh hưởng mật thiết đối với Nguyên tắc suy đoán vô tội. Là cơ quan truyền thông đại chúng, cập nhật thông tin, định hướng dư luận cũng như tìm hiểu, điều tra và thể hiện đúng đắn vấn đề, Báo chí luôn cần sử dụng Nguyên tắc này trong quá trình tác nghiệp, viết bài. Nhất là khi nhân vật của các tác phẩm lại là những nghi phạm, tội phạm, đồng phạm hay người bị hại thì càng cần sự nhạy cảm ấy trong vấn đề áp dụng Nguyên tắc suy đoán vô tội này. Phải thể hiện như thế nào mới phù hợp với Nguyên tắc? Như thế nào mới đúng với Hiến pháp, pháp luật? mà vấn thấy được định hướng rõ ràng từ bài báo. Báo chí Việt Nam hiện nay thể hiện khá tốt nguyên tắc suy đán vô tội trong những tác phẩm của mình. Nhiều bài viết ở những vấn đề nhạy cảm liên quan đến pháp lí, pháp luật được các nhà báo xử lí thông minh dựa trên nội dung quy định từ Hiến Pháp: vừa đúng pháp luật, vừa thể hiện được quan điểm , định hướng dư luận. Tuy nhiên, việc một số tờ báo và nhà báo thời gian qua không tuân thủ nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong hoạt động nghề nghiệp không những ảnh hưởng đến uy tín của giới báo chí mà còn vi phạm quyền con người, làm nhiễu loạn thông tin và gây khó khăn cho các cơ quan chức năng tìm ra sự thật. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình: Thứ nhất, đưa tin không trung thực, chính xác, khách quan, quy kết tội danh, luận tội... khi chưa có bản án kết tội của Tòa án. Những người làm báo luôn biết rằng: Chính xác, khách quan, trung thực là những nguyên tắc hàng đầu của báo chí. Thế nhưng, để phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin hàng giờ, hàng phút của công chúng, nhiều tờ báo vào cuộc đua thông tin mới nhất, nóng nhất. Thậm chí, một số nhà báo không trực tiếp đến hiện trường lấy thông tin mà chỉ cóp nhặt trên mạng xã hội, tổng hợp từ những lời đồn đoán và đưa tin, từ đó dẫn đến thông tin không chính xác, trung thực, thậm chí mâu thuẫn trong chính các bài viết của mình. Ví dụ 1: Trong loạt bài về vụ cháu Vũ V .A 33 ngày tuổi ở xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội bị sát hại, cùng một chi tiết của vụ án nhưng các báo mạng điện tử đưa tin lại khác nhau. Trong bài “Cận cảnh dòng chữ cạnh thi thể bé trai 35 ngày tuổi” của tác giả Nguyên Vũ đăng ngày 13-6-2017 trên Báo Pháp luật Việt Nam điện tử viết: “Theo thông tin ban đầu, cha mẹ cháu bé sáng sớm tỉnh dậy không thấy con đâu liền vội vàng đi tìm. Khi phát hiện ra cháu bé thì cả nhà hốt hoảng cháu đã tử vong trong chậu nước tắm…”. Nhưng trong bài “Người mẹ sát hại con trai 33 ngày tuổi khai gì trước công an?” đăng ngày 14-6-2017 thì cũng chính tác giả Nguyên Vũ “dựng” lại chi tiết câu chuyện: “Chị Trinh bị đau đầu, tỉnh dậy và bế cháu V .A từ phòng ngủ ra gần cầu thang lối lên tầng 2 của gia đình, thấy có chậu nước hàng ngày tắm cho cháu V .A đầy nước, Trinh liền thả cháu vào chậu trong tư thế sấp mặt xuống đáy chậu rồi