Nguyên tắc chép sử? Ranh giới giữa làm mới lịch sử và suy diễn lịch sử?
Vừa rồi báo Nhân dân có đăng bài "Đó không phải là viết sử"này. Mình trích dẫn để mọi người thảo luận thêm.
Khi tìm hiểu lịch sử mọi người có thói quen kiểm chứng lại không hay đặt niềm tin vào một số nguồn nhất định?
Ranh giới giữa việc làm mới lịch sử theo hướng hiện đại hơn, dễ tiếp thu hơn và việc suy diễn lại lịch sử là gì?
Trích dẫn những nguyên tắc bắc buộc khi ghi chép sử của Page: Diễn đàn lịch sử Việt Nam:
5 nguyên tắc bắt buộc khi chép sử:
- “Có gì thì viết nấy – không có thì không viết”.
- “Thiếu thì viết thêm cho đủ – không viết thừa”.
- “Sai thì viết lại cho đúng – không bịa đặt”.
- “Viết sử phải khách quan, có minh chứng – không viết lung tung”.
- “Bình luận, đánh giá lịch sử phải có căn cứ xác đáng – không phán xét bừa bãi”.
lịch sử
,chép sử
,lịch sử
Mình nghĩ chép sử thì phải là chép (có gì ghi nấy) chứ ko phải viết (ảnh hưởng suy nghĩ của mình). Ví dụ: ông đó sinh năm xx nào đó nhưng ko ghi năm mất, một tài liệu khác có ghi là ông đó thọ yy tuổi, thì ng chép sử cũng phải ghi dấu hỏi vào năm mất và dẫn thêm theo sách đó sách khác ông này thọ chừng đó tuổi nên có thể suy ra năm mất khoảng năm xx+yy. Vậy mới là chép.
Và người chép sử là ng phải ko sợ chết. Vua có đem ra chém cũng viết y như sự việc xảy ra. Đó mới là chép sử thật sự.
Nguyễn Quang Vinh
Mình nghĩ chép sử thì phải là chép (có gì ghi nấy) chứ ko phải viết (ảnh hưởng suy nghĩ của mình). Ví dụ: ông đó sinh năm xx nào đó nhưng ko ghi năm mất, một tài liệu khác có ghi là ông đó thọ yy tuổi, thì ng chép sử cũng phải ghi dấu hỏi vào năm mất và dẫn thêm theo sách đó sách khác ông này thọ chừng đó tuổi nên có thể suy ra năm mất khoảng năm xx+yy. Vậy mới là chép.
Và người chép sử là ng phải ko sợ chết. Vua có đem ra chém cũng viết y như sự việc xảy ra. Đó mới là chép sử thật sự.
Tống Hồ Trà Linh
Bạn Nam Cung Minh Hồng có trả lời câu hỏi của Đoan có quan điểm rất sắc. :D Đoan tham khảo thử nha!