Nguyên nhân ra đời của truyền thông đại chúng là gì?
kiến thức chung
Truyền thông đại chúng là một hiện tượng xã hội ngày càng chi phối sâu sắc và toàn diện đến mọi tiến trình và lĩnh vực của đời sống xã hội. Do tác động và chi phối đến số đông nên truyền thông đại chúng được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau, tùy theo sự cảm nhận và góc độ tiếp cận. Truyền thông đại chúng tiếng Anh: mass communication, theo các nhà nghiên cứu là một thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên trong Lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO) năm 1946. Thuật ngữ này ngày càng trở nên thông dụng, khi báo chí và nhất là các phương tiện phát thanh, truyền hình phát triển ngày càng mạnh mẽ và rộng rãi. Theo PGS TS.Phạm Thành Hưng, khái niệm truyền thông đại chúng được hiểu như là tổng thể các phương thức và phương tiện thông tin có lượng địa chỉ tiếp nhận lớn và công nghệ truyền phát hiện đại, tác giả cho rằng: “Truyền thông đại chúng là hoạt động truyền phát và tiếp nhận thông tin có quy mô tác động xã hội rộng rãi, đồng loạt và hiệu quả giao tiếp lớn”.
Theo PGS TS. Nguyễn Văn Dững, nhìn từ bình diện giao tiếp, người tacho rằng: Truyền thông đại chúng là kênh giao tiếp đại chúng với đặc trưng bản chất là nhiều người tham gia về những chủ đề mà họ quan tâm, với tần xuất ngày càng gia tăng. Dưới góc độ tiếp cận từ các phương tiện kỹ thuật, người ta cho rằng truyền thông đại chúng là tổ hợp các kênh truyền thông chuyển tải thông điệp tới đông đão nhân dân. Với cách tiếp cận và lý giải này, PGS TS.Nguyễn Văn Dững đưa ra một định nghĩa: “Truyền thông đại chúng có thể được hiểu là hệ thống các phương tiện truyền thông hướng tác động vào đông đão công chúng xã hội (nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vực hay cộng đồng quốc tế) nhằm thông tin, chia sẻ, lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đão nhân dân tham gia giải quyết các vấn đềkinh tế - văn hóa - xã hội đã và đang đặt ra”.
Nội dung liên quan
Vy Trọng Trang