đi xuống nhà vệ sinh tầng 1, sau đó lên phòng ngủ ở tầng 2. Lên cầu thang tầng 2, thấy cục than hoa, Trinh liền viết dòng chữ “Tao sẽ giết cháu mày Lăng” rồi lên giường đi ngủ cho đến khi ông Lăng - bố chồng Trinh gọi hai vợ chồng dậy khi phát hiện sự việc”. Như vậy, cùng một thông tin về người phát hiện thi thể cháu Vũ V .A nhưng tác giả Nguyên Vũ lại đưa ra những thông tin hoàn toàn khác nhau trong 2 bài viết của mình. Một bài, tác giả cho rằng người phát hiện ra thi thể cháu Vũ V .A là cha mẹ của cháu bé, còn một bài tác giả lại cho rằng người phát hiện thi thể của cháu Vũ V .A là ông nội của cháu. Điều này làm cho công chúng đặt dấu hỏi: Vậy đâu là thông tin chính xác cho chi tiết này của vụ án? Nhà báo có mặt ở hiện trường không, hay chỉ thu nhặt thông tin qua dư luận? Qua khảo sát, dù thông tin thiếu chính xác về các vụ án trên báo chí chiếm tỷ lệ không cao so với những biểu hiện vi phạm khác nhưng những ảnh hưởng tiêu cực của nó thì không nhỏ. Khi báo chí phản ánh thông tin không trung thực, sai sự thật sẽ làm xói mòn những giá trị cơ bản của báo chí, mất niềm tin của công chúng, thậm chí họ sẽ “tẩy chay” báo chí và tìm đến những kênh thông tin khác. Không chỉ đưa tin sai sự thật, thiếu chính xác, mà nhiều tờ báo còn tự ý suy diễn, kết tội và áp đặt bản án cho nghi phạm khi chưa có kết luận của Tòa án. Đọc những bài đưa tin về các vụ án (đặc biệt là những vụ án giết người) trên báo chí, công chúng không khó bắt gặp những cụm từ như “hung thủ”, “hung thủ giết nguời”, “sát thủ”, “kẻ giết nguời”, “kẻ thủ ác”… mà tác giả bài báo dùng chỉ nghi phạm, bị can, bị cáo của vụ án. Ví dụ2: Bài: “Hung thủ sát hại tân sinh viên sa lưới” đăng trên VnExpress ngày 29-8-2016. Mặc dù nghi phạm Chu Văn Trường mới bị cơ quan Công an tạm giữ để điều tra vụ án giết người, thế nhưng tác giả bài báo đã “kết án” nghi phạm thay Tòa án khi gọi nghi phạm là “hung thủ”. Hoặc bài: “Bắt nữ hung thủ giết nữ Phó Chủ nhiệm HTX ở Bắc Ninh” đăng trên báo An Ninh thủ đô ngày 22-9-2017, bên cạnh tít bài, trong nội dung tác giả vô tư viết: “Đã bắt giữ được hung thủ gây án vào ngày 12-9 khiến nữ Phó Chủ nhiệm HTX ở thị trấn Lim, Tiên Du tử vong. Đây là vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Hung thủ gây án là nữ”. (!) Khi đưa tin, thay vì chờ Tòa án xét xử, luận tội và kết án, thì một số nhà báo đã “hồn nhiên” suy diễn, kết tội, áp đặt bản án cho nghi phạm và đưa ra những kết luận chắc như “đinh đóng cột”. Thứ hai, sử dụng ngôn từ, hình ảnh miệt thị đối với người bị quy kết có tội và gia đình của họ. Phổ biến nhất của biểu hiện này là hình thức gọi nghi phạm trong vụ án với những từ miệt thị như là “y”, “thị”, “hắn”, “kẻ”, “gã”, “bọn chúng”, “nữ quái”, “yêu râu xanh”, “tên giết người”, “kẻ thủ ác”, “gã đồ tể”, “kẻ lừa đảo”... dù chưa biết chính xác họ có tội hay không. Việc báo chí dùng những lời lẽ, ngôn ngữ miệt thị đối với nghi phạm vừa tạo ra ác cảm với những nghi phạm, vừa gây bất lợi cho nghi phạm trong quá trình các cơ quan chức năng đi tìm sự thật của vụ án. Ví dụ 3: Bài “Thiếu nữ xinh như thiên thần mất mạng vì gặp phải bác sĩ nặng tình” đăng ngày 19-6-2017 trên Báo Pháp luật Việt Nam điện tử cũng là một ví dụ điển hình cho biểu hiện vi phạm nguyên tắc “suy đoán vô tội” về việc dùng những lời lẽ, ngôn từ miệt thị nghi phạm. Trong bài viết, tác giả Duy Cường đã sử dụng những cụm từ như “sát thủ giết người”, “kẻ lừa đảo”, “kẻ nặng tình”, “kẻ lừa đảo trên mạng”… để chỉ nghi phạm. “Hung thủ trong vụ án dưới đây có thể cùng lúc đảm nhận nhiều vai khác nhau, từ nhà thơ, lương y, kẻ nặng tình đa sầu đa cảm, người chồng đào hoa rồi trở thành kẻ lừa đảo trên mạng, sát thủ giết người tàn bạo… Vậy tại sao anh ta lại có thể có những vai diễn phức tạp như vậy?”. Việc sử dụng hình ảnh nghi can, nghi phạm, hình ảnh và thông tin người thân của họ trên nhiều tờ báo cũng rất tùy tiện. Một số tờ báo đăng ảnh của người đang bị cơ quan công an tạm giam để điều tra, dù chưa có kết luận đúng sai; hoặc đăng ảnh của người bị hại, những người thân của các nghi can, nghi phạm mà không làm mờ khuôn mặt của họ. Điều này có thể dẫn tới những suy diễn, đồn đoán thậm chí hạ thấp danh dự, uy tín của một cá nhân, hay nhiều người. Thứ ba, “đào bới” thông tin trong quá khứ của nghi phạm, “moi móc” thông tin về người thân theo hướng bất lợi cho nghi phạm. Giữ gìn và bảo vệ nhân phẩm con người là một trong những nhiệm vụ của những người làm báo. Nhưng hiện nay, tình trạng “bới móc” đời tư làm xúc phạm nhân phẩm, bôi nhọ danh dự các cá nhân (đặc biệt là các bị can, bị cáo, nghi can, nghi phạm và những người thân của họ) trên báo chí đang ngày càng phổ biến. Ví dụ 4: Vụ án mạng ở Bình Phước giết 6 người trong một gia đình. Ngoài thông tin về các nghi phạm Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến, các nhà báo chuyển sang đưa tin về người thân của họ. Gia đình của nghi phạm Nguyễn Hải Dương ở tận huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) cũng bị các nhà báo “săn tìm”, bố mẹ của nghi phạm Vũ Văn Tiến cũng đã xuất hiện liên tục trên các tờ báo. Trong một clip “Phỏng vấn mẹ và cha hung thủ vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước”của báo Thanh Niên đăng ngày 127-2015, phóng viên gặp cha, mẹ của nghi phạm Vũ Văn Tiến và đặt những câu như công an đang lấy cung nghi phạm. Trong đó, có những câu hỏi mà phóng viên dành cho mẹ của nghi phạm Vũ Văn Tiến, một bà mẹ đang quá đau đớn và đang phải chịu áp lực của dư luận là quá tàn nhẫn. Ví dụ như: “Khi hay tin con mình dính líu vào đó, với tâm trạng của một người mẹ, lúc đó tâm trạng của cô như thế nào?” Nói thương con thì bị quy chụp là dung túng cho đứa con “sát nhân”, còn lên án con thì làm sao nói được khi đó là “núm ruột” của mình và biết nói sao cho vừa lòng dư luận. Tại sao nhà báo lại cứ “cầm dao” khoét vào trái tim đang chảy máu của những ông bố, bà mẹ các nghi phạm?!. ❖ Còn nhân vật Bé Na mới tròn 18 tháng tuổi (người thân của các nạn nhân trong vụ thảm sát ở Bắc Giang) cũng bị báo chí “dằng xé” xem là con của ai... Và mới đây, khi Tòa án có quyết định ngày 17-11-2017 sẽ tử hình tử tù Nguyễn Hải Dương, người chủ mưu trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015 thì một lần nữa báo chí lại vào cuộc “đào bới” nỗi đau của người thân. Đặc biệt, các nhà báo đã đến gặp và phỏng vấn người nhà của 2 phạm nhân Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến. Ví dụ như bài “Mẹ của tử tù Vũ Văn Tiến: “Tôi sợ đến ngày con tôi cũng bị tiêm thuốc độc như Dương” (đăng trên báo Gia đình.net.vn - Báo điện tử Gia đình và Xã hội); bài “Mẹ Vũ Văn Tiến rơi nước mắt trong ngày Nguyễn Hải Dương bị tử hình: Chắc con tôi cũng sắp đến ngày tận cùng rồi!” đăng trên Kênh 14.vn. Các nhà báo lại một lần nữa làm trái tim của những người thân của phạm nhân “rỉ máu”!. Thứ tư, tưởng tượng diễn biến câu chuyện, vụ án và miêu tả chi tiết tình tiết với những ngôn ngữ, hình ảnh rùng rợn... Thời gian qua, nhiều tờ báo đưa tin quá đậm, tới mức dày đặc về các vụ án giết người. Nhiều bài báo còn mô tả chi tiết, rùng rợn, kết hợp với một số kết luận có tính suy diễn, quy chụp làm méo mó bản chất sự việc; gây hoang mang trong xã hội, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình đi tìm sự thật của vụ án. Ví dụ 5: Bài “Chặt xác chồng thành nhiều phần để phi tang” đăng trên trên báo VnExpress ngày 27-11-2004 đã miêu tả những chi tiết khá rùng rợn: “Sau khi giết chết chồng, người vợ chặt xác chết ra làm 6 khúc bỏ vào trong 3 bao tải, phi tang ở 3 nơi khác nhau”, hay “Biết chồng đã chết, sợ bị phát hiện, Thủy đã nghĩ ra cách chặt xác anh Lý ra nhiều phần để dễ phi tang. Phần đầu Thủy để riêng, thân người được chia làm hai phần, tất cả đều được đựng trong những túi nylon màu đen.” Hay bài “Nam sinh chặt xác người tình đồng tính: 'Tôi bị loạn thần'” đăng trên báo VnExpress ngày 07-10-2016, tác giả cũng miêu chi tiết việc “mua cưa về phân xác nạn nhân thành nhiều phần”. Không những miêu tả vụ án, một số tờ báo còn dựng lại diễn biến sự việc bằng clip, đồ họa như vụ án giết Bí thư tỉnh ủy Yên Bái, vụ án giết 6 nguời trong một gia đình ở tỉnh Bình Phước… Trên thực tế, khi vụ án xảy ra, nhà báo không chứng kiến, thế nhưng với những thông tin thu thập được, nhà báo đã tự suy diễn và miêu tả chi tiết, rùng rợn cứ như là “mắt thấy, tai nghe”. Khi thông tin về các vụ án giết người nghiêm trọng, nhiều nhà báo có khuynh hướng miêu tả những hành động gây án một cách chi tiết cùng những ngôn ngữ, hình ảnh rùng rợn với mục đích gây tò mò, thỏa mãn hiếu kỳ của một bộ phận công chúng. Tuy nhiên, với cách viết này, các tác giả vô tình không chỉ làm cho báo chí mất đi giá trị nhân văn mà còn làm cho xã hội hoang mang, người dân mất niềm tin vào xã hội hiện tại.